Mua Thẻ Nhớ Cho Máy Ảnh Tốt Nhất (U1, U2 Hay U3)

4.7/5 - (4 bình chọn)

Chào các bạn đã đến với loạt bài viết về nhiếp ảnh của mình, hôm nay chúng ta sẽ cùng đề cập đến một chủ đề mà mình tin rằng nó sẽ rất có ích cho tất cả các bạn, thứ mà chúng ta sử dụng hàng ngày mà thường ít để tâm tới, đó là thẻ nhớ của máy ảnh.

  • Hiện nay đa số các loại máy ảnh từ máy ảnh du lịch đến các loại máy ảnh kĩ thuật số DSLR hay các máy quay từ phổ thông đến cao cấp hiện nay đều sử dụng thẻ nhớ thay vì sử dụng ổ cứng cồng kềnh như trước kia. 
  • Thẻ nhớ máy ảnh ngày nay đã được cải tiến rất nhiều từ tốc độ đến khả năng lưu trữ nên gần như nó đã chiếm hầu hết thị phần của các loại ổ cứng trước đó.

Bài viết này mình sẽ chia sẻ những kiến thức mà mình biết để giúp các bạn có thể tự lựa chọn cho mình được một chiếc thẻ nhớ phù hợp, bên cạnh đó mình cũng đề xuất một số loại thẻ nhớ thông dụng hiện nay cho các bạn có thể tham khảo.

 
Ưa chuộng nhất
SanDisk
Thẻ nhớ SanDisk
Bền Bỉ
lexả
Thẻ Nhớ Lexar
Tham khảo
samsung
Thẻ nhớ Samsung
Máy ảnh nào tốt cho người mới bắt đầu: Nikon, Sony, Canon
Máy ảnh nào tốt cho người mới bắt đầu: Nikon, Sony, Canon

Kiến thức chung

Trước khi đi vào vấn đề chính mình xin cung cấp cho các bạn một số thông tin quan trọng giúp các bạn có thể tự lựa chọn cho mình chiếc thẻ nhớ phù hợp với chiếc máy ảnh của bạn.

the nho may anh
Thẻ nhớ Sandisk trên máy ảnh Canon
Thứ nhất

Mỗi chiếc máy ảnh đều có bộ nhớ đệm (buffer) được nhà sản xuất cung cấp sẵn để lưu trữ từ vài đến vài chục thậm chí là hàng trăm bức ảnh RAW. Bộ nhớ này sẽ lưu trữ các video và các file ảnh của bạn trước khi nó ghi vào thẻ nhớ. Việc quay hay chụp ảnh liên tiếp sẽ khiến cho bộ nhớ này nhanh chóng bị đầy, nó cần phải ghi sang thẻ nhớ để có khoảng trống để tiếp tục nạp dữ liệu.

Lúc này đòi hỏi một chiếc thẻ nhớ phải có tốc độ ghi đủ lớn để đáp dứng được yêu cầu. Khi tốc độ ghi thấp hơn không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ xảy ra hiện tượng video quay tự động dừng không quay nửa, hoặc bấm nút chụp không cho chụp nửa. Điều này giải thích cho việc máy hay bị đơ hoặc không chụp hay quay được, đôi khi vấn đề xuất phát từ chiếc thẻ nhớ của các bạn không đáp ứng được yêu cầu ghi dữ liệu của máy.

Thứ hai

Thứ hai, thẻ nhớ thực tế có nhiều loại tuy nhiên cùng với công nghệ hiện đại như ngày nay những thiết bị thẻ nhớ đầu đời đã bị khai trừ, trên thị trường hiện nay hầu như chỉ xuất hiện hai loại thẻ nhớ chính đó là thẻ nhớ CF (CompactFlash) thẻ SD.

Ngoài ra còn có một loại thẻ nhớ mới ra đời trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của thẻ CF, đó là thẻ XQD với công nghệ của tương lai với tốc độ đọc/ghi và khả năng lưu trữ ưu việt, tuy nhiên loại thẻ này chưa thực sự phổ biến và giá thành cũng rất đắt đỏ nên mình sẽ có một bài viết riêng về loại thẻ này.

Phân biệt Thẻ nhớ CF và Thẻ nhớ SD

Thẻ Nhớ CF

Thẻ CF là loại thẻ ra đời tương đối lâu có kích thước to hơn và tương đối nặng hơn so với thẻ SD. Tuy nhiên nó vẫn tồn tại đến bây giờ vì thẻ CF có tốc độ đọc và tốc độ ghi cao và đương nhiên giá thành nó cũng đắt hơn và nó phổ biến trên các thiết bị máy chụp ảnh cao cấp như 5D mark III, Nikon D800, Canon 1DX … 

Tốc độ đọc ghi thường cao gấp đôi so với thẻ SD. Đến thời điểm thẻ SD ra đời thì thẻ CF vẫn có tố đọc ghi lớn hơn so với thẻ SD, CF tối đa khoảng 190MB/s cho đọc và 180MB/s cho việc ghi. Còn SD thì tốc độ tối đa khoảng 90MB/s cho đọc và 80 MB/s cho ghi.

Nhưng với sự tiến bộ của công nghệ hiện đại thì khoảng cách công nghệ giữa 2 loại thẻ này ngày càng được thu hẹp đáng kể, thậm chí một số loại thẻ SD đã vượt mặt thẻ CF về tốc độ đọc ghi.

Thẻ nhớ SD

Thẻ SD xuất hiện trong hầu hết thiết bị điện tử ta dùng, ngoài ra còn có micro SD, mini SD… có ưu điểm là bé, nhẹ và giá thành rẻ hơn so với thẻ CF.

Trong khuôn khổ bài viết này, mình chỉ đề cập đến thẻ SD do nó có thể đáp ứng được hầu hết nhu cầu với đa số cấu hình của các loại máy ảnh hiện nay, trừ một số loại máy cao cấp phục vụ nhu cầu dịch vụ hoặc các các yêu cầu đòi hỏi cao.

Những lưu ý khi chọn thẻ nhớ cho máy ảnh

the nho may anh
Kinh nghiệm chọn mua thẻ nhớ máy ảnh phù hợp.

Để chọn được một chiếc thẻ nhớ phù hợp với nhu cầu thì chúng ta cần xác định được những yếu tố sau:

1. Tốc độ của thẻ

Thẻ SD có các loại ghi trên thẻ đó là Class 4, 6, 10 … tương ứng với tốc độ ghi tối thiểu là 4, 6, 10 MB/s.

Và từ thẻ Class 10 trở đi còn có các loại thẻ U1, U2, U3 ứng với các ký kiệu ghi trên thẻ, tương ứng ta có thể hiểu một cách đơn giản là tốc độ của ba dòng này lần lượt là:

U1 < U2 < U3.

2. Loại thẻ ứng với nhu cầu và cấu hình máy ảnh

Sau khi đã xác định cho mình được tốc độ thẻ nhớ rồi thì bạn cần phải xác định được với nhu cầu nào thì tốc độ tối thiểu cần phải đạt được là bao nhiêu.

  • Nếu bạn chỉ chụp không quay, độ phân giải 12mpx trở xuống thì thẻ class 4, 6 vẫn đáp ứng được.
  • Nếu bạn cần quay video với chất lượng Full HD hoặc chụp liên tục thì một chiếc thẻ nhớ Class 10 U1 là yêu cầu tối thiểu.
  • Còn nếu bạn muốn quay video 4K thì bạn phải có một chiếc thẻ tối thiểu Class 10 U2 để đáp ứng được yêu cầu.

Dưới đây là bảng tổng hợp theo loại thẻ và các nhu cầu sử dụng cần dùng đến:

Tốc độ Tốc độ ghi tối thiểu SD BUS Mode Hỗ trợ quay phim
Loại UHS
Class 10 U3 30MB/s Tốc độ siêu cao Quay 2K, 4K
Class 10 U2 20MB/s Quay 2K, 4K
Class 10 U1 10MB/s Hỗ trợ quay phim HD và full HD.
Loại thường
Class 10 10MB/s Tốc độ cao Hỗ trợ quay phim HD và full HD.
Class 6 6MB/s Tốc độ Thường Hỗ trợ quay phim HD và full HD. Class 4 dung lượng 16GB trở lên hỗ trợ  quay full HD
Class 4 4MB/s
Class 2 2MB/s Chỉ hỗ trợ quay phim từ HD trở xuống.

UHS: Ultra High Speed (tốc độ siêu cao)

3. Một hãng thẻ nhớ cho máy ảnh tốt nhất hiện nay

Dưới đây mình sẽ đề xuất một số loại thẻ nhớ tốt mà qua thảm khảo một số ý kiến khách hàng và một số loại mình đã trực tiếp được trải nghiệm sử dụng:

Thẻ nhớ SanDisk Extreme PRO

Thẻ Nhớ Lexar Professional

Thẻ nhớ Samsung

Thẻ nhớ HIKVISION 

Thẻ nhớ JVJ Pro

Thẻ nhớ Transcend

Tổng quan

  • Thẻ nhớ SD vẫn có thể đáp ứng hầu hết nhu cầu thường dùng của các loại máy ảnh hiện nay và sẽ còn một thời gian rất lâu nửa để loại thẻ này bị khai trừ. Đối với thẻ CF thì với sự phát triển nhanh chóng của thẻ SD khoảng cách về công nghệ giữa 2 loại thẻ này là không mấy khác biệt nhưng vẫn có một số dòng máy chỉ hỗ trợ sử dụng thẻ CF thì bắt buộc ta phải sử dụng.
  • Còn đối với loại thẻ XQD thì thực sự chưa thực sự cần đến vì hầu hết các tác vụ hiện nay thì chỉ cần đến thẻ CF là đáp ứng được, nếu bạn có tài chính dư giả muốn trải nghiệm công nghệ tương lai với chất lượng vượt trội thì có thể cân nhắc đến.

Bạn nên nắm vững thông số máy của mình đang sử dụng và nhu cầu sử dụng của bản thân để lựa chọn một chiếc thẻ nhớ phù hợp với nhu cầu và phù hợp với túi tiền của mình.

Lời kết

Trên đây là bài viết của mình về việc lựa chọn thẻ nhớ cho máy ảnh. Với mình, việc chọn thẻ nhớ sẽ ưu tiên mức độ phù hợp hơn là chất lượng vì để có một chiếc thẻ chất lượng thì giá thành khá cao. Một chiếc thẻ phù hợp với nhu cầu cũng như với chiếc máy ảnh của bạn sẽ giúp mọi thứ vận hành được ổn định.

Hy vọng bài viết có thể giúp ích được bạn trong việc lựa chon một chiếc thẻ nhớ phù hợp dành cho việc nhiếp ảnh, quay video, làm vblog,… Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc góp ý nào liên quan đến bài viết, hãy để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây nhé!

Phạm Khang
Phạm Khang

Chào mọi người, mình là Khang, là dân IT, sở thích của mình là Street Workout, Du lịch, và Nhiếp ảnh. Phương châm viết bài của mình là cung cấp thông tin đến với tất cả mọi người một cách dễ hiểu nhất. Hy vọng những bài viết của mình có thể giúp ích được cho mọi người !

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo