Phân vùng ổ cứng Windows 11: Đầy Đủ và An toàn

4.5/5 - (4 bình chọn)

Thông thường, bạn có thể chia ổ cứng trên máy tính thành các phân vùng riêng lẻ một cách hợp lý. Việc chia vùng ổ cứng cho phép người dùng sắp xếp và quản lý dữ liệu của mình trên nhiều ổ cứng khác nhau, tạo điều kiện cho việc lưu giữ thông tin cũng như cài đặt các hệ điều hành song song, ví dụ như Windows 11 và Windows 10 hoặc Windows với Ubuntu.

Hiện nay, trên Windows cung cấp công cụ được tích hợp sẵn có thể hổ trợ để Tạo, Thu nhỏ, Mở rộng, Định dạng hoặc thậm chí Xóa dữ liệu ổ cứng trên Windows 11. Nhưng hãy cẩn thận! Nếu không cẩn thận, bạn thể mất dữ liệu của mình mãi mãi.

Trước khi thực hiện, hãy đảm bảo rằng bạn đã sao lưu dữ liệu cần thiết vào ổ lưu trữ bên ngoài, chẳng hạn như SSD, HDD, USB, v.v. hoặc có thể tải lên 7 dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất.

Hướng dẫn truy cập vào Disk Management

Có 2 cách mà chúng ta có thể thực hiện để mở công cụ Disk Management.

disk management
Công cụ Disk Management trên Windows 11

Cách 1: Thông qua hộp thoại Run

Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Tiến hành nhập ‘diskmgmt.msc’

diskmgmt.msc
disk management

Sau đó nhấn OK hoặc Enter để mở Disk Management

Cách 2: Chuột phải vào nút Start

disk management

Bạn có thể nhấn chuột phải vào nút Start ở Windows 10 hoặc Windows 11 và chọn Disk Management. Cách này nhanh và đơn giản hơn rất nhiều.

Làm thế nào để phân vùng ổ cứng trong Windows 11?

Các bước tạo phân vùng ổ cứng

Bạn có thể tạo một phân vùng mới khi nó xuất hiện dưới dạng ‘Unallocated’. Bạn sẽ thấy phần vùng “Unallocated” khi lắp ổ cứng mới vào máy tính, xoá phân vùng hoặc chia phân vùng ra nhiều phần. Hãy tham khảo các hướng dẫn ở bên dưới.

Để tạo phân vùng mới từ “Unallocated”, chỉ cần nhấp chuột phải vào nó và chọn New Simple Volume.

disk management windows 11

Tiếp đến, chọn Next trong phần New Simple Volume Wizard

Bây giờ, hãy chọn dung lượng phù hợp cho phân vùng này hoặc để “mặc định” để lấy toàn bộ dung lượng của “Unallocated”.

Tiếp đến, gán ký tự cho phân vùng chẳng hạn như C, D, E, F,… Rồi chọn Next để tiếp tục.

disk management windows 11

Tại phần Format this volume with the following settings, hãy chọn NTFS or ReFSđặt tên cho phân vùng ở phần Volume Label. Nhấn Next

disk management windows 11

Cuối cùng, nhấn Finish để hệ thống tiến hành thực hiện thiết lập của bạn.

Các bước chia thêm phân vùng mới từ ổ cứng

Chia thêm phần vùng từ ổ cứng (Shrink a Hard Drive Partition) thường được sử dụng trong tình huống:

Bạn cần thêm một phân vùng mới để chứa dữ liệu (Video, hình ảnh hoặc Phần mềm,…) hoặc để cài thêm một hệ điều hành song song, có thể là Windows và Windows hoặc Windows và Ubuntu,…

Để thực hiện việc chia phân vùng, bạn hãy thực hiện như sau:

disk management windows 11

Tạo giao diện Disk Management, hãy chọn ổ cứng mà bạn muốn thực hiện chia phân vùng. Click chuột phải và chọn Shrink Volume…

Nhập dung lượng mà bạn muốn, đơn vị được tính bằng MB. Hãy tham khảo thông số dung lượng dưới đây:

Công thức: 1GB = 1024MB

Các dung lượng phổ biến:

  • 30GB = 30720 MB
  • 50GB = 51200 MB
  • 70GB = 71680 MB
  • 100GB = 102400 MB
disk management windows 11

Sau khi đã nhập dung lượng chia mong muốn, hãy nhấn Shrink. Bây giờ, phân vùng mới được tạo đã xuất hiện ở dạng Unallocated, hãy thực hiện các bước đã hướng dẫn ở phần đàu tiên.

Các bước để mở rộng phân vùng ổ cứng

Các bước này sẽ giúp bạn mở rộng lại các phân vùng đã chia ra trước đó thành một ổ duy nhất.

Tình huống thường gặp nhất là khi lắp thêm ổ cứng SSD gắn trong hoặc HDD vào, bạn có thêm một đĩa mới và vì vậy mà muốn gộp các ổ đĩa đã chia trước đây thành một ổ duy nhất để tăng dung lượng cho ổ cứng đĩa.

Để mở rộng phần vùng, hãy thực hiện các bước dưới đây.

Lưu ý:

  1. Phân vùng cần được mở rộng (ổ chính) phải được định dạng ở dạng NTFS hoặc ReFS.
  2. Chỉ mở rộng được 2 phần vùng liền kề nhau
  3. Ổ chính ở bên tráiổ phụ (mở rộng) bên phải
  4. Ổ phụ phải được xoá hết các dữ liệuở dạng Unallocated

Trước tiên, chúng ta cần xoá phân vùng của của phụ. Tại giao diện của Disk Management, tiến hành xoá phân vùng phụ đi bằng cách chọn chuột phải >> chọn Delete Volume.

disk management windows 11

Tiếp đến chọn YES.

disk management windows 11

Khi Delete Volume, toàn bộ dữ liệu của phần vùng này sẽ bị xoá vì vậy mà bạn nên sao lưu lại những thứ cần thiết trước khi thực hiện.

disk management windows 11

Tiến hành mở rộng cho ổ chính như sau:

Chọn chuột phải vào ổ chính, nhấn ‘Extend Volume… chọn Next

disk management windows 11

và trong Extend Volume Wizard tiếp tục nhấn Next.

disk management windows 11

Trong giây lát, toàn bộ dung lượng của ổ phụ sẽ được chuyển cho ô chính, nhấn Finish để kết thúc.

disk management windows 11

Lời kết

Đến đây, chắc có lẽ bạn đã biết được các thực hiện việc phân vùng ổ cứng trên máy tính PC/Laptop rồi phải không! Cách thực hiện với công cụ mặc định trên Windows có thể giúp bạn thực hiện nhanh việc Tạo mới, chia hoặc xoá phân vùng mà không phải cài thêm công cụ thứ ba khác, tuy nhiên nó cũng có một khuyết điểmkhông thể hoàn tác lại những gì đã thực hiện.

Ở những công cụ phân vùng thứ ba chuyên dụng, mọi thao tác với phân vùng đều được tạo ở dạng To-do lists những chưa được thực thi, điều này đồng nghĩa chúng chỉ được thực hiện sau khi bạn nhấn nút Start (Bắt đầu). Như vậy, chúng sẽ an toàn hơn rất nhiều so với việc sử dụng Disk Management trên Windows.

Mọi dữ liệu khi thực hiện từ việc phân vùng đều có nguy cơ mất vĩnh viễn vì vậy hãy cẩn trọng. Với mình, Disk Management vẫn đang được ưu tiên hơn vì đã thực hiện việc này rất nhiều lần, hơn nữa các công cụ thứ ba khác đều có phí.

Nếu như muốn sử dụng công cụ quản lý phân vùng, bạn có thể tự tạo cho mình một USB cứu hộ mà mình từng chia sẻ trong thời gian gần đây. Đây là một công cụ rất tuyệt vời dành cho việc cứu hộ máy tính PC/Laptop mà chắc chắn bạn sẽ cần trong một vài trường hợp nào đó. Khi hoàn thành, bạn có thể sử dụng Partition Guru để phân chia các phân vùng.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn và nếu như có câu hỏi hoặc góp ý nào khác dành cho bài viết thì đừng quên để lại lời bình của bạn ngay trong phần bình luận dưới đây.

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo