Mua bảng vẽ cảm ứng nào tốt giữa Huion, Wacom, XP-Pen

5/5 - (4 bình chọn)

Bảng vẽ cảm ứng (bảng vẽ điện tử) là một thiết bị ngoại vi đầu vào của máy tính, cho phép thực hiện thao tác viết, vẽ, chỉnh sửa một cách dễ dàng chỉ với một màn hình cảm ứng và bút chuyên dụng. Bảng vẽ điện tử là công cụ đắc lực của dân thiết kế, hay những họa sĩ báo ảnh.

Như các bạn biết việc trải nghiệm vẽ bằng giấy bút và vẽ bằng chuột máy tính chắc chắn sẽ rất khác nhau, đặc biệt, không phải cứ giỏi vẽ truyền thống thì bạn có thể thao tác thành thạo như khi vẽ với chuột máy tính. Bảng vẽ điện tử ra đời sẽ khắc phục được tối đa tình trạng này vì mang đến những nét vẽ mềm mại, phù hợp với mọi nhân viên thiết kế, họa sĩ, kiến trúc sư và cả những người không chuyên.

Top sản phẩm bán chạy nhất

Những bộ phận chính của một bảng vẽ điện tử:

  • Bảng vẽ
  • Bút cảm ứng
  • Dây cáp kết nối 
  • Đĩa CD cài đặt Driver

Mức giá phổ biến của bảng vẽ điện tử là từ 800.000 đồng – 2.000.000 đồng, ngoài ra một số dòng cao cấp như Cintiq của Wacom có thể có mức giá lên đến 3000-4000$. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn những dòng bảng vẽ với những tính năng khác nhau. Hãy lưu ý đến số nét vẽ, vùng cảm ứng, với bề mặt cảm ứng mô phỏng chất liệu giấy hoặc nhẵn, bóng,… khi chọn mua bảng vẽ điện tử.

Những bảng vẽ điện tử tốt nhất hiện nay trên thị trường

Bảng vẽ điện tử Huion H420

Huion H420

Bảng vẽ Huion H420 là mẫu sản phẩm nhập môn dành cho họa sĩ mới làm quen với digital drawing, hỗ trợ và tương thích với nhiều phần mềm chuyên dụng như: Photoshop, Illustrator, Dream Weaver và Paint Tool Sai. Sản phẩm này cũng thường được dùng làm công cụ chữ ký số, giúp ký các văn bản qua mạng mà không cần phải in ra rồi scan lại. Huion 420 tương thích với dòng máy Mac (từ macOS 10.8 trở lên) và Windows (từ 7 trở lên).

Bảng vẽ này nhỏ gọn, các tính năng vừa đủ dùng và có giá thành phù hợp với sinh viên ngành kiến trúc, thiết kế hay những người mới đi làm. Bạn có thể làm quen với người bạn này trước khi khám phá những dòng sản phẩm đắt đỏ khác. Đặc biệt, Huion “nhỏ nhưng có võ” sẽ không làm bạn thất vọng bởi chúng có độ bền cao, các thông số đều ổn định.

Thông số kĩ thuật: 

  • Vùng hoạt động: 102 x 57mm
  • Độ phân giải: 4000 LPI
  • Lực nhấn bút: 2048 mức
  • Kích thước: 177 x 112 x 8 mm
  • Độ phân giải: 4000 LPI

Thông số chuột: Chiều cao nhận bút: 0.4inch; Điện đầu vào: DC 5V; Điện năng tiêu thụ: 0.35W; Giao diện hỗ trợ: USB mini; Bút vẽ dùng pin AAA (Không kèm sẵn pin).

Bảng vẽ điện tử Huion Inspiroy H640P

Huion Inspiroy H610 PRO v2

Dòng sản phẩm này được Huion đầu tư kĩ lưỡng từ thiết kế sản phẩm đến tính năng, toát lên vẻ đẹp sang trọng và chuyên nghiệp. Mặc dù nằm ở phân khúc tầm trung nhưng bảng vẽ Huion H640P nổi bật với nhiều ưu điểm, xứng đáng là lựa chọn thích hợp dành cho dân thiết kế. Thiết kế của Huion H640P nhỏ gọn, mỏng, thuận tiện cho những người dùng di chuyển nhiều. Các thông số của bảng vẽ Huion Inspiroy H640P cũng rất ấn tượng:

Thông số kỹ thuật:

  • Vùng hoạt động: 6,3 x 3,9 inch
  • Mức cảm biến lực ấn bút: 8192 mức
  • Phím tắt tùy biến: 6 phím
  • Bề mặt: mô phỏng giấy, mang đến cho bạn cảm giác chân thực nhất
  • Độ phân giải: 5080lpi
  • Bút vẽ: bút PW100 nhẹ, thiết kế đẹp, cầm chắc tay và không cần cáp sạc.

Bảng vẽ Wacom CTL-672

Huion Inspiroy H640P

Bảng vẽ Wacom CTL-672 mang đến ấn tượng cao cấp, thích hợp cho những nhân viên chuyên ngành thiết kế, thường xuyên phải sử dụng Digital Art, các thầy cô giáo giảng dạy lĩnh vực liên quan. Sự tiện nghi, đa dạng tính năng của bảng vẽ này rất xứng đáng với sự đầu tư của bạn. Bỏ ra một số tiền không nhỏ nhưng bạn sẽ được bù đắp xứng đáng với trải nghiệm mượt mà, ít bị hỏng hóc, hỗ trợ tối đa trong quá trình vẽ và sáng tạo của mình.

Bảng vẽ Wacom CTL-672 tương thích với Windows 7,8 và 10; Vista SP2, XP  SP3; Hệ điều hành Mac OS X.10.10 trở lên.

Thông số kỹ thuật:

  • Kích thước: 277*189*8,7 mm
  • Mức cảm biến lực bút: 2018 mức
  • Độ nhạy: 2540 LPI
  • Công nghệ ERM kiểm soát lực nhấn bút
  • Tốc độ đọc: 133 phản hồi/ giây
  • Vùng hoạt động của bút: 216*135 mm

Như đã nói, bảng vẽ Wacom CTL-672 thích hợp sử dụng cho dân văn phòng, các thầy cô, chuyên gia khi kết hợp giữa thiết kế và các công việc hành chính văn phòng khác. Chiếc máy này có thể kết nối dễ dàng Excel, Word, Powerpoint,… và tất nhiên là các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop…

Rất nhiều người dùng cũng cho sản phẩm này số điểm cao bởi sự thân thiện với máy tính để bàn/ laptop khi có thể kết nối dễ dàng với các công cụ hành chính văn phòng hay lưu trữ.

Bảng vẽ Wacom Intuos Bluetooth S CTL-4100WL

Wacom CTL-672

Nếu bạn là designer chuyên nghiệp hoặc sử dụng bảng vẽ điện tử với tần suất lớn và lâu dài, thì bảng vẽ Wacom Intuos Blutooth S CTL-4100WL sẽ là lựa chọn đúng đắn, thuận tiện cho công việc của bạn. Một chiếc bảng vẽ chuyên nghiệp nhưng nhỏ gọn, với con số 4096 mức lực nhấn chắc chắn sẽ gây ấn tượng với những người làm thiết kế chuyên nghiệp.

Thông số kỹ thuật:

  • Kích thước: 78.7*63*3.5 cm
  • Trọng lượng: 250g
  • Mức cảm biến lực bút: 4096 mức
  • Không có cảm ứng đa điểm, có thể kết hợp Bluetooth

Bút vẽ Intuos không đầu xóa, có thể cảm nhận đến hơn 4k mức lực nhấn, được thiết kế công thái học (ergonomic) mang lại độ chính xác và kiểm soát tốt hơn so với các phiên bản trước 2018.

Bảng Vẽ Điện Tử Huion Inspiroy H610 PRO v2

Wacom Intuos Blutooth S CTL-4100WL

Huion H610 PRO là mẫu bảng vẽ hot với tính năng chuyên nghiệp, giá thành cạnh tranh nhất trong phân khúc. Sản phẩm này được nâng cấp firmware giúp máy đạt cấu hình khủng với những thông số ấn tượng.

Thông số kỹ thuật:

  • Độ phân giải: 5080 đường/inch
  • Tốc độ đọc: 233 phản hồi/giây
  • Mức cảm biến: 8192 mức
  • Bút PW100 không cần sạc hay dùng pin

Sản phẩm có 24 nút với 8 phím cứng và 16 phím mềm, giúp bạn tùy chỉnh và thao tác nhanh chóng các chức năng như: phóng to, thu nhỏ, copy paste, hoặc lập trình để mở chương trình với các nút mong muốn.

Tính năng nổi bật: Cảm ứng nghiêng (TIlt) mang đến trải nghiệm chân thực và tự nhiên như khi vẽ truyền thống.

Bảng vẻ điện tử – Bảng vẽ cảm ứng hãng nào tốt nhất

ban ve cam ung nao tot

Nên chọn bảng vẽ cảm ứng thương hiệu nào?

1. Thương hiệu Wacom

Wacom chắc có lẽ là một thương hiệu không quá xa lạ với hầu hết dân đồ hoạ hiện nay, đây là một hãng đến từ Nhật Bản và được thành lập vào năm 1983 với lĩnh vực chính là sản xuất các bảng vẽ và bút cảm ứng. Bênh cạnh đó, họ cũng sản xuất luôn các thiết bị khác liên quan đến mỹ thuật, đồ họa và công cụ hổ trợ tối ưu cho việc vẽ các nhân vật Anime,…

Hiện tại, Wacom có 4 loại phổ biến bao gồm MobileStudio, Cintiq, Bamboo và Intuos được bán với các mức giá khác nhau và phù hợp với nhiều loại đối tượng, cụ thể như sau:

  • Bảng vẽ cảm ứng điện tử Wacom Cintiq và MobileStudio Pro là dòng sản phẩm cao cấp nhất của Wacom hiện nay, các bảng vẽ này phù hợp với công việc thiết kế đòi hỏi sự tỉ mỉ và có sự yêu cầu gắt gao về các nét vẽ dành cho đối tượng và đồng thời phải có độ chính xác cao. Đối với dòng MobileStudio Pro, nó còn được Wacom trang bị thêm nhiều tính năng cao cấp khác như Scan 3D hoặc có thể sử dụng như một chiếc máy tính bảng hoạt động độc lập.
  • Tiếp đến, dòng bảng vẽ cảm ứng điện tử Wacom Intuos là thiết bị ở mức tầm trung và phù hợp với rất nhiều đối tượng làm về đồ họa. Dòng sản phẩm này cũng được trang bị những tính năng cao cấp như thiết kế, chỉnh sửa ảnh nâng cao,… nên các nhà thiết kế, dân đồ họa có thể thỏa thích tạo ra những tác phẩm độc, lạ của riêng mình.
  • Dòng thấp nhất đó chính là bảng vẽ cảm ứng điện tử Wacom Bamboo, dòng này thuộc phân khúc giá rẻ và hướng đến đối tượng là những bạn sinh viên hoặc nhân viên công sở, điểm chung của dòng sản phẩm này đó là sự gọn nhẹ nhưng vẫn được trang bị đầy đủ các tính năng cần thiết để vẽ vời các tác phẩm của người làm quen với thiết kế, đồ họa,…

Một số sản phẩm nổi bật có thể nhắc đến như Wacom Intuos Bluetooth S CTL-4100WL, Wacom Intuos Pro S PTH-460, Wacom CTL-672,…

2. Thương hiệu Huion

Huion cũng là một thương hiệu khá tốt trong lĩnh vực bảng vẽ cảm ứng hiện nay, Huion là hãng có nguồn gốc từ Hồng Kông và được thành lập vào năm 2010. Các dòng sản phẩm của hãng được xem là một đối thủ nặng ký của Wacom trong thời gian gần đây.

Wacom và Huion? Nên chọn hãng nào? Nếu như xem sơ qua về phần thiết kế cũng như tính năng thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các sản phẩm của Wacom thường tập trung nhiều về ứng dụng phần cứng, chất lượng thiết bị trong khi Huion lại chú trọng hơn trong việc mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng bởi các những thiết kế gọn nhẹ, mỏng và rất hiện đại nên sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn mỗi khi cần đi đâu đó và làm việc.

Ngoài ra, các sản phẩm của Huion còn có một ưu điểm khá nổi bật đó chính là nó được trang bị khá nhiều nút chức năng (từ 8 – 16 phím) nên sẽ giúp các thao tác đơn đơn giản và nhanh hơn mỗi khi sử dụng. Một số sản phẩm bán chạy hiện có trên thị trường của Huion có thể kể đến những cái tên như Huion H1060P Black, HUION H420 Small, Huion Inspiroy H640P,…

3. Thương hiệu XP-Pen

XP-Pen là một thương hiệu có cùng nguồn gốc xuất xứ với Wacom, đó là Nhật Bản. Được thành lập từ năm 2005 đến nay, XP-Pen đã có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau, đặb biệt là họ cũng đã có chỗ đứng khá tốt ở thị trường Âu và Mỹ.

Các sản phẩm của hãng này đều được sản xuất trên các dây chuyền hiện đại và đặc biệt là bút cảm ứng của họ không dùng Pin nên nó đáp ứng được tiêu chuẩn RoHS của Châu Âu về sự thân thiện với môi trường. Tương tự như Wacom, XP-Pen cũng chia sản phẩm của mình ra các phân khúc khác nhau, cụ thể như sau:

  • Phân khúc cao cấp XP Pen Artist: Dòng sản phẩm này thường có kích thước tương đối lớn, từ 11-15.6 inch cùng việc được trang bị nhiều công nghệ hiện đại đáp ứng tốt cho nhu cầu thiết kế đồ họa, mỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chính xác cao. Các sản phẩm cao cấp của XP-Pen thường có giá mềm hơn đôi chút nếu so với các sản phẩm của Wacom.
  • Phân khúc giá rẻ gồm XP Pen Deco và XP Pen Star: Hai dòng sản phẩm này thường có thiết kế đơn giản, gọn và được trang bị đầy đủ các tính năng cơ bản cho việc làm đồ họa, thiết kế,… Nhìn chung, các dòng sản phẩm này rất phù hợp với các đối tượng mới làm quen với độ họa như sinh viên hoặc những bạn mới vào nghề.

Các sản phẩm bán chạy của XP-Pen có thể kể đến như XP-Pen Star G640S, XP-Pen Deco, Star G430S,…

4. Thương hiệu Gaomon

Gaomon là một thương hiệu khá mới đến từ Trung Quốc, các sản phẩm của hãng này chỉ được ra mắt ở khu vực địa phương vào năm 2011 và năm 2016 họ mới bắt đầu mở rộng thị trường sang các quốc gia khác. Các sản phẩm của Gaomon bao gồm USB Pen Tablet, Wireless Pen Tablet, Signature Pad, Pen Tablet Monitor LED Tracing Board.

Mặc dù, chỉ mới được đẩy mạnh mở rộng thị trường trong thời gian gần đây, thế nhưng Gaomon cũng đã và đang nhận được sự đón nhận khá tốt từ phía người sử dụng bởi những thiết kế hiện đại, mỏng và nhiều tính năng hổ trợ tốt cho các nhà thiết kế, đồ họa,… và đặc biệt là có giá khá phải chăng.

Một số sản phẩm Gaomon hiện đang nhận được sự đón nhận của người dùng, có thể kể đến như: Gaomon 1060Pro – 10×6 inch, Bàn Vẽ Không Dây GAOMON WH850,…

Ngoài các thương hiệu trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm danh sách khác và lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của bản thân. Một số hãng khác mà bạn có thể tham khảo, bao gồm: Vson, Hanwon, OEM, Promax, Ugee, Genius, hay Hoco…

Lời kết

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bảng vẽ với giá thành và tính năng đa dạng, chính vì vậy mà tùy theo nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế mà bạn hãy cân nhắc chọn mua được bảng vẽ cảm ứng tốt và phù hợp dùng cho thiết kế của mình.

Nếu bạn đã có trải nghiệm mua hàng hoặc sử dụng bảng vẽ điện tử nào tốt, hãy cùng chia sẻ bằng cách để lại bình luận bên dưới để giúp những bạn khác có được những thông tin xác thực và hữu ích hơn trong việc chọn mua thiết bị này cho học tập và công việc nhé!

nguyenqnga
nguyenqnga

Mình là Nga và là người có sở thích viết blog, di du lịch và làm những thứ mình muốn.

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo