Tư vấn mua mainboard nào tốt nhất để build PC chơi game

5/5 - (1 bình chọn)

Chúng ta sẽ tiếp tục loạt bài viết về xây dựng PC, và hôm nay chúng ta sẽ tập trung vào việc lựa chọn một phần thiết yếu của một chiếc máy tính, đó là Mainboard – một trong những linh kiện không thể thiếu khi lắp ráp một chiếc PC.

Chơi game PC là sở thích đồng thời cũng là nghề kiếm tiền của nhiều người, nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện kinh tế để có được 1 dàn PC “xịn xò”. Với mong muốn có được dàn PC vừa rẻ vừa khỏe để có thể chiến những tựa game yêu thích, tự Build PC là sự lựa chọn mà nhiều bạn trẻ ngày nay đang hướng tới.

Trong hệ thống PC, mainboard đóng vai trò là nền tảng và cực kỳ quan trọngđược coi là xương sống, là nơi giao tiếp của các linh kiện và giúp chúng hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, rất nhiều bạn chưa biết chọn mainboard như thế nào cho phù hợp? Cùng giải quyết vấn đề đó bằng bài viết dưới đây của mình.

Top sản phẩm bán chạy nhất

Bo mạch chủ là gì?

Bo mạch chủ là một bảng mạch được ví như xương sống của thiết bị điện tử cho phép nhiều loại linh kiện giao tiếp với nhau bằng việc cung cấp các cổng kết nối khác nhau cho các thành phần như bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ xử lý đồ họa (GPU), bộ nhớ RAM, và ổ cứng lưu trữ dữ liệu.

Hầu hết các thiết bị điện tử được sản xuất ngày nay, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và máy tính để bàn đều sử dụng bo mạch chủ làm thành phần chính, nhưng loại bạn chỉ có thể thay thế, nâng cấp hay mua rời những sản phẩm được sản xuất cho PC.

Mainboard gaming

Nhìn vào bo mạch chủ từ trên xuống, bạn sẽ thấy một tập hợp các mạch, bóng bán dẫn, tụ điện, đầu nối, tản nhiệt, và nhiều thứ khác kết hợp với tín hiệu định tuyến và nguồn điện trên PC và khe cắm cho phép bạn kết nối tất cả thành phần cần thiết. Đây là một sản phẩm phức tạp với nhiều chi tiết kỹ thuật nằm ngoài phạm vi hiểu biết của mình. Tuy nhiên, một số thành phần rất quan trọng đối với quyết định mua hàng của bạn và mình sẽ lưu ý với các bạn.

Cấu tạo mainboard cơ bản

Khi bạn quyết định chọn mua bo mạch chủ, hãy luôn phải lưu ý rằng nó đáp ứng nhu cầu của bạn cả hiện tại và sau này (ít nhất là 2 năm). Nếu bạn quyết định sẽ không bao giờ muốn nâng cấp PC của mình ngoài cấu hình ban đầu, thì bạn có thể chọn một bo mạch chủ cung cấp chính xác những gì bạn cần để sử dụng. Nhưng nếu bạn có ý định tăng sức mạnh cấu hình PC của mình sau này, thì bạn sẽ phải đảm bảo rằng bo mạch chủ của bạn phải luôn sẵn sàng làm việc với những linh kiện mạnh mẽ hơn.

Những lưu ý khi mua mainboard bạn cần biết

1. Tương thích CPU

Có lẽ quyết định đầu tiên được đưa ra là CPU nào bạn muốn đóng vai trò là bộ não của PC, có nghĩa là lựa chọn giữa hai công ty: Intel và AMD. Cả hai đều cung cấp CPU đủ tốt để duyệt web, làm đồ họa và chơi game nhẹ cho đến các game đòi hỏi cấu hình mạnh mẽ với nhưng dòng sản phẩm liên tục được cải tiến. Khi bạn đã quyết định CPU nào phù hợp nhất với mình, thì bạn sẽ cần chọn một bo mạch chủ với socket và chipset phù hợp .

2. Socket và Chipset

Về cơ bản, socket là nơi mà thông qua đó CPU được kết nối vào bo mạch chủ, chipset quyết định sự tương thích phần cứng (chẳng hạn như CPU hay RAM mà bạn có thể gắn trên bo mạch chủ), các tùy chọn mở rộng (bạn có thể gắn bao nhiêu thiết bị qua cổng PCI) và khả năng ép xung (OC).

Khi bạn thực hiện nghiên cứu lựa chọn bo mạch chủ, hãy đảm bảo rằng mọi linh kiện bạn muốn đều được hỗ trợ.

3. Kích thước và hỗ trợ

Bo mạch chủ có nhiều kích cỡ khác nhau, nghĩa là bạn có thể linh hoạt trong việc xây dựng PC để phù hợp với mình. Nếu bạn có nhiều không gian trong phòng thì bạn có thể sử dụng case kích thước đầy đủ đồng nghĩa với việc có thể sử dụng main lớn và ngược lại. Kích thước quyết định các thành phần mà mainboard có thể hỗ trợ. Đừng quên chọn case PC hỗ trợ việc lắp ráp vừa vặn bo mạch chủ của bạn vì không phải tất cả chúng đều tương thích với nhau.

Sau đây là một số loại mainboard phổ biến và thông số kỹ thuật:

Mini-ITX MicroATX ATX
Kích thước 229 x 191 mm 243 x 243 inch 305 x 243 mm
Khe mở rộng 1 4 7
RAM DIMM DIMM DIMM
Khe cắm RAM 2 Up to 4 Up to 8
GPU Up to 1 Up to 3 Up to 4
Cổng SATA Up to 6 Up to 8 Up to 12

Chọn main tương ứng kích thước PC bạn muốn xây dựng, cấu hình bạn muốn xây dựng hiện tại và trong tương lai, sau đó chọn kích thước bo mạch chủ phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

4. Tùy chọn mở rộng bo mạch chủ

Bo mạch chủ có thể kết nối nhiều loại linh kiện ngoài CPU, bao gồm card đồ họa, card âm thanh, card mạng, thiết bị lưu trữ và kết nối, và một loạt các thiết bị khác. Đã có nhiều loại cổng mở rộng trong những năm qua, nhưng may mắn là mọi thứ đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Ngày nay, chủ yếu bạn sẽ quan tâm đến các cổng Peripheral Component Interconnect Express (PCIe), một số bo mạch chủ có thể bao gồm các khe cắm PCI cho các thiết bị cũ.

PCIe là cổng quan trọng nhất vì ở đó bạn sẽ sử dụng để kết nối hầu hết các thành phần hiện nay. Có bốn kích cỡ khe cắm PCIe là x1, x4, x8 và x16, với x4 và x16 là phổ biến nhất. Bo mạch chủ khác nhau có thể khác nhau về số lượng khe cắm và cả về vị trí của chúng. Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ các vị trí và có đủ không gian để phù hợp với tất cả các linh kiện cần thiết của bạn.

5. Hỗ trợ GPU

Bạn sẽ phải tìm hiểu GPU nào có thể kết nối với bo mạch chủ của mình và có bao nhiêu GPU mà bo mạch chủ của bạn có thể hỗ trợ. Ngày nay, hầu hết các GPU kết nối thông qua các khe cắm PCIe 3.0 trở lên và hầu hết sử dụng các khe cắm PCIe x16, kiểm tra thêm chiều rộng có sẵn cho từng khe PCIe và chiều rộng của hai khe.

Do đó, khi chọn bo mạch chủ của bạn, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng nó cung cấp đúng loại khe cắm PCIe. Điều đó có nghĩa là kiểm tra các thông số kỹ thuật của GPU một cách cẩn thận và so sánh chúng với các thông số kỹ thuật của bo mạch chủ.

Nếu bạn muốn kết nối hai hoặc nhiều GPU, với tùy chọn SLI của NVIDIA và Crossfire của AMD, thì bạn sẽ cần hai khe cắm PCIe có sẵn với bo mạch chủ tương thích. Một lưu ý nữa là hải đảm bảo chọn nguồn cung cấp năng lượng có thể đáp ứng nhu cầu của GPU cũng như các thành phần còn lại.

Kinh nghiệm chọn mua GPU để chơi game hoặc làm đồ họa
Kinh nghiệm chọn mua GPU để chơi game hoặc làm đồ họa

6. RAM

RAM ngày nay gắn vào bo mạch chủ thông qua một khe hình chữ nhật được đặt tên cho loại RAM được sử dụng ngày nay: the dual in-line memory module (DIMM – bộ nhớ song song). Số lượng khe DIMM trong bo mạch chủ xác định bạn có thể gắn bao nhiêu RAM và nó thường thay đổi từ 2 đến 8 khe. Bạn có thể thêm một mô-đun RAM cùng một lúc, nhưng bạn sẽ có hiệu suất tốt nhất khi bạn cài đặt RAM theo cặp tương ứng.

Khi bạn chọn bo mạch chủ của mình, hãy chắc chắn rằng nó có đủ khe cắm, có thể hỗ trợ dung lượng RAM mà bạn dự định định cấu hình đồng thời có thể hỗ trợ RAM nhanh nhất mà bạn muốn mua.

7. Lưu trữ

Có một vài tùy chọn kết nối ổ cứng lưu trữ chính mà bạn sẽ cần xem xét khi mua bo mạch chủ, bao gồm loại ổ cứng (SSD hay HDD) và số lượng có thể thêm vào cho PC, có thể là ổ cứng lưu trữ trong hay ổ cứng rời.

Dù bạn chọn lưu trữ nào, đảm bảo rằng bo mạch chủ của bạn hỗ trợ nhu cầu của bạn trong hiện tại và tương lai. Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ các thông số kỹ thuật của bo mạch chủ để đảm bảo nó có thể đáp ứng tất cả dung lượng từ các ổ cứng lưu trữ mà bạn muốn.

Kinh nghiệm chọn mua ổ cứng SSD nào tốt nhất hiện nay
Kinh nghiệm chọn mua ổ cứng SSD nào tốt nhất hiện nay

8. Kết nối

Mình đã đề cập đến một số cách khác nhau để kết nối các thành phần với bo mạch chủ, bao gồm khe PCIe, khe DIMM và kết nối ổ cứng lưu trữ. Ngoài ra, một số kết nối được đặt trực tiếp trên bo mạch chủ và bên trong case ở mặt trước, mặt trên, mặt bên hoặc mặt sau như jack tai nghe, USB, HDMI,… và nhiều thiết bị độc quyền dành riêng cho nhà sản xuất. Không phải tất cả các bo mạch chủ đều có tất cả các kết nối này và bạn cũng có tìm thấy một số kết nối khác. Điều quan trọng là đảm bảo rằng sự lựa chọn bo mạch chủ có tất cả các kết nối mà bạn cần.

9. Nhà sản xuất

Bây giờ bạn đã xác định được loại bo mạch chủ nào bạn sẽ cần để biuld PC của mình, tiếp theo là cần quan tâm đến nhà sản xuất. Một số công ty tập trung vào việc cung cấp bo mạch chủ nhắm đến các game thủ, với nhiều không gian để thêm GPU và với hệ thống đèn LED, trong khi những công ty khác tập trung vào các hệ thống chính hơn. Một số nhà sản xuất bo mạch chủ nổi tiếng nhất là ASUS, Gigabyte, MSI và ASRock.

Sản phẩm đề xuất

Khi lựa chọn mainboard cho build PC, hãy tận dụng 10 – 15% tổng ngân sách bạn có.

Mainboard ASRock B365M Phantom Gaming 4

Ở tầm giá này, sản phẩm được trang bị đầy đủ mọi thứ cần thiết để tạo ra PC chơi game hiện đại. Chất lượng hoàn thiện rất tốt, tương tự như những gì được tìm thấy trên các bo mạch chủ đắt tiền hơn, chẳng hạn như ASRock Z390. B365M Phantom Gaming 4 là bo mạch chủ mATX khá tốt cho CPU LGA1151.

Hệ thống VRM phù hợp với bo mạch chủ đang sử dụng chipset Intel B365. CPU TDP thấp sẽ hoạt động tốt với bo mạch chủ này. Các tính năng được cung cấp rất hữu ích và làm cho B365M Phantom Gaming 4 trở thành một sản phẩm tốt trong tầm giá. Có hai Ổ cắm Ultra M.2 và ổ cắm thứ ba, trên thực tế là ổ cắm E-key, dành riêng cho card mạng Wi-Fi cùng với đó là nhiều cổng RGB được tích hợp.

Nếu bạn đang muốn bo mạch chủ mATX cho build PC sử dụng CPU Core thế hệ thứ 8 hoặc 9, hãy lựa chọn B365M Phantom Gaming 4.

Mainboard ASRock B365M Phantom Gaming 4

Thông số kỹ thuật

Socket LGA1151v2
Hỗ trợ CPU Supports 9th and 8th Gen Intel® Core™ processors (Socket 1151)
Chipset Intel B365
Hỗ trợ RAM Dual Channel, 4 x DDR4 DIMM. Supports DDR4 2666 / 2400 / 2133 non-ECC. Max 64Gb.
Cạc đồ họa VGA onboard
Âm thanh .1 CH HD Audio with Content Protection (Realtek ALC1200 Audio Codec)
Cạc mạng Giga PHY Intel® I219V
Khe cắm trong 2 x PCI Express 3.0 x16 Slots, 2 x PCI Express 3.0 x1 Slot, 6 x SATA3, 2 x Ultra M.2. Support RAID 0, 1, 5, 10.
Cổng giao tiếp ngoài 1 x PS/2 Mouse/Keyboard, 1 x HDMI, 1 x DisplayPort 1.2, 1 x Optical SPDIF Out, 2 x USB 2.0, 1 x USB 3.1 Gen2 Type-A, 1 x USB 3.1 Gen2 Type-C, 4 x USB 3.1
Kích thước M-ATX
Tính năng khác AMD Quad CrossFireX. ASRock Polychrom RGB. Intel® Optane™ Memory Ready. INTEL ETHERNET Stable & Reliable.
Phụ kiện kèm theo Sách, đĩa, cáp SATA, …

Mainboard MSI MPG X570 Gaming Plus (AMD)

Tốc độ lớn với MSI Lightning Gen 4 PCI-E, phù hợp với các linh kiện PCI-E 4.0 cực nhanh và tận hưởng băng thông truyền tải một chiều lên đến 64GB / giây. Khi nói đến dòng bo mạch chủ hiệu suất cao thì việc kiểm soát nhiệt là điều cần thiết, với Chipset X570, với kết nối PCI-E Gen4, được làm mát tích cực để duy trì băng thông dữ liệu lớn.

Với M.2 shield frozr tăng cường tản nhiệt của bo mạch chủ trên SSD M.2 để ngăn chặn sự tăng nhiệt quá mức cho phép và duy trì hiệu suất tối đa. Giống như một card âm thanh chuyên dụng, Audio Boost 4 với Nahimic cung cấp bộ xử lý âm thanh HD, bộ khuếch đại chuyên dụng và tụ âm thanh chất lượng cao, tất cả được cách ly vật lý với phần còn lại của mạch bo mạch chủ để đảm bảo tín hiệu âm thanh tinh khiết nhất, với game thủ, điều này cho phép xác định vị trí kẻ thù với độ chính xác cao.

Mainboard MSI MPG X570 Gaming Plus

Thông số kỹ thuật

CPU hỗ trợ AMD
Chipset X570
RAM hỗ trợ 4 xDIMM SLOTS, support up to 128GB
Khe cắm mở rộng 1 x PCI-E X16,1 x PCI-E X4,3 x PCI-E X1
Ổ cứng hỗ trợ  6 x SATAIII, 2 x M.2 SLOT
Cổng kết nối 4(Gen1, Type A) x USB 3.2 PORTS (FRONT) 4(Gen1, Type A), 1(Gen2, Type A), 1(Gen2, Type C) x USB 3.2 PORTS (REAR) 4 x USB 2.0 PORTS (FRONT) 2 x USB 2.0 PORTS (REAR) 1 x SERIAL PORTS(FRONT) 1 x HDMI
LAN / Wireless 1x Realtek® 8111H Gigabit LAN Controller
Kích cỡ ATX

Mainboard GIGABYTE Z390 AORUS Ultra (SK1151)

Bo mạch chủ Gigabyte Z390 Designare được tối ưu hóa cho các máy trạm, render video, cũng như những game thủ. Với thiết kế đơn giản, bo mạch chủ cung cấp các thành phần có độ bền cao, kết nối tuyệt vời, cũng như làm mát vượt trội. Một trong những điều phải nhấn mạnh ở đây là sự kết hợp của đầu nối Thunderbolt 3.

Điều này cho phép kết nối các card đồ họa rời và thiết bị lưu trữ bên ngoài với hiệu suất cao đồng thời được kết hợp với hai kết nối Gigabit LAN và kết nối Wi-Fi. Z390 Designare từ Gigabyte là bo mạch chủ tuyệt vời cho người render video. Nó làm giảm đáng kể thời gian chờ trong khi xuất video và nó cũng đi kèm với ba khe cắm PCIe x 16.

Sản phẩm được hỗ trợ công nghệ NVIDIA SLITM 2 chiều, NVI Quad-GPU SLI, cũng như các công nghệ AMD Cross-Fire. Cùng với đó, bo mạch chủ có thể sử dụng nhiều RAM hoặc card đồ họa để nâng cao năng suất.

Mainboard GIGABYTE Z390 AORUS Ultra (SK1151)

Thông số kỹ thuật

Kích thước ATX
Socket LGA 1151-v2
Chipset Z390
Khe RAM tối đa 4 khe
Hỗ trợ bộ nhớ tối đa 64G
Bus RAM hỗ trợ 2133MHz ; 2400MHz ; 2666MHz ; 2800MHz ; 3000MHz ; 3200MHz ; 3300MHz ; 3333MHz ; 3400MHz ; 3466MHz ; 3600MHz ; 3666MHz ; 3733MHz ; 3800MHz ; 3866MHz ; 4000MHz ; 4133MHz ; 4266MHz
Lưu trữ 2 x M.2 SATA/NVMe ; 6 x SATA 3 6Gb/s
Kiểu RAM hỗ trợ DDR4
Kiểu khe M.2 hỗ trợ M.2 SATA/NVMe
Cổng xuất hình 1 x HDMI
Khe PCI – 1 x PCIe 3.0 x16
– 1 x PCIe 3.0 x8
– 1 x PCIe 3.0 x4
– 2 x PCIe 3.0 x1
Multi-GPU AMD CrossFire ; NVIDIA SLI
Đèn LED RGB
Số cổng USB – 3 x USB Type-C
– 4 x USB 3.1 (tối đa 8)
– 2 x USB 2.0 (tối đa 4)
LAN 1 x LAN 1 Gb/s
Kết nối không dây Bluetooth 5.0
Âm thanh Realtek® ALC1220-VB codec 7.1-channel

Mainboard ASUS ROG CROSSHAIR VIII HERO

Là một bo mạch chủ được thiết kế để ép xung và chơi game, bo mạch này có thiết kế mạnh mẽ cùng với việc sử dụng Power Stage IR3555, đây là loại IR3550 thế hệ thứ hai, là loại PowIR nổi tiếng từ International Rectifier cung cấp 60A mỗi con. Mạch điều tiết công suất đi kèm với hai tản nhiệt lớn được nối với nhau bằng ống tản nhiệt kim loại. Chipset của bo mạch chủ cũng được làm mát liên tục bởi một tản nhiệt mà theo Asus có tuổi thọ tới 60.000 giờ.

Cùng với phần cứng tản nhiệt, Asus trang bị cho bo mạch này một loạt các tính năng ép xung đi kèm với một trong những card mạng Wi-Fi 6 AX200 của Intel. Nó có thể truyền dữ liệu lên tới 2.4Gbps và hỗ trợ các tính năng cho chuẩn không dây 802.11ax mới. Bo mạch hỗ trợ tối đa 128GB RAM DDR4 thoải mái cho việc nâng cấp.

Mainboard ASUS ROG CROSSHAIR VIII HERO

Phần mềm hộ trợ của sản phẩm là AI Suite 3, một phần mềm duy nhất cung cấp nhiều chức năng bao gồm kiểm soát năng lượng và tối ưu hóa hệ thống, điều khiển quạt, ép xung và khả năng cập nhật. Cùng với AI Suite, nó cung cấp trình cài đặt Armory Crate, Overwolf, RAMdisk, Ai Charger và nhiều ứng dụng khác.

Thông số kỹ thuật

CPU hỗ trợ AMD
Chipset X570
RAM hỗ trợ 4 x DDR4 memory slots, support up to 128GB
Khe cắm mở rộng 3rd Gen AMD Ryzen™ Processors 2 x PCIe 4.0 x16 (x16 or dual x8)

2nd Gen AMD Ryzen™ Processors 2 x PCIe 3.0 x16 (x16 or dual x8)

Ổ cứng hỗ trợ 8 x SATA 6Gb/s ports, 1 x M.2 slot
Cổng kết nối (Internal) 2 x Aura RGB Strip Headers
2 x Addressable Gen 2 header(s)
2 x USB 2.0 connector(s) support(s) additional 4 USB 2.0 port(s)
1 x M.2 Socket 3 with M key, type 2242/2260/2280 storage devices support
1 x M.2 Socket 3 with M key, type 2242/2260/2280/22110 storage devices support
1 x TPM connector(s)
8 x SATA 6Gb/s connector(s)
1 x CPU Fan connector(s)
1 x CPU OPT Fan connector(s)
3 x Chassis Fan connector(s)
1 x AIO_PUMP connector
1 x H_AMP fan connector
1 x W_PUMP+ connector
1 x 4-pin EATX 12 V Power connector
1 x 24-pin EATX Power connector(s)
1 x 8-pin EATX 12V Power connectors
1 x Front panel audio connector(s) (AAFP)
1 x Slow Mode switch(es)
1 x Reset button(s)
1 x Node Connector(s)
1 x LN2 Mode jumper(s)
1 x Safe Boot button
1 x ReTry button
1 x System panel connector
1 x T_Sensor Connector
1 x W_IN header
1 x W_OUT header
1 x W_FLOW header
1 x Start button
1 x Speaker connector
1 x USB 3.2 Gen 2 (up to 10Gbps) connector
1 x USB 3.2 Gen 1 (up to 5Gbps) connector support additional 2 USB ports
Cổng kết nối (Back Panel) 1 x Optical S/PDIF out
1 x Clear CMOS button(s)
1 x Anti-surge 2.5G LAN (RJ45) port
1 x USB BIOS Flashback® Button(s)
5 x Gold-plated audio jacks
4 x USB 3.2 Gen 1 (up to 5Gbps) ports
8 x USB 3.2 Gen 2 (up to 10Gbps) ports ()
Anti-surge LAN (RJ45) port
LAN / Wireless Intel®​ I211-AT Gb LAN
Kích cỡ ATX Form Factor
Tính năng ép xung Bộ công cụ Ép xung ROG Extreme OC :
– OptiMem III
– Nút Khởi động An toàn
– Chế độ chậm
– Chế độ LN2
Extreme Engine Digi+ :
– IR3555 PoweIRstage
– Cuộn Cảm kháng Hợp kim MicroFine
– Tụ điện 10K Black Metallic
Extreme Tweaker
Vỏ bảo vệ I/O ROG được tích hợp sẵn trên sản phẩm
Phần mềm chuyên dụng ROG
– Sonic Studio III + Sonic Studio Virtual Mixer
– RAMCache III
– RAMDisk
– CPU-Z
– GameFirst V
– Sonic Radar III

Lời kết

Có thể nói Mainboard sẽ quyết định gần như cả bộ PC của bạn nên hãy thật cẩn trọng hãy xem xét đến túi tiền cũng như yêu cầu nâng cấp các trang thiết bị sau này. Trên đây là bài viết về lựa chọn Mainboard khi build PC chơi game, hy vọng sẽ giúp các bạn tự lựa chọn được một sản phẩm ưng ý. Nếu thấy bài viết có ích hãy chia sẻ đến với bạn bè. Cám ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi!

Phạm Khang
Phạm Khang

Chào mọi người, mình là Khang, là dân IT, sở thích của mình là Street Workout, Du lịch, và Nhiếp ảnh. Phương châm viết bài của mình là cung cấp thông tin đến với tất cả mọi người một cách dễ hiểu nhất. Hy vọng những bài viết của mình có thể giúp ích được cho mọi người !

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo