Cách Mạng Công Nghệp 4.0 là gì và những điều bạn cần biết
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những khái niệm cơ bản nhất về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó nắm bắt và ứng dụng linh hoạt các thành tựu về khoa học của kỉ nguyên mới vào cuộc sống cũng như sự nghiệp của mình.
Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4.0” xuất phát từ một bài báo cáo của chính phủ Đức, bắt nguồn từ khái niệm “Industrie 4.0”. Khái niệm này xuất hiện ngày càng phổ biến hơn trong thời gian gần đây, thường được hiểu đơn giản như sự thay của máy móc đối với sức lao động (cả về thể lực và trí tuệ) của con người.
Lịch sử của cách mạng công nghiệp 4.0
Để hiểu cách mạng công nghiệp 4.0 là gì, chúng ta cần nhìn về lịch sử với các cuộc cách mạng mang tính bước ngoặt của nhân loại, từ sự ra đời máy hơi nước của James Watt cho đến động cơ đốt trong, cho đến ngày nay, con người đang thực hiện những bước tiến vượt bậc, lấy khoa học và công nghệ làm trung tâm của sự phát triển.
Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schvvab đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 của Đức, theo đó, cách mạng công nghiệp 4.0 được hiểu là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị”.
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
- Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence): Là hệ thống dữ liệu và các khả năng được biểu hiện bằng một hệ thống/ ngôn ngữ nhân tạo. Trí thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc.
- Vạn vật kết nối (Internet of Things): Đây còn là một khái niệm tương đối xa lạ với đa số chúng ta. Năm 2014, tổ chức Global Standards Initiative on Internet of Things định nghĩa IoT là “hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch vụ (điện toán) chuyên sâu thông qua các vật thể (cả thực lẫn ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công nghệ thông tin và truyền thông.
Để nói một cách đơn giản, Internet of Things (IoT) xuất hiện khi mọi thứ đều được liên kết với nhau thông qua mạng Internet. Người dùng (hoặc chủ sở hữu) có thể điều khiển tất cả các vật dụng của mình thông qua mạng chỉ bằng một thiết bị thông minh, như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân, hay thậm chí một chiếc đồng hồ thông minh nhỏ gọn mà họ đeo trên tay.
- IoT được đánh giá sẽ là xu hướng mới, hứa hẹn hình thành kỉ nguyên mới nơi mọi giá trị con người sở hữu đều sẽ được quản lý bởi mạng lưới đồ công nghệ và Internet. Ví dụ đơn giản nhất là khi bạn sử dụng các loại thẻ thanh toán, ví điện tử thay vì dùng tiền mặt. Khi đó, tài sản hữu hình và tiền trong ví sẽ được chuyển hóa thành data và được quản lý bằng ví tiền ảo.
- Khoa học dữ liệu (Big Data): Sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ mang lại cho các doanh nghiệp, thậm chí là các cá nhân một khối dữ liệu khổng lồ mà từ đó, chúng ta có thể sử dụng để khai thác những thông tin cần thiết về khách hàng, hành vi, tâm lý cộng đồng,…
Khối dữ liệu khổng lồ này là Big Data – mảnh đất màu mỡ đã giúp ngành Khoa học dữ liệu phát triển và đáp ứng nhu cầu khai thác tự động những thông tin tiềm năng giúp phát triển nghiên cứu và phân tích hành vi khách hàng, xu hướng thị trường, quy luật vận động của sự vật hiện tượng,… Chính vì thế, nó sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có căn cứ khai thác và sử dụng thông tin dữ liệu một cách chính xác, chuyên nghiệp khi đề ra những phương hướng hoạt động hiệu quả hơn.
Cơ hội và thách thức khi thực hiện cuộc CMCN 4.0
- Cơ hội của chúng ta: Cách mạng công nghiệp mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất dựa trên nền tảng những nhu cầu giản đơn nhất, như trải nghiệm mua sắm online, thanh toán trực tuyến, cho đến việc sử dụng robot tự động phục vụ việc nhà, chăm sóc sức khỏe,…
Ngày nay, chất lượng dịch vụ được kiểm soát dễ dàng, chi tiết và tự động hơn nhờ các thành tựu của khoa học kĩ thuật, vậy nên chất lượng cuộc sống của chúng ta được cải thiện đáng kể. Việc kiểm soát chất lượng dịch vụ mang đến ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tổ chức biết tận dụng.
- Thách thức: Thời đại công nghệ mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt. Khai tử các doanh nghiệp lạc hậu với những dịch vụ đã cũ kĩ, không còn được người dùng ưa chuộng là điều tất nhiên. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng đồg thời nó sẽ là bài toán nan giải nếu các doanh nghiệp không muốn bị đào thải, lạc hậu.
Lời kết
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia, hay nói cụ thể hơn đó chính là sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân sống tại quốc gia đó bởi nó sẽ mang lại vô vàng cơ hội cũng như thách thức và khó khăn riêng của nó.
Vậy bạn có suy nghĩ như thế nào về cuộc cách mạng này và ý kiến của bạn như thế nào về cuộc cách mạng 4.0 tại nước ta hiện nay, hãy để lại lời bình trong phần dưới đây nhé!