Nhiếp ảnh cơ bản: Hiểu về đo sáng và cách đo sáng trên máy ảnh

5/5 - (2 bình chọn)

Chào các bạn chúng ta cùng trở lại với series nhiếp ảnh căn bản, ở các bài viết trước chúng ta đã biết được các điều chỉnh Khẩu độ, Tốc độ màn trập và ISO để điều chỉnh ánh sáng của bức ảnh. Nhưng như thế nào là chuẩn thì mình chưa đề cập đến đúng không!

Không đơn giản là mắt bạn nhìn thấy nó đủ sáng thì đã chuẩn (trừ một số trường hợp người ta cố tình để ánh sáng lệch chuẩn để thể hiện ý đồ riêng). Máy ảnh có thể “nói” cho bạn biết là bức ảnh của bạn đã đủ sáng chưa, thừa hay thiếu. Thông qua một chế độ gọi là chế độ đo sáng trên máy ảnh.

Mỗi chiếc máy ảnh DSLR hiện đại đều có một chế độ gọi là chế độ đo sáng. Biết được như thế nào gọi là đo sáng và mỗi chế độ đo sáng hoạt động như thế nào thật sự rất quan trọng trong nhiếp ảnh, bởi vì nó giúp các nhiếp ảnh gia kiểm soát được ánh sáng một cách dễ dàng hơn và chụp được những bức ảnh tốt hơn ở những điều kiện ánh sáng không thuận lợi.

Chế độ do sáng trong menu

Chế độ do sáng trong menu

Những ngày đầu bắt đầu tập tành với chụp ảnh với chiếc Canon 700D của mình, những bức ảnh mà mình chụp ra đa số hoặc là sẽ quá sáng hoặc là sẽ quá tối. Mình cũng có tìm hiểu nhưng không có cách nào để sửa được, cho đến một ngày mình đọc được một bài viết về đo sáng.

Trong bài viết về chế độ đo sáng này, mình sẽ giải thích về đo sáng trong máy ảnh là gì và cách nó hoạt động cũng như cách bạn có thể sử dụng nó trong nhiếp ảnh.

Đo sáng máy ảnh là gì?

Minh xin phép được phân biệt sự đo sáng ở đây so với sự đo sáng (hay cân bằng sáng) trong các bài viết trước của mình về Khẩu độ, Tốc độ cũng như ISO – 3 yếu tố tạo nên sự cân bằng sáng cho bức ảnh.

Đo sáng máy ảnh là cách mà chiếc máy ảnh của bạn sẽ đưa ra lời khuyên để bạn quyết định tốc độ chụp và khẩu độ như thế nào là chuẩn xác, dựa vào lượng ánh sáng đi vào cảm biến vào ISO chứ nó không trực tiếp điều chỉnh các yếu tố đó.

Trở lại với nhiếp ảnh vào thời kỳ trước, máy ảnh là thiết bị mình không biết phải gọi nó như thế nào nhưng đại loại nó là một chiếc cảm biển để đo số lượng và mật độ của ảnh sáng (cái cảm biến này sẽ đo và hiển thị lên màn hình LCD để chúng ta xem trước lượng ánh sáng trong khung hình).

Các nhiếp ảnh gia phải thao tác thủ công công việc này để quyết định lượng ánh sáng. Rõ ràng, bởi vì việc này được làm trên các tấm film, nên họ không được nhìn thấy kết quả ngay lập tức, việc chụp ảnh bị hỏng là việc không phải hiếm đối với những người chưa có kinh nghiệm.

Ngày nay, chiếc máy ảnh DSLR nào cũng có một thành phần đo sáng tự động và phản ảnh lại trên màn hình và nó sẽ tối ưu hóa ánh sáng đi vào theo từng chế độ khác nhau. Đa số các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay có các chế độ đo sáng sau:

  1. Chế độ đo sáng toàn cục ( Matrix Metering trên Nikon và Evualative Metering trên Canon)
  2. Chế độ đo sáng trung tâm (Center-weighted Metering)
  3. Chế độ đo sáng điểm (Spot Metering).

Một số dòng máy của Canon còn có thêm chế độ đo sáng thành phần.

Các chế độ đo sáng

Các chế độ đo sáng

Trên một vài dòng máy Canon EOS còn có thên độ Đo sáng cục bộ (Partial Metering) như trên chiếc Canon 700D của mình chẳng hạn, thật ra chế độ này hoạt động tương tựng như chế độ đo sáng điểm, nhưng phạm vi đo của nó rộng hơn (chiếm khoảng 8% trong kính ngắm).

Bạn có thể thấy được sự đo sáng của máy ảnh khi bạn chuyển sang chế độ sử dụng chỉnh tay (Manual), nhìn vào bên trong ống ngắm bạn sẽ thấy một thanh ở phía dưới giống như một thanh thước kẻ với một thanh nhỏ di chuyển sang trái và sang phải, với giá trị 0 ở giữa, như hình bên dưới đây. (Ở những chế độ khác nút nhỏ này sẽ đứng yên không di chuyển sang phải và sang trái đâu nhé).

Sorry, but you didn’t provide any text to rephrase.

Khi trên màn hình LCD

Thanh đo sáng trên màn hình LCD

Thanh đo sáng trên màn hình LCD

  • Nếu bạn đặt khung ảnh ở vùng quá thừa sáng, nút nhỏ sẽ di chuyển sang vùng dương (bên có dấu + của thanh đo), khi đó máy chỉ ra rằng có quá nhiều ánh sáng với chế những thiết lập cân bằng sáng hiện tại của máy.
  • Nếu bạn ngắm khung hình đến vùng quá tối, khi đó nút nhỏ của thanh đo sẽ di chuyển đến vùng âm (bên có dấu – của thanh đo), khi máy chỉ ra rằng bức ảnh của bạn đang thiếu sáng.

Bạn nên tăng hoặc giản tốc độ chụp hoặc khẩu độ để đưa nút này trở về vị trí 0, lúc này sẽ tối ưu được ánh sáng đi vào, tùy vào chế độ đo sáng mà bạn lựa chọn.

Bạn chỉ có thể quan sát sự đo sáng của máy khi để máy ở chế độ M, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nó chỉ hữu ích ở chế độ M, khi bạn chọn các chế độ chụp khác ví dụ như Ưu tiên khẩu độ (A, Av) hoặc Ưu tiên tốc độ chụp, chiếc máy ảnh tự động điều chỉnh các thông số còn lại dựa vào sự đo sáng này của máy (sáng tỏ rồi nhé, cho những bạn không biết máy ảnh nó auto kiểu gì).

Vấn đề với đo sáng

Sự đo sáng trên máy ảnh sẽ hoạt động tốt khi tương phản thấp hay là khung cảnh với ánh sáng không quá chênh lệch nhau. Tuy nhiên, vấn đề sẽ phức tạp hơn nhiều, đó sẽ là một vấn đề và thử thách đối với việc đo sáng khi quyết định được đâu là sự cân bằng, khi tương phản mạnh hay các vật thể với các mức độ ánh sáng khác nào và dày đặc.

Ví dụ

Khi bạn chụp một bức ảnh bầu trời xanh không mâymặt trời trong khung ảnh, bức ảnh gần như chắc chắc sẽ đo sáng chính xác, bởi vì trong bức ảnh chỉ có một mức ánh sáng của bầu trời.

Công việc sẽ khó khăn hơn một chút khi bạn thêm vào khung ảnh một ít mây – việc đo sáng bây giờ sẽ cần phải ước lượng độ sáng của các đám mây để chống lại việc độ sáng của bầu trời bị chênh lệnh nhiều và phải cố gắng tối ưu hóa việc đo sáng. Và kết quả là, máy ảnh sẽ tăng ánh sáng của bầu trời lên một ít để đủ sáng so với các đám mây trắng – nếu không, các đám mây sẽ trông quá trắng như là bị cháy sáng vậy.

Ảnh tương phản cao.

Ảnh tương phản cao.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi một ngọn núi xuất hiện trong khung ảnh? Bây giờ chế độ đo sáng của máy ảnh sẽ thấy có một vật thể lớn mà nó lại tối om (so với mây và trời), khi đó nó sẽ cố giải quyết vấn đề bằng cách nhìn vào các vật thể với ánh sáng vừa phải, và gần như đó là ngọn núi và điều chỉnh vùng nào tối thì tăng sáng và vùng nào sáng thì hạ sáng xuống.

Mặc định chế độ đo sáng của máy ảnh sẽ xem xét ánh sáng dựa trên toàn bộ khung hình và cố gắng cân bằng lại ánh sáng bằng cách điều chỉnh ánh sáng ở các vùng tối và vùng sáng.

Chế độ đo sáng toàn cục – Matrix/Evaluative Metering

Chế độ đo sáng toàn cục là chế độ mặc định trong hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số ngày nay. Nó hoạt động tương tự như ví dụ mình đã đưa ra ở trên bằng cách đo sáng dựa trên toàn bộ khung hình, chia khung hình thành những vùng khác nhau chọn vùng trung tính sau đó điều chỉnh các vừng sáng và tối lại dựa vào ánh sáng và dựa vào điểm lấy nét.

Sau khi đọc thông tin từ tất cả các vùng chia, hệ thống đo sáng sẽ nhìn vào điểm mà bạn lấy nét trong khung ảnh và đánh dấu vùng này quan trọng hơn các vùng khac. Có nhiều giá trị được sử dụng trong thuật toán cân bằng, và nó khác nhau đối với các nhà sản xuất khác nhau.

Nikon là một ví dụ, ngoài những điều nói trên thì nhà sản xuất này còn so sánh với dữ liệu trong cơ sở dữ liệu hàng ngàn bức ảnh để tính toán đo sáng cho bức ảnh.

Ảnh chụp với chế độ đo sáng toàn cục

Ảnh chụp với chế độ đo sáng toàn cục

Bạn có thể sử dụng chế độ này cho hầu hết các mục đích chụp trong nhiều trường hợp, vì nó thường làm rất tốt việc đo sáng. Mình cũng thường để máy ở chế độ đo sáng toàn cục cho hầu hết các trường hợp cần thiết, bao gồm cả ảnh chân dung và ảnh phong cảnh.

Đo sáng trung tâm

Sử dụng toàn bộ khung ảnh để đo sáng cho cả bức ảnh đôi khi không phải lúc nào cũng là giải pháp tối ưu. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cố gắng chụp một bức ảnh theo phong cách Headshot (chụp ngang vai) một người với mặt trời phía đằng sau?

Lúc này chế độ đo sáng trung tâm sẽ trở nên hữu dụng. Đo sáng trung tâm tính toán lượng ánh sáng ở phía giữa của khung ảnh và xung quanh điểm trung tâm, lúc này nó sẽ không quan tâm đến ánh sáng ở các góc. So với chế độ đo sáng toàn cục, đo sáng trung tâm không tập trung ưu tiên vào điểm bạn lấy nét mà chỉ chú trọng đến vùng trung tâm của bức ảnh.

Ảnh chụp với chế độ đo sáng trung tâm

Ảnh chụp với chế độ đo sáng trung tâm

Hãy sự dụng chế độ này khi bạn cần máy chú trọng ưu tiên vào vùng ở giữa khung hình, nó sẽ làm việc rất tốt đối với những bức ảnh chụp kiểu gần (close-up) và chụp những vật thể lớn nằm ở ngay giữa khung hình.

Ví dụ

Nếu bạn chụp một bức ảnh kiểu headshot một người với mặt trời ở phía đằng sau, khi đó chế độ này sẽ giúp cho khuôn mặt được nhấn mạnh và vùng khuôn mặt sẽ không bị thiếu sáng, mặc kệ những vùng khác có thể bị cháy sáng, vùng trung tâm sẽ đủ sáng.

Chế độ lấy nét điểm

Chế độ lấy nét điểm chỉ tính toán đến ánh sáng xung quanh vùng mà bạn chọn và sẽ không quan tâm đếm những vùng khác. Nó ước lượng dựa một vùng đơn (bằng vùng bạn chọn) và chỉ tính toán tại vùng đó.

Bản thân mình hay sử dụng chế độ này cho việc chụp chim cò, vì chủ thể gần như chỉ chiếm một vùng nhỏ trong khung hình và mình cần đảm bảo rằng chủ thể đã đủ sáng, trong khi phần nền (background) có thể hơi sáng hoặc tối một tí cũng không sao.

Ánh sáng được ước lượng tại điểm mình chỉ định, nên mình có thể đo sáng chính xác vào chú chim đó, thậm chí khi chú chim đó nằm ở góc của khung ảnh đi chăng nửa. Mình cũng vận dụng kiểu đo sáng này để chụp một số kiểu chân dung, khi mà chủ thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong bức ảnh.

Tốt nhất lúc đó sử dụng chế độ đo sáng điểm sẽ phù hợp hơn hết, khi chủ thể mà bạn định chụp chỉ chiếm một không gian nhỏ trong khung ảnh của bạn, với chế đô chụp đo sáng toàn khung thì gần như chủ thể sẽ bị đo sáng không chính xác có thể sáng hoặc tối hơn.

Ví dụ như chụp người với mặt trời đằng sau chẳng hạn, người ta vận dụng điều này để chụp thể loại ảnh gọi là silhouette, như thế này.

Ảnh chụp theo phong cách silhouette

Ảnh chụp theo phong cách silhouette

Một trường hợp điển hình khác để sử dụng chế độ đo sáng điểm đó là khi chụp mặt trăng. Trừ khi bạn nào trang bị được những quả lens khủng có thể zoom to đến nổi mặt trăng chiếm gần hết khung ảnh thì trong đa số trường hợp mặt trăng sẽ chỉ chiếm một phần nhỏ trong khung hình và bầu trời thì gần như hoàn toàn tối om.

Lúc này tốt nhất là sử dụng chế độ đo sáng điểm – bằng cách này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào vùng có mặt trăng mà không quan tâm đến các vùng khác, khi đó chủ thể của bạn sẽ đủ sáng.

Ảnh chụp với chế độ đo sáng điểm

Ảnh chụp với chế độ đo sáng điểm

Một số dòng máy ảnh DSLR cao cấp như 1D/1Ds còn được trang bị tính năng đo sáng đa điểm, về cơ bản nó sẽ cho phép bạn đo sáng ở nhiều điểm khác nhau và tính toán để đưa ra giá trị đo sáng hợp lý.

Thay đổi chế độ đo sáng trên máy như thế nào

Thật không may là đối với từng hãng khác nhau thì sẽ có cách thay đổi khác nhau, không chỉ hãng mà còn đối với các dòng khác nhau cũng khác nhau. Trên Nikon D5500 chẳng hạn, nó sẽ được thay đổi trong Menu cài đặt (hoặc thông qua nút info), trên Canon 700D của mình thì có thể điều chỉnh bằng nút Q trên khi đang sử dụng màn hình LCD và trực tiếp trên màn hình cảm ứng nếu sử dụng chế độ chụp qua Viewfinder.

Nút vào menu tùy chỉnh Metering mode trên Canon 700D

Nút vào menu tùy chỉnh Metering mode trên Canon 700D

Trên một số dòng máy cao cấp như Nikon D810 hay Nikon D5, có một nút bấm riêng biệt ở phía trên để thay đổi chế độ lấy nét. Thay đổi đo sáng trên Canon cũng vậy, khác nhau đối với các dòng khác nhau nhưng đa số có thể chỉnh trong menu hoặc thông qua nút Cài đặt, với một số dòng máy thì sẽ có một nút bấm ở phía trên gần màn hình LCD.

Một số điều thú vị về đo sáng

Liên quan đến đo sáng mình xin giới thiệu đến với các bạn một thể loại ảnh đó là ảnh HDR ( High Dyamic Range – dãy nhạy sáng cao được hiểu là kỹ thuật mở rộng dãy tương phản), đây là một thể loại ảnh loại bỏ những tác động của sự tương phản vẫn giữ được những chi tiết ở vùng sáng và vùng tối. Với thể loại ảnh này bạn sẽ giữ được nhiều cho tiết nhất có thể do gần như vùng nào trong bức ảnh cũng đủ sáng.

Thật ra để có được một bức ảnh HDR, ta cần nhiều bức ảnh với cùng một góc chụp sau đó phải dùng đến công cụ hỗ trợ để hợp nhất các bức ảnh này với nhau khi đó những vùng nào bị cháy sáng ở bức ảnh này người ta sẽ bù nó với phần của một bức ảnh đủ sáng, những bức ảnh này thường có độ sáng khác nhau, mỗi bức sẽ đủ sáng ở những vùng khác nhau do vậy khi hợp nhất lại sẽ cho ra 1 bức ảnh gần như đủ sáng toàn khung hình.

Người ta thường áp dụng kỹ thuật này cho ảnh phong cảnh. Ngày nay điện thoại đa số đều có thể chụp được HDR và chỉ cần đưa lên và chụp một số điện thoại thậm chí còn làm việc này rất ấn tượng, bắt kịp xu hướng đó các hãng sản xuất cũng đã dần đưa tính năng này vào cho chiếc máy ảnh của mình (Fuji dường như làm việc này rất tốt, ảnh HDR của Fuji rất chất.

Ảnh HDR

Ảnh HDR

Lời kết                                                

Trên đây là bài viết của mình đo sáng và các chế độ đo sáng trên máy ảnh. Sau các yếu tố trong tam giác đo sáng thì bạn phải nắm rõ được đo sángchế độ đo sáng trên máy ảnh, đi đúng quy trình bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn.

Khoan hãy nói đến chụp đẹp vì nó phụ thuộc vào bố cục, màu sắc và ý đồ, ý nghĩa của bức ảnh. Muốn chụp đẹp hãy chụp chuẩn trước đã, bức ảnh cho ra đủ sáng và sắc nét. Mình tin là nếu bạn đã đọc kĩ và nắm rõ những điều mình đã nói cho đến bài viết này cộng với việc thực hành chăm chỉ, việc chụp ra một bức ảnh chuẩn ánh sáng là sắc nét là điều không quá khó.

Tạm thời về phần máy ảnh mình sẽ dừng lại ở đây, ở bài viết sau mình sẽ viết về ống kính – tiêu cự ống kính, để bạn chọn được một chiếc lens phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân. Cùng đón đọc nhé! Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết!

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo