Mình đã học và áp dụng cách tiết kiệm TIỀN hiệu quả ra sao?
Hẳn bạn đã biết lợi ích của việc tiết kiệm tiền. Nhưng làm sao để không “phá vỡ” kế hoạch thì cũng không dễ dàng. Chắc bạn đã nhiều lần đặt ra kế hoạch để tiết kiệm tiền nhưng sau mỗi lần nỗ lực đó, bạn cũng đã nhiều lần thất bại bởi vì bạn không thể nào giữ được tính “kỉ luật”. Có vẻ khó quá nhỉ!
Tự hứa với bản thân mình là sẽ tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm. Nhưng khi “lý trí” không thể thắng nỗi “con tim”, bạn để Shopee, Tiki hay Lazada lên ngôi.
Đến nỗi bây giờ bạn còn chẳng dám tin vào cái lời “cam kết” ảo huyền đó nữa. Nói như đùa nhưng bài viết này mình sẽ không giới thiệu cho bạn phương pháp tiết kiệm gì cả bởi dù có 101 cách tiết kiệm, nếu bạn không giữ được tính “kỉ luật” thì dù có cả “núi vàng” cũng sập.
Mình sẽ đưa cho bạn một cái cần câu thay vì cho bạn con cá
Có lẽ bạn đang nghĩ mình sẽ chỉ cho bạn những “khuôn mẫu chi tiết”, những mẹo để “cắt giảm”. Không có mẹo gì ở đây cả.
Kritsty Shen – người đã độc lập về tài chính và nghỉ hưu ở tuổi 31 – tác giả của cuốn sách “Lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân” đã chia sẻ về cách quản lý tài chính:
“Bí quyết để chi tiêu theo ngân sách không phải là tạo ra một vài khuôn mẫu rồi thực hiện theo nó, mà bạn cần phải tìm ra dự thảo ngân sách phù hợp với chính bản thân mình”
Bạn biết đấy, mỗi người có tình hình tài chính và nhu cầu chi tiêu khác nhau. Chưa kể đến sở thích và thói quen chi tiêu. Nếu một chuyên gia tài chính nào đó khuyên bạn phải bỏ uống cafe trong khi bạn là một “tín đồ cafe” và chỉ để dành ra “vài xu” lẻ. Chắc bạn không làm được đâu nhỉ?
Đừng bao giờ tìm kiếm lời khuyên từ những người “bán lời khuyên”. Họ có thể “nói hay” những hãy nhìn những gì “họ làm”. Một chuyên gia về chế độ dinh dưởng có thể cho bạn về những lời khuyên giảm cân nhưng trong khi anh ta lại “phát phì”.
Hãy tìm kiếm lời khuyên từ những người đã có “kinh nghiệm” và đã “thành công”, không phải vì cái nhãn mác “chuyên gia”.
Keep every thing simple – Giữ cho mọi thứ đơn giản (Warrent Buffett)
Hãy giữ cho mọi thứ đơn giản. Đừng cố gắng tìm kiếm những điều “cao siêu”. Phương pháp tiết kiệm thông minh là không có phương pháp nào cả. Chỉ có cách tư duy để tiết kiệm thông minh, từ “tư duy đúng đắn” mới có cách làm đúng đắn.
Hãy tập trung vào những nguyên nhân khiến bạn thất bại. Chắc chắn không phải đến từ phương pháp tiết kiệm, nó đến từ con người bạn.
KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP NÀO SAI, CHỈ CÓ NHỮNG NGƯỜI KHÔNG BIẾT CÁCH LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÚNG.
Bạn đã cài đặt tư duy “đúng” để tiết kiệm chưa?
Tư duy tiết kiệm tiền bạc
Để tiết kiệm hiệu quả, kế hoạch quản lý tài chính của bạn cần có các yếu tố sau:
Tiết kiệm phải “kỷ luật”
Đây là yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể quản lý tốt tài chính cá nhân, dù bạn có biết bao nhiêu phương pháp, bao nhiêu cách tiết kiệm, nhưng nếu bạn không “kỉ luật” một cách NGHIÊM KHẮC với bản thân mình thì những điều đó là hoàn toàn vô nghĩa.
Nếu bạn lúc nào cũng luôn muốn tìm kiếm sự “an nhàn”, chọn việc dễ dàng để làm thì bạn sẽ khó mà có được những thứ mình mong muốn.
Nếu bạn không thể CHIẾN THẮNG CHÍNH BẢN THÂN MÌNH, thì đừng đòi hỏi điều hỏi điều gì “lớn lao” cả. Hãy sống một cuộc đời tầm thường vô vị nếu như bạn muốn như thế.
2. Tiết kiệm phải “hạnh phúc”
Thay vì mua đồ “vặt” , hãy chi tiền cho những “trải nghiệm”.
Elizabeth Dunn – Giáo sư tại trường tại học Critish Columbia gọi “cơn gió” hạnh phúc từ việc đi mua sắm là VÙNG NƯỚC CỦA KHOÁI LẠC.
Hẳn bạn đã từng có cảm giác “sung sướng” khi mua về một món đồ mà mình “yêu thích” phải không? Nhưng sau 1 tuần, cái “cảm giác” có còn nữa không? Và rồi sau 2 tuần, 1 tháng?
Theo hiệu ứng Direrot – một nghiên cứu của nhà triết học người Pháp cho thấy con người khi sở hữu những món đồ “mới” thường sẽ tiếp tục bị cuốn vào vòng xoáy mua sắm và để thỏa mãn “cơn nghiện”, họ mua rất nhiều thứ dù cho những thứ đó không cần thiết đối với họ.
Con người thường cảm thấy hạnh phúc khi mua sắm. Nhưng cái “hạnh phúc” đó chỉ đến trong một thời gian ngắn. Sau một thời gian, món đồ bạn mua sẽ bị bạn vứt lăn lóc ở góc phòng, rồi bạn lại tiếp tục đi mua những thứ khác chỉ để thỏa mãn “cơn khát” trong bạn.
Không phải khoản chi tiêu nào cũng giống nhau. Một nghiên cứu của Thomas Gilovich – Một giáo sư tâm lý học nổi tiếng ở trường đại học Corrnell đã đưa ra kết luận: “Việc chi tiền cho những “trải nghiệm” sẽ giúp con người hạnh phúc dài lâu hơn rất nhiều so với việc phung phí tiền vào việc mua sắm”.
Có lẽ bạn nghĩ chi phí “trải nghiệm” sẽ rất tốn kém. Thế thì có lẽ bạn chưa biết.
Cặp vợ chồng Kristy Shen và Bryce Leung đã đi du lịch vòng quanh thế giới với mức chi phí gần bằng như chi phí ở nhà.
Việc nói rằng, trải nghiệm rất tốn kém, là một lời nói dối để bao biện cho thói tiêu xài hoang phí của bạn, nếu bạn muốn vừa tiết kiệm mà vẫn vui vẻ hạnh phúc mỗi ngày thì hãy ngừng việc tha đồ đạc về nhà.
XÁCH BALO LÊN VÀ ĐI! BẠN SẼ THẤY THỂ GIỚI NÀY CÓ QUÁ NHIỀU ĐIỀU ĐANG ĐỢI BẠN KHÁM PHÁ.
3. Tiết kiệm phải “chủ động”
Hãy ghi lại chi tiêu của mình mỗi ngày và đừng xem thường công việc này.
Mexico Carlos Slim là TỶ PHÚ GIÀU THỨ 5 THẾ GIỚI, đến nay ông vẫn giữ thói quen ghi chép lại chi tiêu ngay khi còn là một đứa bé. Ghi lại chi tiêu là cách hữu hiệu nhất nếu bạn muốn kiểm soát chi tiêu của chính bản thân mình.
Đó là cuối ngày, hãy ghi lại những khoản chi, khoản thu và số dư của mình mỗi ngày. Cứ làm điều này mỗi ngày rồi bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Khi làm công việc này, bạn có khuynh hướng giảm chi tiêu hơn vì bạn luôn biết tình hình tài chính của mình mỗi ngày. Và hơn hết, bạn sẽ biết những khoản chi tiêu của mình vào những thứ gì. Bạn sẽ biết tiền của bạn “chui” vào chỗ nào. Chỗ nào đang “rò rỉ” và cần phại “bịt lại”.
Nếu bạn có thể làm điều này mỗi ngày và biến nó thành thói quen của mình, bạn chắc chắn sẽ có rất nhiều tiền! Hãy quên những phương pháp “cao siêu” gì đó đi và bắt tay vào “lập” cho mình 1 cuốn sổ để kiểm soát tình hình tài chính của mình ngay từ bây giờ.
Gợi ý: Chia quyển sổ làm 4 cột (ngày tháng, nội dung công việc, thu, chi)
4. Tiết kiệm phải “sinh lời”
Trong bài viết này mình chỉ xin chia sẻ cách tiết kiệm đúng là như thế nào. Không đồng nghĩa với việc bạn chỉ biết tiết kiệm.
Vì “lạm phát” – con quái vật sẽ nuốt chửng số tiền mà bạn dành dụm bấy lâu nay. Hẳn bạn đã nghe câu chuyên về 12 cuốn sổ tiết kiệm trị giá một “căn nhà” của ông Lê Minh Tóa (cư trú tại phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sau 20 năm, 12 cuốn sổ ấy chỉ đáng giá bằng “3 tô phở”.
Lạm phát sẽ khiến đồng tiền của bạn bị giảm giá trị. Nếu tỉ lệ lạm phát là 8% /năm (lạm phát thực), việc bạn gửi ngân hàng với mức lãi suất trung bình 6 -7%/năm không phải là “con gà đẻ trứng vàng” cho bạn.
Nếu bạn muốn để “tiền đẻ ra tiền”, bạn phải dùng số tiền bạn tiết kiệm đưa vào đầu tư (chứng khoán hoặc bất động sản). Bạn có thể học qua sách vở, khóa học online.
Vua Solomon – vị vua nổi tiếng nhất trong Kinh thánh về trí tuệ đã từng nói:
“Hãy tiết kiệm càng nhiều càng tốt, kiếm tiền càng nhiều càng tốt, đầu tư càng nhiều càng tốt và cho đi càng nhiều càng tốt” – Vua Solomon
Không quan trọng bạn kiếm bao nhiêu, quan trọng bạn giữ lại được bao nhiêu và làm gì với số tiền đó. Không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm.
5. Tiết kiệm phải “cân bằng”
Cách tiết kiệm nào cũng vậy, đòi hỏi phải có sự cân bằng. Ở đây đó là cân bằng giữa số tiền “tiết kiệm” và số tiền “chi tiêu”. Miễn sao số tiền bạn tiết kiệm không gây áp lực lên cuộc sống bạn.
Nếu bạn tham lam dành tiết kiệm quá mức, cuộc đời bạn sẽ như thế này:
Trông bạn chả khác thằng “bần”
Tiết kiệm quá mức sẽ khiến bạn phải sống chật vật trong những ngày kế tiếp. Tại sao phải khốn khổ vậy? Bạn không phải là nô lệ của đồng tiền.
Làm gì thì làm, nhưng nếu bạn để đồng tiền điều khiển bạn, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc đâu!
Việt chi tiêu “tằn tiện” sẽ làm bạn thức dậy mỗi ngày với tâm trạng “u ám” mỗi ngày. Một cuộc sống “khắc khổ” và không có nụ cười. Và điều đó thì không bao giờ giúp bạn giàu có!
“Tiền bạc không phải là tất cả. Nó không đáng để bạn hy sinh sức khỏe, gia đình, bạn bè hay những trải nghiệm khác vì nó”, Sabatier – một triệu phú tự thân làm giàu sau 5 năm chia sẻ.
Thực tế cho thấy rằng, bạn càng hà tiện, bạn càng nghèo. Rất nhiều người rất “trùm” trong việc chi tiêu đối với những thứ lặt vặt không đáng. Nhưng lại mạnh tay chi cho những món đồ xa xỉ.
- Bạn tằn tiện từng đồng, nhưng lại chẳng tiếc gì cho những lần nhậu nhẹt bê tha.
- Bạn tằn tiền từng đồng, những lại chẳng tiếc gì với những bộ đồ đắt tiền mắc dù trong tủ của bạn đang “chất cả núi”.
Suy cho cùng, bạn đang tiết kiệm để “nghèo” hơn. Thiếu tiền, bạn buộc phải đi vay. Nợ có 2 loại, “nợ tốt” và “nợ xấu”.
Bạn vay để tiêu dùng, đó là “nợ xấu”! Bạn vay để đòn bẫy, tạo ra dòng tiền dương thì đó là “nợ tốt” (điều mà các nhà đầu tư hay các công ty hay làm). Tóm lại “nợ xấu” thì lấy tiền của bạn, “nợ tốt” là đem tiền về cho bạn.
Nghịch lý là nhiều người vừa tiết kiệm, vừa vay nợ xấu (nợ tín dụng)
Nhiều người đang nợ tín dụng với lãi suất rất cao, những lại vừa tiết kiệm. Thật sự mà nói bạn đang làm những chuyện vô bổ. “Lãi suất” của khoản nợ sẽ nuốt chững “lãi suất” khoản tiền tiết kiệm của bạn.
Nợ thì không trả hết, tiền tiết kiệm vẫn không tăng lên.
Nếu khoản tiết kiệm của bạn không tạo ra lãi suất cao hơn khoản tiền lãi vay, hãy tập trung trả nợ! Bạn có hơn 101 cách “sáng tạo”. Người ta thường nói: “cái khó ló cái khôn”. Khi thiếu thốn, bạn sẽ sáng tạo ra rất nhiều cách để tiết kiệm chi tiêu.
Nhưng điều đáng nói ở đây là: Con người thường có khuynh hướng mua những thứ mà trước đây họ không có vì một lý do nào đó, đặc biệt là khi bạn có một khoản tiền “lớn” trong tay.
Điều đó lý giải tại sao khi bạn nhận được lương, bạn thường chi tiêu rất mạnh tay vào những ngày sau đó. Suy cho cùng, tiết kiệm quá mức sẽ chẳng thể nào giúp bạn có cuộc sống tốt hơn.
Vậy đâu là tư duy tiết kiệm đúng đắn bây giờ?
Cắt bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết miễn sao bạn vẫn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ mỗi ngày.
Chắc chắn là từ bỏ ly cà phê yêu thích là điều không được liệt kê vào danh sách này rồi nhỉ? Đây là công việc mình dành cho bạn. Hãy liệt kê những chi tiêu nào không cần thiết và không gây áp lực lên cuộc sống của bạn.
Đối với mình thì danh sách giảm chi tiêu được lập ra như sau:
- Thay vì đi xe máy, mình chọn cách đi bộ hoặc đi xe buýt. Mình cảm thấy đi bộ và đi xe buýt giúp mình có nhiều thời gian rãnh để làm nhiều việc khác hơn thay vì phải tập trung lái xe.
- Điện thoại của mình dù mình đã vỡ màn hình và đã xài được khoảng vài năm. Tuy vẫn có thể đáp ứng đầy đủ chức năng nên không cần mua cái mới. (Nhiều người đổi điện thoại như cơm bữa vậy).
- Lúc trước mình uống cà phê một lần 3 gói. Giờ uống một lần 1 gói. Vừa đỡ không bị mất ngủ vừa vẫn giữ được hương vị thơm ngon của cà phê (ít nên uống rất ngon).
- Mình đã quên mà pin ATM nhưng cũng “làm biếng” đi xin cấp lại. Nhờ đó mà những khoản tiền lương hàng tháng của mình vẫn nằm yên trong đó. (Nếu rút ra sẽ thật khó để nó yên trong ví đâu).
- …
Còn nhiều nữa nhưng cơ bản là vậy, tuy nhiên những khoản chi tiêu mình tiết kiệm nó không hề gây áp lực lên cuộc sống của mình.
Ghi chú: Những cách “giảm” chi tiêu có thể chỉ hiệu quả đối với mình. Bạn có thể tự “sáng tạo” để tìm ra cách giảm “chi tiêu hợp lý”. (Miễn sao bạn đừng “rầu rĩ” mỗi ngày là được).
Có một câu nói rất hay như thế này: “Từ bỏ uống capochino mỗi buổi sáng sẽ không giúp bạn giàu hơn”.
Quả thật là vậy. Sống tằn tiện quá chỉ khiến mình trông đáng thương hơn trông mắt người khác mà thôi. Hãy linh hoạt “tài chính” trong khả năng có thể của mình. Đừng cố gắng ép bản thân. Một cuộc sống với mỗi ngày thức dậy mà chả có “nụ cười” là dấu hiệu của một tương lai “nghèo”.
Lời kết
Hãy lưu ý về “TƯ DUY TIẾT KIỆM” mà mình đã chia sẻ ở trên. Nếu bạn muốn giàu có, đừng chỉ tiết kiệm. Hãy chăm chỉ đọc sách, học hỏi và tích lũy kiến thức về kinh doanh và đầu tư.
Bài học về tài chính TRƯỜNG HỌC không dạy cho bạn đâu, bạn phải tự mà học lấy.
Và cuối cùng. Hãy nhớ: “KHÔNG CÓ CON ĐƯỜNG TẮT NÀO DÀNH CHO BẠN”. Đôi chân là của bạn, bạn phải tự bước đi. Đừng trông chờ vào người khác…
Mong bạn sẽ thành công!