Lịch sử ra đời và những điều cần biết về các chuẩn kết nối Wi-Fi

Khi chúng ta mua bất kì một thiết bị hỗ trợ kết nối Wifi nào đều có thông tin về chuẩn kết nối và thường chúng ta sẽ thấy các chuẩn kết nối là Wi-Fi 802.11a/b/g/n/ac như trên. Bạn có thắc mắc những thông số này có ý nghĩa gì? Như đã đề cập ở bài viết 6 chuẩn công nghệ mạng không dây phổ biến hiện nay thì hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn về các chuẩn Wifi 802.11 và sẽ có bài viết về giải quyết một số vấn đề ảnh hưởng đến tốc độ kết nối Wifi.

Các chuẩn kết nối Wi-Fi phổ biến

cac chuan wifi hien nay

Wifi thế hệ đầu – 802.11

Chuẩn 802.11 ra đời 1997, đây là Wi-fi thế hệ thứ nhất ra đời đầu tiên do đội ngũ kỹ sư của IEEE (Institute of Electrical and Electronic Engineers) tạo ra sử dụng  băng tần 2.4GHz và tốc độ tối đa là 2Mbs khá chậm so với hầu hết các thiết bị ngày nay và bị ảnh hưởng bởi sóng của các thiết bị điện tử như lò vi sóng, điện thoại…. nên gần như không còn được sử dụng.

Wifi 2 – 802.11b

Chuẩn 802.11b ra đời tháng 7 năm 1999 được xem như là Wi-fi thế hệ thứ 2 tốc độ tối đa lên đến 11Mbs. Chuẩn 802.11b cũng sử dụng băng tần 2.4Ghz nên rất dễ bị nhiễu sóng từ các thiết bị điện tử khác như là lò vi sóng hay điện thoại di động. Chu yếu dùng trong các hộ gia đình do giá thành thấp, phạm vi tín hiệu tốt.

Tuy nhiên dễ bị nhiễu sóng từ các thiết bị điện tử trong nhà, có thể khắc phục bằng cách lắp đặt xa các thiết bị này để giảm hiện tượng nhiễu sóng.

Wifi 3 – 802.11a và 802.11g

Chuẩn 802.11a ra đời song song với chuẩn b và được xem như là Wifi thế hệ 3 cùng với chuẩn 802.11g nhưng tốc độ lên đến 5 lần so với chuẩn b và chủ yếu được sử dụng cho các doanh nghiệp vì chi phí lắp đặt cao. Mặt khác ít bị nhiễu hơn chuẩn 802.11b do sử dụng băng tần 5Ghz. Chuẩn 802.11g cùng với chuẩn 802.11a ra đời năm 2003 và được đánh giá cao lúc bấy giờ kết hợp những đặc điểm ưu việt của các công nghệ 802.11a và 802.11b trước đó.

Sử dụng băng tần 2.4Ghz do đó phạm vi tín hiệu rộng hơn (tối đa 150m) và cho tốc độ tối đa lên đến 54Mbps. Ngoài ra còn hỗ trợ tương thích với chuẩn 802.11b nên các điểm truy cập (Access point) sẽ làm việc được với các Adapter mạng không dây 802.11b và ngược lại.

Nhược điểm của chuẩn này là giá thành còn đắt hơn chuẩn 802.11b, có thể bị nhiễu từ các thiết bị điện tử gia dụng do sử dụng tần số 2.4Ghz

Wifi 4 – 802.11n

Chuẩn 802.11n Wifi thế hệ 4 hay còn gọi là Wireless N ra đời vào năm 2009 thiết kế để cải thiện chuẩn 802.11g bằng cách tận dụng tín hiệu không dây và tín hiệu anten.

Đây là một bước nhảy vọt của công nghệ Wifi với băng tần tối đa lên đến 600Mbps cường độ tín hiệu cũng tăng lên và có khả năng tương thích ngược với các thiết bị 802.11b và 802.11g. Tốc độ nhanh và chống nhiễu tốt tuy nhiên giá thành đắt hơn 802.11g.

Wifi 5 – 802.11ac

Chuẩn 802.11ac được xem là chuẩn công nghệ Wifi thế hệ 5 ra đời năm 2013 và đang dần thay thế công nghệ chuẩn 802.11n và đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chuẩn công nghệ này hỗ trợ các kết nối đồng thời trên cả băng tần 2.4 và 5GHz cho tốc độ cực đại lần lượt là 1300Mbps và 450Mbps. Chuẩn 802.11ac ra đời khắc phục được những nhược điểm cơ bản mà các chuẩn trước đó mắc phải.

Tuy nhiên được thừa hưởng công nghệ hiện đại hơn đo đó chi phí cũng tăng lên nên bạn có thể cân nhắc trong việc lắp đặt. So với nhu cầu sử dụng thông thường của đại đa số người dùng thì tốc độ ở chuẩn 802.11g là có thể đáp ứng tốt mà giá thành lại thấp hơn nhiều.

Wifi 6 – 802.11ax

Chuẩn 802.11ax được xem như là chuẩn công nghệ Wifi thứ 6 là chuẩn Wi-Fi mới nhất hiện nay còn gọi là High-Efficiency Wireless theo nguồn tin thì Wifi 6 sẽ chính thức được áp dụng từ năm 2019  và sử dụng đại trà trong năm 2020 cho tốc độ cực nhanh. Nếu như mức thương mại của chuẩn Wifi 5 là 6.9Gbps (lý thuyết) và 3.5Gbps (thực tế) thì Wifi 6 sẽ đạt đến con số 10Gbps-14Gbps.

Chuẩn 802.11ac chỉ hoạt động được ở băng tần 5GHz, các router mà bạn thấy đang dùng cả 2,4GHz và 5GHz thì băng tần 2,4GHz do chuẩn 802.11n cũ đảm nhiệm (802.11ac hỗ trợ 2.4GHz tuy nhiên thông qua tương thích với chuẩn cũ hơn là 802.11n). Trong khi đó, 802.11ax tự thân nó có thể chạy cả 2,4GHz hoặc 5GHz, tức là băng thông sẽ rộng hơn, nhiều thiết bị được truy cập vào cùng lúc hơn.

Những con chip Wi-Fi 6 được ra mắt gần đây hỗ trợ tổng cộng 12 kênh truy cập khác nhau, trong đó 8 kênh 5GHz và 4 kênh 2,4GHz. Nghĩa là nó sẽ hỗ trợ cùng lúc nhiều thiết bị truy cập với tốc độ cao mà vẫn đảm bảo ít bị nhiễu sóng hơn.

Bảng tóm tắt lại các chuẩn kết nối Wi-Fi

Biểu đồ so sánh các chuẩn Wifi

Chuẩn 802.11 802.11b 802.11a 802.11g 802.11n 802.11ac 802.11ax
Năm 1997 1999 1999 2003 2009 2013 2019
Tốc độ tối đa (Mbps) 2 11 54 600 1000 6900 14000
Tần số (GHz) 2.4 2.4 5 2.4 2.4/5 2.4/5 2.4/5
Phạm vi (m) 120 120 150 150 250 300 300

Lời kết

Hiện nay đa số thiết bị hỗ trợ kết nối mạng đều hỗ trợ tới công nghệ 802.11ac và đây cũng là chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, có loại modem Wifi đã hỗ trợ công nghệ 802.11ac, có loại lại không nên nhiều người thắc mắc tại sao thiết bị đã hỗ trợ tới chuẩn kết nối ac, tuy nhiên tại sao tốc độ mạng lại cũng như các thiết bị chỉ dừng ở 802.11n mà nguyên nhân là do họ đang truy cập modem chỉ hỗ trợ đến chuẩn kết nối chuẩn 802.11n mà thôi.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan đến Wifi mà mình đã chia sẻ trong thời gian gần đây:

cac chuan wifi hien nay

Trên đây là bài viết về các chuẩn công nghệ Wi-Fi mà bạn cần biết, nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến bài viết thì hãy để lại ý kiến bên dưới nhé!

Cám ơn các bạn đã theo quan tâm!

Phạm Khang
Phạm Khang

Chào mọi người, mình là Khang, là dân IT, sở thích của mình là Street Workout, Du lịch, và Nhiếp ảnh. Phương châm viết bài của mình là cung cấp thông tin đến với tất cả mọi người một cách dễ hiểu nhất. Hy vọng những bài viết của mình có thể giúp ích được cho mọi người !

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo