Chân Thành Hay Trân Thành? 90% Người Viết Bị Sai
Nhiều người hiện nay đang quan tâm đến câu hỏi về việc nên sử dụng từ “chân thành” hay “trân thành”. Một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bối rối này là do cả hai từ đều có phát âm tương tự nhau, dễ gây ra những hiểu lầm.
Mặc dù trong văn nói việc nhầm lẫn này không quá quan trọng, tuy nhiên trong văn viết thì nó lại là một câu chuyện khác.
Vậy chân thành và trân thành có ý nghĩa như thế nào? Làm thế nào để phân biệt và viết đúng chính tả 2 từ này? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi ở trên cũng như đưa ra một vài ví dụ minh hoạ cụ thể.
Chân thành là gì?
Chân thành là từ mà chúng ta dùng để bày tỏ sự thành thật, thật lòng với một điều gì đó. Khi dùng từ “Chân thành chia buồn” hoặc “Chân thành biết ơn” thì việc này mang ý nghĩa là “Rất lấy làm tiếc về sự mất mát…” hoặc “Từ tận đáy lòng, bạn cảm ơn sự giúp đỡ của ai đó”.
Bên cạnh đó, chân thành còn thể hiện một sự thành thật, quý mến và nghiêm túc với người khác khi cần sự giúp đỡ, chia sẻ, cảm ơn ai đó/điều gì đó.
Chân thành trong giao tiếp
Trong giao tiếp, sử dụng từ “chân thành” sẽ giúp bạn thể hiện thái độ nghiêm túc, coi trọng đối phương.
Chẳng hạn như khi xin lỗi ai đó, thêm “chân thành” vào sẽ giúp đối phương cảm nhận được sự hối lỗi thật sự của bạn:
“Em xin chân thành xin lỗi vì đã làm trầy xe của anh”.
Hay khi cảm ơn đối phương điều gì đó, “chân thành cảm ơn” sẽ thể hiện sự quý trọng và biết ơn sâu sắc từ phía bạn.
Chân thành trong văn bản
Trong các loại văn bản như thư cảm ơn, thư mời, thư chia buồn… “chân thành” được dùng rất phổ biến ở phần kết thư.
Sử dụng “Kính chúc Quý anh/chị…” hoặc “Chân thành cảm ơn” cũng được. Tuy nhiên, “chân thành” sẽ mang lại cảm xúc chân thành, thật lòng hơn.
Ở mỗi email mà mình viết cho ai đó, mình điều dùng từ Chân thành cảm ơn hoặc Trân trọng ở phía cuối của email đó.
Trân thành là gì?
Trân thành là một từ sai chính tả và hoàn toàn không tồn tại trong tiếng Việt.
Do phát âm giống với “chân thành” nên rất nhiều người mắc lỗi khi viết nhầm thành “trân thành”. Tuy nhiên, cụm từ này hoàn toàn không có nghĩa và không nên sử dụng.
Nhiều người lại nhầm tưởng rằng “trân thành” có liên quan tới “trân trọng” hoặc “trân quý”. Đây cũng là nguyên nhân khiến lỗi sai này vẫn tồn tại.
Cả “trân trọng” và “trân quý” đều mang nghĩa trọng vọng, quý trọng ai/cái gì đó. Trong khi “trân thành” hoàn toàn vô nghĩa.
Kết luận về Chân thành và trân thành
Như vậy, qua phân tích trên, chúng ta có thể dễ dàng kết luận chắc chắn rằng:
Chân thành mới là cách viết đúng chính tả. Trân thành là sai chính tả.
Vì sao chúng ta hay viết nhầm 2 từ này?
Dù biết chân thành mới đúng nhưng tại sao vẫn còn rất nhiều người viết sai “trân thành”? Đó là do 2 nguyên nhân chính sau:
1. Do phát âm giống nhau
Đây là nguyên nhân chính khiến chúng ta dễ mắc lỗi khi viết chân thành và trân thành. Bởi cả hai đều được phát âm giống hệt nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn.
Đặc biệt, trong trường hợp gấp gáp hay thiếu tập trung, chúng ta rất dễ viết tự động sai mà quên mất cách viết đúng của nó.
2. Thiếu kiểm tra lại kĩ càng
Một trong những nguyên nhân khác là do thiếu sự kiểm tra kĩ càng về chính tả của người viết.
Do nghĩ rằng từ này quá quen thuộc mà người viết sai không kiểm tra lại từ nào mới là chính xác nhất. Họ cứ nhầm tưởng từ “trân thành” mới là đúng nhất và từ đó dẫn tới lỗi chính tả trong văn viết.
Lời kết
Như vậy, qua phần nội dung trên chúng ta đã biết được “chân thành” chính là cách viết đúng chuẩn chính tả còn “trân thành” là sai. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích với bạn và nếu như có câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác liên quan, đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết phân biệt “Giấu giếm” vs “Giấu diếm” mà mình vừa chia sẻ trong thời gian gần đây.
Chúc các bạn thành công!