Editor choice

Keyboard là gì? Nên chọn mua bàn phím cơ, giả cơ hay cao su

3.7/5 - (6 bình chọn)

Hiện nay, nhu cầu chơi game giải trí đã và đang tăng lên rất nhiều tại Việt Nam khi mà mà các tựa game ngày càng nhiều và mọi người cũng muốn có được những giây phút thư giãn sau khoảng thời gian học tập và làm việc mệt mỏi.

Thông thường, để có một bộ máy tính PC hoàn hảo chơi game sẽ bao gồm khá nhiều yếu tố như CPU khoẻ, Card màn hình mạnh, dung lượng Ram lớn,… Tuy nhiên, chuột và bàn phím sẽ là hai phụ kiện không kém phần quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm game.

Ở bài viết trước, mình từng có bài viết nói về cách chọn mua chọn mua chuột máy tính nào tốt mà bạn có thể tham khảo tại. Tiếp tục ở chuyên mục hướng dẫn mua hàng, bài này sẽ chia sẻ về kinh nghiệm mua bàn phím nào tốt để sử dụng cho việc học tập, chơi game.

Tìm hiểu bàn phím là gì?

mua ban phim nao tot

Bàn phím là gì?

Bàn phím có tên tiếng anh là Keyboard, đây là thiết bị quan trọng và không thể thiếu với máy tính bàn hoặc sử dụng với tablet. Hiện nay, bàn phím đã và đang phát triển với nhiều mẫu mã và tính năng khác nhau để phù hợp với các nhu cầu của người sử dụng.

Trong đó bàn phím dùng để chơi game dành cho các game thủ được nhiều hãng tập trung phát triển hơn cả bởi các game hiện nay đòi hỏi phải có một bàn phím nhạy, hổ trợ lực nẩy tốt cũng như có một con chuột hoàn hảo thì mới giúp người chơi có được trải nghiệm game tuyệt vời.

Top bàn phím văn phòng bán chạy nhất

Tương tự như chuột máy tính, bàn phím cũng sẽ có 2 loại chính là loại bàn phím có dây loại bàn phím không dây. Mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm riêng mà tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn một thiết bị phù hợp.

1. Bàn phím có dây

Loại bàn phím này sẽ thường có dây kết nối với máy tính thông qua cổng USB một cách dễ dàng mà không cần phải thiết lập gì cả, ưu điểm là hổ trợ kết nối ổn định, không độ trễ và tức nhiên là không bị giới hạn thời gian sử dụng bởi nó không dùng Pin. Bàn phím có dây thường có cấu tạo đơn giản và bền nên bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng.

Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ cảm thấy khó chịu bởi dây kết nối của nó và cũng khó di chuyển hơn so với loại không dây.

2. Bàn phím không dây

Loại này thường có tính thẩm mỹ cũng như sự tiện lợi cao bởi bạn có thể dễ dàng di chuyển đến bất kỳ đâu mà không lo tình trạng vướng víu của dây. Bàn phím không dây cũng gồm 2 dạng phổ biến, bao gồm loại gồm sử dụng sóng Sóng RF (Bàn phím sẽ đi kèm với một đầu USB Receiver) và loại sử dụng kết nối Bluetooth, bạn có thể sử dụng bàn phím hổ trợ kết nối bluetooth để sử dụng trên các thiết bị như tablet hoặc thậm chí là smartphone.

Tuy nhiên, điểm yếu của bàn phím không dây là phải dùng pin và kết nối không ổn định bằng so với loại bàn phím có dây vì vậy mà bạn cần xác định nhu cầu trước khi chọn mua loại này.

Phân loại bàn phím hiện có trên thị trường

mua ban phim nao tot

Hiện tại có 4 công nghệ bàn phím phổ biến với các cơ chế hoạt động khác nhau, bao gồm các loại trong danh sách dưới đây.

1. Bàn phím Membrance Keyboard (cao su)

Bàn phím loại này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và được ứng dụng trên nhiều thiết bị như bàn phím laptop, điện thoại và một số thiết bị có nút bấm khác như máy photocopy, lò vi sóng, máy giặt,… Công nghệ của bạn phím này có cấu tạo 3 lớp:

  • Lớp trên cùng là phím bấm cao và được in ký tự hoặc tên chức năng ở mặt trên.
  • Lớp giữa là miếng đệm được làm bằng cao su nên vì vậy mà người ta còn gọi là “bàn phím cao su (membrance)”. Chức năng chính của lớp này đó là truyền lực bấm từ lớp trên cùng xuống phía dưới đồng thời tạo ra lực đàn hồi giúp phím nảy trở lại vị trí ban đầu sau khi bấm.
  • Lớp dưới cùng là phần bảng mạch với các cảm biến bên trong, mỗi ô sẽ tương ứng với mỗi phím bấm giúp máy tính hiểu rõ những ký tự mà người sử dụng muốn đưa vào máy tính.

Bàn phím này có ưu điểm là giá thành rẻ, độ bền tương đối ổn tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những bạn có nhu cầu đánh chữ thông thường, lướt web, làm việc văn phòng,… Với các game thủ, bạn nên cân nhắc sử dụng bàn phím giả cơ hoặc bàn phím cơ tuỳ thuộc vào tài chính để có trải nghiệm game được tốt hơn.

2. Bàn phím giả cơ

Bàn phím giả cơ về cơ bản nó cấu tạo tương tự như bàn phím cao su, tuy nhiên ở mỗi hãng khác nhau sẽ có những biến tấu riêng ở lớp cao su, loại này thường được trang bị các switch với tên gọi là “rubber dome” để tăng cảm giác phản hồi thường không có ở các bàn phìm cao su.

So với loại bàn bàn cơ thật, mặc dù có giá thành rẻ tuy nhiên độ bền thấp và nếu ấn phím mạnh ở các game như Fifa Online 4,… sẽ gây cảm giác khá đau tay khi chơi trong thời gian dài từ 2 tiếng trở lên.

Hiện nay, bàn phím giả cơ cũng đã và đang là sự lựa chọn của người bạn, đặc biệt là các game thủ vì giá thành rẻ và phù hợp với những bạn không có điều kiện kinh tế nhiều cho một dàn máy chơi game.

3. Bàn phím cơ

Top bàn phím cơ bán chạy nhất

Hiện nay, công nghệ bàn phím cơ đã và đang phát triển rất mạnh mẽ bởi nhu cầu chơi game giải trí đang rất sôi động tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Khác với bàn phìm giả cơ cũng như bàn phìm cao su, mỗi phím sẽ được trang bị các switch với cấu tạo rất phức tạp với nhiều thành phần khác nhàu nhằm mang đến độ phản hồi tốt khi sử dụng. Tuy nhiên, về cơ bản thì chức năng của Switch này vẫn giống như lớp giữa của bàn phím cao su, tức nó là lớp trung gian để truyền tín hiệu từ phím bấm xuống bảng mạch bên dưới.

Bên trong của switch, thành phần quan trọng nhất đó chính là lò xo và thiết kế của mỗi hãng sản xuất. Hiện có nhiều loại switch khác nhau mang lại trải nghiệm bấm khác nhau và mỗi loại switch sẽ được đánh dẫu bằng màu sắc khác nhau ở phần tiếp xúc giúp người sử dụng có thể dễ dàng phân biệt.

Bàn phím cơ thường có độ bền cao và cho trải nghiệm chơi game hoặc gõ phím rất tuyệt vời tuy nhiên giá thành của nó thường khá cao, thường trên 1 triệu đồng.

ban phim co nao tot

Thương hiệu bàn phím cơ nào tốt hiện nay

Xem ngay...
Nên mua bàn phím cơ loại nào tốt nhất hiện nay

Nội dung của bài viết này sẽ giúp bạn biết được cấu tạo cũng nhưng công nghệ của bàn phím cơ đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, từ đó bạn sẽ dễ dàng tìm được một sản phẩm phù hợp với nhu cầu hiện tại.

4. Bàn phím Laser và Từ trường

Ngoài các loại bàn phím thường được sử dụng ở trên, chúng ta còn có 2 loại khác đó là bàn phím Laser và bàn phím Từ trường. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ có đề cập đến do chúng chưa có tính ứng dụng cao và cũng khó tìm thấy 2 loại này trên các trang bán hàng cũng như tại các cửa hàng bán đồ công nghệ.

Nên mua bàn phím loại nào phù hợp với bạn?

Hiện nay, các thương hiệu và mẫu mã bàn phím là rất đa dạng tại các cửa hàng cũng như các trang bán hàng online uy tín tại Việt Nam như Tiki, Lazada, Adayroi,… Để lựa chọn được một bàn phím ưng ý và phù hợp với nhu cầu không phải là một quyết định dễ dàng gì, tuy nhiên bạn có thể tham khảo quan điểm cá nhân của mình như sau:

Với các đối tượng là Gamer (Game thủ), việc chọn mua bàn phím cơ sẽ là sự lựa chọn tối ưu và cũng là lời khuyên của nhiều game thủ các bởi bàn phím loại này sẽ giúp bạn có được trải nghiệm game không thể tốt hơn bởi nó thường có độ chính xác cao, khả năng phản hồi tốt, có thiết kế đẹp và phù hợp với “thần thái” của một game thủ.

Khi mua bàn phím cơ, bạn cũng chú ý đến các loại switch ở mỗi bàn phím, hiện tại có 4 loại Brown, Blue, Red và Black. Red Switch và Brown Switch của hãng Cherry được mọi người đánh giá rất cao khi chơi game.

Ngoài ra, bàn phím cơ cũng là sản phẩm phù hợp với những bạn dạng như nhà văn, báo hoặc các bạn blogger vì mỗi phím có độ bền rất cao, lên đến 50 triệu lần. Hơn nữa, với độ đàn hồi tốt sẽ giúp bạn có trải nghiệm gõ tốt và nhanh hơn so với những loại khác.

Lời kết

Như vậy, bạn đã biết được những loại bàn phím hiện có trên thị trường cũng như các công nghệ khác nhau đang được trang bị trên các bàn phím rồi phải không? Hy vọng với bài viết này, sẽ giúp bạn có thể tìm và chọn được chon mình một bàn phím, một thương hiệu phù hợp với nhu cầu công việc và khả năng tài chính của bạn.

Vậy bạn đang đã từng sử dụng bàn phím của thương hiệu nào và bạn có hài lòng với sản phẩm mà mình đang sử dụng hay không? Hãy chia sẻ cùng mình thông qua bình luận dưới đây nhé!

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo