Chọn mua CPU dành cho chơi game và đồ họa: AMD hay Intel

5/5 - (3 bình chọn)

CPU – Central Processing Unit, là một phần không thể thiếu và chiếm một vai trò tối quan trọng trong những chiếc laptop hay PC, đây là bộ não điều khiển các hoạt động của các thiết bị kể trên. Và việc lựa chọn CPU như thế nào cho hợp lý với nhu cầu bản thân là câu hỏi muôn thuở của các game thủ hay các tín đồ Photoshop hay Render video đặc biệt là khi muốn tự build một dàn PC cho riêng mình.

Không phải cứ bỏ nhiều tiền ra thì mới có thể sở hữu những dòng CPU mạnh mẽ có thể chơi game đồ họa cao, làm Photoshop hay dựng video, đó là cách tiêu tiền không mấy sáng suốt và có thể gây lãng phí nhất là đối với những người điều kiện kinh tế không mấy dư dả. Với bài viết ngay sau đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn mua CPU sao cho hợp lý, phù hợp với nhu cầu làm việc và túi tiền của bản thân.

Cách phân biệt vi xử lý CPU Core i qua các thế hệ của Intel
Cách phân biệt vi xử lý CPU Core i qua các thế hệ của Intel
Top sản phẩm bán chạy nhất

CPU là gì?

Theo Wikipedia, CPU là viết tắt của Central Processing Unit, tạm dịch là bộ xử lý trung tâm, là các mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập hay xuất dữ liệu (Input Output) cơ bản do mã lệnh chỉ ra. Có thể tưởng tượng CPU là bộ não của một cỗ máy, nếu thiếu bộ não này thì cỗ máy đó không thể hoạt động được.

CPU

CPU

Hiệu suất hoạt động

Hiệu quả hoạt động của CPU ra sao được quyết định bởi ba yếu tố chính đó là nhân vật lý, luồng và xung nhịp.

  • Nhân là một CPU vật lý được hình thành bởi các bóng bán dẫn siêu nhỏ được coi là bộ não, nơi sẽ xử lý các phép toán nhị phân và cho ra kết quả mong muốn để vận hành các chương trình hay các câu lệnh nạp vào đó.
  • Luồng là một bước điều hành trong nhân hay còn được coi là những nhân nhỏ hơn giúp việc cho nhân lớn. Có thể lấy một ví dụ như sau, khi bạn click đúp chuột vào biểu tượng game PUBG, một nhân chạy ứng dụng game PUBG được khởi tạo. Một nhân dĩ nhiên có thể chứa nhiều luồng bên trong nó. Khi chúng ta chạy game PUBG, hệ điều hành tạo ra một nhân và bắt đầu chạy các luồng chính của nhân đó.
  • Xung nhịp là số lượng phép toán nhị phân mà CPU xử lý được trong vòng 1 giây được tính bằng đơn vị Hz, ngày nay có lẽ đã không còn CPU nào có xung nhịp dưới đơn vị Ghz nữa. Ví dụ CPU Intel i9 9900K có xung nhịp là 3.60 Ghz nghĩa là có thể xử lý 3.600.000.000 phép toán trong thời gian 1 giây. Điều này có nghĩa là, xung nhịp càng cao tốc độ xử lý càng nhanh.

Những CPU trên thị trường bây giờ chủ yếu là CPU đa nhân mà mỗi nhân thực tế là một CPU riêng biệt có cùng xung nhịp giúp xử lý các tác vụ đa nhiệm hiệu quả hơn. Ví dụ đơn giản như khi làm bánh, một người thợ làm 2 cái bánh chắc chẵn sẽ chậm hơn có hai người thợ mỗi người làm một cái bánh với tốc độ làm bánh của mỗi người thợ là như nhau.

Lưu ý cần biết trước khi chọn mua CPU

Các ứng dụng hay các game ngày nay đề được tối ưu xử lý cùng một lúc trên nhiều nhân, lúc đó thời gian thực thi một tác vụ sẽ giảm đi một nửa thậm chí nhiều hơn, tuy nhiên với những ứng dụng không được tối ưu cho đa nhân, dù bạn có trang bị CPU 16 nhân 32 luồng đi chăng nữa thì ứng dụng đó cũng chỉ được xử lý trên một nhân duy nhất, hết sức lưu ý về vấn đề này để tránh gây lãng phí.

Ngoài số lượng lõi mà bộ xử lý có, các chúng ta cũng nên chú ý đến tần số của bộ xử lý. Nếu bộ xử lý của bạn hoạt động ở tốc độ quá chậm, nó sẽ phản ánh ra hiệu suất chơi game của bạn. Đối với một số game thủ, tần số 3,8 Ghz trở lên sẽ là cần thiết còn với những game thủ có nhu cầu không chuyên sâu, tần suất thấp hơn một tí vẫn có thể đủ.

Tiếp đến hãy chú ý đến tản nhiệt cho CPU, điều này là do game khiến CPU làm việc nhiều, khiến chúng nóng lên khá nhanh. Bạn cần chắc chắn rằng bạn có một hệ thống làm mát có thể xử lý nhiệt lượng mà CPU tỏa ra để đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Hiểu được mối tương quan giữa nhân, luồng và xung nhịp thì bạn sẽ biết được phải lựa chọn một chiếc CPU như thế nào, có nhiều nhân hay xung nhịp cao. Nếu bạn chỉ cần chơi game mà không đa nhiệm quá nhiều thứ cùng một lúc thì cũng không cần những CPU mạnh mẽ như Xeon hay Core i9.

Nếu bạn là một Youtuber, những người phải làm việc với phần mềm làm video đòi hỏi như cầu render thì một con chip đa nhân với xung nhịp cao là sự lựa chọn cần thiết.

Một mẹo nhỏ khi chọn CPU để chơi game là hãy tham khảo cấu hình PC giúp chiến mượt mà theo khuyến nghị của nhà phát triển. Ví dụ với PUBG chỉ cần con chip i5 4430 4 nhân 4 luồng là đã có thể chiến game mượt mà rồi.

Cấu hình tối thiểu để chơi PUBG

Cấu hình tối thiểu để chơi PUBG

CPU i5 4430 4 nhân 4 luồng

CPU i5 4430 4 nhân 4 luồng

Lựa chọn CPU thông minh không những giúp tận dụng tối đa sức mạnh của nó mà còn tiết kiệm chí phí đầu tư cho PC của chúng ta. CPU càng khủng thì kéo theo đó là số tiền bỏ ra cho những linh kiện khác để vận hành được nó cũng tăng theo, ví dụ như mainboard, card đồ họa rời, … có thể là cả tản nhiệt vì với những dòng CPU mạnh thì sẽ không bán kèm theo quạt tản nhiệt mà người dùng phải tự trang bị thêm.

AMD hay Intel?

Chọn CPU của hãng nào trong hai ông lớn AMD và Intel luôn là câu hỏi đau đầu khi muốn build PC. Trước đây khi Intel liên tục cải tiến sản phẩm của mình, CPU của Intel ngày càng mạnh mẽ thì AMD lại “bế quan tu luyện” hoàn toàn không có động thái gì.

Cho tới khi AMD ra đời dòng CPU Ryzen 1000 series thì khoảng cách giữa hai hãng đã thu hẹp rõ rệt và thời gian gần đây AMD cho ra dòng sản phẩm ryzen 3000 series đầy mạnh mẽ thì cuộc cạnh tranh này càng khốc liệt và tất nhiên tính cạnh tranh càng cao thì người được lợi không ai khác là khách hàng. Chúng ta cùng so sánh 2 hãng sản xuất CPU này để xem nên lựa chọn hãng nào phù hợp nhất nhé.

AMD hay Intel

AMD hay Intel

1. Giá cả

Nhìn chung, cả Intel và AMD đều mang đến những chip CPU với phân khúc giá rất đa dạng. Trong mức giá phổ thông, chip AMD được lựa chọn phổ biến hơn với giá thành chip rẻ hơn so với chip của Intel. Với Intel điển hình là CPU core i7 9700K 8 nhân, 8 luồng, 3.6 Ghz, up to 4.9 Ghz giá khoảng 9 triệu đồng thì CPU AMD Ryzen 7 3700X , 3.6 – 4.4Ghz , 8 nhân 16 luồng giá chỉ khoảng hơn 7 triệu mà có số luồng gấp đôi.

2. Hiệu năng

CPU Intel trước giờ luôn dẫn đầu về khả năng xử lý đơn nhân nhưng khi xét về đa nhân lại xếp sau AMD. Nhìn chung, bộ xử lý AMD và Intel đã đạt được kết quả tốt khi nói đến hiệu năng tổng thể. Việc lựa chọn hãng nào tất cả phụ thuộc vào nhu cầu của bạn: Nếu cần đa nhiệm tốt hãy chọn AMD , nếu muốn chơi trò chơi ở cài đặt cao nhất hãy đến với Intel.

3. Xử lý đồ họa

Trước đây khi Intel còn tung hoành ngang dọc với những sản phẩm chất lượng thì AMD lại có dấu hiệu chững lại, vì vậy những card đồ họa rời được sản xuất ra đa số thích hợp với CPU của Intel hơn. Tuy nhiên 3 năm gần đây, AMD đã trở lại với những dòng sản phẩm hiện đại hơn thì vấn đề đó đang được giải quyết rất nhanh dù thời điểm hiện tại vẫn xếp sau Intel về khả năng tương thích với VGA rời.

Khi sử dụng chung một card đồ hoạ cao cấp, một CPU Intel có thể mang tới nhiều hơn so với một CPU AMD cùng giá. Về khía cạnh khác, khi xét riêng về đồ họa được tích hợp sẵn trong CPU của Intel và AMD thì AMD lại được đánh giá cao hơn khi trang bị đầy đủ tính năng HDR, FreeSync 2 so với đồ họa cơ bản, thích hợp cho những xử lý đơn giản như Intel.

Cho nên, kết luận là nếu theo đuổi các game đơn giản giá rẻ, bạn nên chọn CPU của AMD. Nếu chơi các game từ mức trung tới phức tạp/ cao cấp, bạn nên dùng CPU của Intel.

4. Khả năng ép xung

AMD hỗ trợ ép xung với sản phẩm của họ ngay cả với CPU giá rẻ trong khi Intel bạn phải trả tối thiểu khoảng hơn 3 triệu với Core i3-9350K mới được trang bị khả năng này. Tuy nhiên, xét với phân khúc cao thì AMD dường như không thể so sánh với Intel khi i9-9900K có khả năng duy trì tần số Turbo 5.0GHz lớn hơn nhiều so với tần số Turbo 4.6GHz của Ryzen 9 3900X với cùng tầm giá khoảng gần 12 triệu.

Tóm lại Intel là sự lựa chọn tốt hơn nếu bạn muốn quan tâm tới khả năng ép xung nâng cao hiệu năng của CPU. Khi ép xung hãy quan tâm đến bộ phận tản nhiệt và dòng điện cũng cấp cho CPU để quá trình được ổn định nhất.

5. Dịch vụ bổ trợ

Một trong những vấn đề lớn nhất của con CPU Ryzen là sự kém tương thích với các phụ kiện đi kèm, như bo mạch chủ và quạt làm mát CPU. Lý do như mình đã nói ở trên, do có khoảng thời gian AMD chững lại so với đối thủ ít ra sản phẩm mới nên các nhà cũng cấp dịch vụ đi kèm với CPU chỉ sản xuất để phục vụ Intel.

Hệ quả đó kéo dài tới tận bây giờ, dù với thế hệ Ryzen 3000 series của AMD thì vấn đề đó đang được giải quyết rất nhanh nhưng nhìn nhận một cách khách quan thì AMD vẫn xếp sau Intel về khả năng tương thích với các dịch vụ bổ trợ.

6. Dự đoán tương lai

Không còn gì để bàn cãi về sự đột phá của AMD trên thị trường CPU với dòng Ryzen, các thế hệ bộ xử lý Ryzen của AMD trong tương lai rất có thể sẽ tiếp tục cung cấp cho bạn nhiều lõi và luồng hơn để đa nhiệm nhanh hơn và hiệu quả hơn và sắp tới là dòng Ryzen 4 được đánh giá là “cực mạnh, cực mát”, sẽ là một thách thức với Intel. Tương lai của dòng AMD Threadripper dường như vẫn đi đúng hướng để cung cấp các tùy chọn CPU mạnh mẽ cho các chuyên gia trong ngành để tạo mô hình 3D và hoạt hình hoặc khoa học dữ liệu.

Bên kia chiến tuyến, Intel cũng không ngừng nghiên cứu nâng cấp sản phẩm của mình, Intel đã công bố kế hoạch phát hành các bộ vi xử lý Tiger Lake Comet Lake-S trong tương lai cho máy tính xách tay và máy tính để bàn. Dòng CPU mới rất có thể sẽ cố gắng theo kịp các sản phẩm Ryzen và Threadripper của AMD.

Tuy nhiên, sẽ không có khả năng Intel vượt qua AMD, vì ngay cả giám đốc tài chính của Intel, George Davis cũng thừa nhận rằng Team Blue sẽ không đạt được ngang bằng với quy trình sản xuất 7nm của AMD cho đến năm 2021. Intel cũng đã ám chỉ rất nhiều về kế hoạch phát hành GPU Intel Xe chuyên dụng của riêng họ vào năm 2020. Cùng chờ xem ai sẽ là người nhanh chân hơn trong cuộc chạt đua công nghệ này.

7. Tổng kết lại

So sánh AMD và Intel rất khó vì chúng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, vì thế chọn AMD hay Intel còn tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng của mỗi người.

Mình xin được đưa ra lời khuyên theo quan điểm cá nhân: Nếu như ngân sách của bạn hạn hẹp, muốn có một chiếc máy tính ổn định và chỉ chơi những game cấu hình thấp thì AMD là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Còn nếu bạn muốn chiếc máy của mình trang bị VGA đắt tiền, để chơi những game đồ họa cao hay làm đồ họa thì chip Intel là lựa chọn tốt hơn.

CPU quan trọng như thế nào khi chơi game

CPU quan trọng như thế nào đối với việc chơi game, sẽ phụ thuộc phần lớn vào loại trò chơi đang được chơi.

Hoạt động của CPU khi chơi game

Thứ nhất, CPU là một phần thiết yếu nếu bạn muốn chiến bất kỳ trò chơi PC nào. CPU về cơ bản là ‘bộ não chính’ của máy tính của bạn. Do đó, mọi thứ mà máy tính làm đều liên quan đến CPU theo một cách nào đó và sẽ bị ảnh hưởng bởi tốc độ của CPU.

Bây giờ như đã đề cập, loại trò chơi đang được chơi là quan trọng. Có những game chủ yếu là trực quan và không đòi hỏi nhiều sức mạnh xử lý.

Ví dụ, hãy nghĩ về một game FPS hiện đại, đẹp (đồ họa chi tiết), nhiều người chơi trực tuyến (First Person Shooter). Giả sử rằng bạn đang chơi trực tuyến, tất cả các ‘nhân vật’ trong trò chơi đang được điều khiển bởi người thật. Do đó, trong trường hợp này cả CPU và GPU (Bộ xử lý đồ họa) đều làm việc để duy trì sự mượt mà của game nhưng GPU sẽ được sử dụng nhiều hơn để duy trì hình ảnh đẹp.

Mặt khác, nếu bạn đang chơi một trò chơi đòi hỏi phải xử lý nhiều hơn, vai trò của CPU trở nên quan trọng hơn. Vì vậy, ví dụ, nếu bạn đang chơi trò chơi RTS (real time strategy – chiến lược thời gian thực) với máy tính, CPU sẽ được sử dụng nhiều hơn, vì máy tính phải tính toán thường xuyên và chuyên sâu với các phép toán liên tực được nạp vào.

Thường thì đồ họa trong các game này sẽ không được đánh bóng như trong những game mà CPU ít tham gia hơn. Điều này có thể được đưa đến mức cực đoan với một trò chơi như Football Manager, xử lý CPU khoảng 95% nhưng GPU lại khá nhàn rỗi.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong hầu hết các trường hợp, GPU quan trọng hơn nhiều đối với trải nghiệm chơi game so với CPU. Hầu hết các trò chơi đòi hỏi nhiều sức mạnh GPU để xử lý hình ảnh hơn là xử lý với CPU. Dù vậy, CPU không phải sinh ra là để xử lý các trò chơi, còn rất nhiều ứng dụng chạy ngầm khác cần CPU, cho nên hãy lựa chọn một CPU ngang tầm với GPU để có những trải nghiệm tốt và quan trọng là tránh lãng phí hiệu năng.

Kinh nghiệm chọn mua loại CPU nào tốt hiện nay

Hướng dẫn tự build PC cho nhu cầu chơi gaming hoặc đồ họa
Hướng dẫn tự build PC cho nhu cầu chơi gaming hoặc đồ họa

Mình xin phép đề xuất một vài CPU theo quan điểm của mình là chơi game tốt hiện nay với mức giá phải chăng nhất. Khi build PC, hãy dành khoảng 15–20% tổng chi phí xây dựng để trang bị một CPU phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Intel Core i5-8400

[content-egg module=AE__tikivn template=custom/compact next=1][content-egg module=AE__lazadavn template=custom/compact next=1]

Core i5-8400 mang đến thiết kế sáu lõi mạnh mẽ cho phân khúc tầm trung, mang đến hiệu năng chơi game hàng đầu và hiệu năng cạnh tranh với các ứng dụng nặng hơn. Về tốc độ xung thì Intel đã rất ưu ái cho i5-8400 khi mà so CPU này với các thế hệ trước cao hơn hẳn, thậm chí nó còn ngang ngửa với i7-7700k.

Có một điều đặc biệt là khi bạn mua chiếc CPU chơi game này thì sẽ được tặng kèm theo một chiếc quạt tản tương thích. Bạn có thể yên tâm chơi game, render video với i5-8400. Đây là CPU có hiệu năng gần như tốt nhất trong tầm giá 5 triệu đồng.

Core i5-8400

Intel Core i5-8400

Thông số kỹ thuật

  • Tương thích với các dòng bo mạch chủ sử dụng Intel 300 Series Chipset
  • Dòng vi xử lý đem lại trải nghiệm VR tuyệt vời hơn
  • Xung nhịp mặc định 2.8 GHz, xung Boost tối đa 4.0 GHz
  • Bộ vi xử lý 6 nhân, 6 luồng
  • Cache 9 MB
  • Tích hợp đồ họa Intel UHD Graphics 630
  • Hỗ trợ bộ nhớ DDR4, tối đa 64 GB
  • Socket LGA 1151 (Bo mạch chủ 300 Series)
  • TDP 65W

AMD Ryzen 5 3600

[content-egg module=AE__tikivn template=custom/compact next=1][content-egg module=AE__lazadavn template=custom/compact next=1]

Đây là sản phẩm có mức giá thấp với trang bị 6 nhân 12 luồng, được đánh giá là CPU tầm trung đáng tin cậy của AMD. Trong khi bản cập nhật từ Ryzen 5 1600 lên Ryzen 5 2600 có thể đã lặp lại, thì Ryzen 5 3600 là một bước nhảy vọt lớn hơn nhờ kiến trúc Zen 2 của AMD .

Sự thay đổi chuyển CPU từ quy trình sản xuất 12nm sang quy trình 7nm, cho phép AMD cải thiện hiệu quả hiệu suất sau mỗi chu kỳ xung nhịp và tăng tốc độ xung nhịp. Nó tạo ra những bước nhảy vọt trong khi vẫn ở trong TDP 65W của Ryzen 5 2600.

AMD Ryzen 5 3600

AMD Ryzen 5 3600

Thông số kỹ thuật

  • Số nhân: 6
  • Số luồng: 12
  • Xung nhịp: 3.6GHz ; Tối đa: 4.2GHz
  • Total L2 Cache: 3MB ; Total L3 Cache: 32MB
  • Unlocked: Có
  • CMOS: TSMC 7nm FinFET
  • Package: AM4
  • Tản nhiệt: Wraith Stealth
  • TDP: 65W

Intel Core i5 9600K

[content-egg module=AE__tikivn template=custom/compact next=1][content-egg module=AE__lazadavn template=custom/compact next=1]

Intel Core i5-9600K là bộ xử lý máy tính để bàn 6 lõi tầm trung dành cho những người đam mê game thủ, phân khúc người dùng chủ yếu chơi game trên PC của họ. Core i5-9600K mạnh và nhanh hơn khoảng 10 đến 15% so với người tiền nhiệm, Core i5-8600K , nhờ cải tiến kiến ​​trúc và tốc độ xung nhịp cao hơn một chút.

Core i5-9600K tích hợp GPU Intel UHD Graphics 630 có thể xung nhịp lên tới 1,15 GHz, giống như trên Core i5-8600K. Một lời khuyên khi sử dụng là bạn nên sử dụng bộ làm mát mạnh hơn nếu bạn định ép xung Core i5-9600K.

Intel Core i5 9600K

Intel Core i5-9600K

Thông số kỹ thuật

  • Dòng CPU: Coffee lake refresh
  • Tốc độ: 3.7 GHz up to 4.6 GHz
  • Bus Ram hỗ trợ: DDR4 2666
  • Model Socket: LGA 1151
  • Nhân CPU: 6
  • Luồng CPU: 6
  • Bộ nhớ đệm: 9MB L3 Cache
  • Đồ họa tích hợp: Intel UHD Graphics 630
  • Điện áp tiêu thụ tối đa: 95W

AMD Ryzen 7 3700X

[content-egg module=AE__tikivn template=custom/compact next=1][content-egg module=AE__lazadavn template=custom/compact next=1]

CPU Ryzen thế hệ thứ ba của AMD tự hào có tốc độ xung nhịp cao hơn và nhiều lõi hơn so với các bộ phận Rygen thứ nhất và thứ hai trước đó, và Ryzen 7 3700X hiện là một trong những CPU tốt nhất để chơi game, đây là một sự cải tiến CPU thế hệ đáng để sở hữu. Được trang bị chiplet AMD mới nhất, AMD Zen 2 và TDP tối thiểu 65W, con chip này là bộ xử lý tám lõi tốt nhất trong dòng Ryzen 3000 – và tất cả chỉ hơn một chút so với giá của  Ryzen 7 2700X khi ra mắt.

AMD Ryzen 7 3700X

AMD Ryzen 7 3700X

Thông số kỹ thuật

  • Số nhân: 8
  • Số luồng: 16
  • Xung nhịp: 3.6GHz ; Tối đa: 4.4GHz
  • Total L2 Cache: 4MB ; Total L3 Cache: 32MB
  • Unlocked: Có
  • CMOS: TSMC 7nm FinFET
  • Tản nhiệt: Wraith Prism với RGB LED
  • TDP: 65W

Lời kết

Trên đây là tất cả những chia sẻ của mình để chọn CPU phù hợp khi chúng ta tự build PC cho mục đích chơi game hoặc đồ họa, hy vọng có thể giúp được các bạn một phần nào đó, hãy đọc kỹ phần phân tích của mình để hiểu rõ vai trò chức năng cũng như những sự lựa chọn nào là phù hợp với bản thân tránh mua một con chip quá yếu hoặc quá đắt gây lãng phí.

Nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè của mình và đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây nếu có câu hỏi hoặc góp ý nào khác liên quan đến bài viết nhé!

Chúc các bạn có những giờ phút chơi game thú vị!

Phạm Khang
Phạm Khang

Chào mọi người, mình là Khang, là dân IT, sở thích của mình là Street Workout, Du lịch, và Nhiếp ảnh. Phương châm viết bài của mình là cung cấp thông tin đến với tất cả mọi người một cách dễ hiểu nhất. Hy vọng những bài viết của mình có thể giúp ích được cho mọi người !

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo