Mỗi lần bạn lựa chọn một màn hình máy tính mới cho PC hoặc muốn tạo thêm không gian làm việc, nhiều yếu tố quan trọng cần được xem xét như độ phân giải, tỉ lệ khung hình, kích thước,… Một trong những yếu tố không thể bỏ qua và rất nhiều người quan tâm đến đó là thời gian phản hồi (còn được gọi là response time) và tần số làm mới (còn được gọi là refresh rate).
Hai thông số ở trên là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với màn hình máy tính? Hãy cùng mình khám phá ngay trong phần nội dung dưới đây nhé!
Reponse Time là gì?
Reponse Time hay còn gọi là thời gian phản hồi của màn hình chính là khả năng mà chuyển từ màu này sang màu khác, thường là chế độ màu sáng (Fully Active) sang chế độ màu tối (Fully Inactive) như từ đen sang trắng rồi đen.
Đơn vị của Reponse Time được tính là ms (mili giây).
Thời gian phản hồi của các màn hình LCD thường dưới 10 ms, một số khác chỉ trong khoảng 3ms. Thời gian càng thấp thì đồng nghĩa hiện tượng “ảnh mờ bóng ma” sẽ không xuất hiện, do đó chất lượng và màu sắc hiển thị video, hình ảnh của màn hình trở nên đẹp hơn.
Tuy nhiên, cách tính này không áp dụng cho tất cả các màn hình, ngoài cách tính như trên thì vẫn có một số nhà sản xuất tính theo thời gian chuyển từ đen sang trắng rồi đen hoặc xám trắng xám.
Tại sao thời gian phản thồi thấp mang lại trải nghiệm tốt hơn?
Hầu hết chúng ta khá ít quan tâm đến thông số này của màn hình. Khi thực hiện việc chỉnh sửa hay soạn thảo văn bản, hình ảnh, viết mail,… độ trễ của màu sắc gần như nhanh đến mức mà chúng ta không thể cảm nhận được, ngay cả khi chúng ta xem video trên các thiết bị như Tivi, PC, Laptop.
Nhưng nếu bạn là một game thủ thì mọi chuyện đã hoàn toàn khác, việc chuyển đổi giữa các hình ảnh, nhân vật trong game có thể quyết định đến việc thắng thua của một trận đấu. Mỗi mili giây phản hồi nhanh hơn một chút có thể giúp một tay bắn tỉa lấy mạng của đối thủ đấy.
Nếu là một game thủ, hãy ưu tiên chọn mua các các màn hình có thông số này càng nhỏ càng tốt, cụ thể là dao động trong khoảng từ 1ms đến 5ms.
Với những thiết bị như điện thoại, laptop thì chúng ta không thể có thể sự lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng thông số mặc định của nhà sản xuất, thế nhưng nếu như bạn đang lắp ráp một chiếc PC để chơi game, mọi quyết định tuỳ thuộc vào bạn.
Các tấm nền màn hình hiện có trên thị trường
Trên thị trường hiện nay, 3 loại LCD phổ biến hiện có: Tấm màn hình TN (Twisted NIAL), Tấm nền IPS (In-Plane Switching) và Tấm nền VA (Vertical Alignment).
- Tấm nền VA: Tấm nền này hiện có 2 loại là Multi-domain Vertical Alignment (MVA) và Patterned Vertical Alignment (PVA). Tấm nền VA là sự kết hợp giữa TN và IPS nên nhiều màn hình loại này có thời gian phản hồi rất tuyệt vời, chỉ 1ms mà thôi.
Nếu bạn đang cần mua một chiếc màn hình dành cho nhu cầu chơi game, chọn mua màn hình với tấm nền VA hoặc TN sẽ là phương án tối ưu nhất.
- Tấm nền IPS: Loại này có màu sắc ổn định, tuổi thọ cao và có góc nhìn khá rộng. Hiện nay, IPS thường được trang bị cho màn hình dành cho nhu cầu đồ hoạ, nhiếp ảnh hay các tác vụ cần đến độ chính xác cao về màu sắc hiển thị.
Tuy nhiên, hầu hết các màn hình IPS đều có tốc độ phản hồi khá cao và giá cũng không hề rẻ một “tẹo” nào, vì vậy IPS ít được bán trên thị trường như các màn hình TN hay VA.
- Tấm màn hình TN: Loại này có giá rất phải chăng và một tỏng những điểm nổi bật là thời gian phải thồi rất thấp, vì vậy rất thích hợp cho nhu cầu chơi game. Tuy nhiên, màn hình TN có góc hình hẹp và dải màu kém, màu sắc sẻ trở nên mờ và biến dạng nếu chúng ta không ngồi trực diện với nó.
Refresh Rate là gì?
Refresh Rate hay tần số quét là số lượng khung hình mà chúng ta nhận được từ màn hình trong một giây (FPS), và nó được tính bằng đơn vị Hz.
Tần số quét càng cao thì chất lượng hình ảnh cũng như độ chân thực của hình ảnh sẽ mượt và đẹp hơn. Ngược lại, tần số quét càng thấp thì hình ảnh có thể xuất hiện hiện tượng nhoè và các chuyển động sẽ trở nên kém chân thực hơn, đặc biệt là các chuyển động nhanh vì các chi tiết nhỏ không được hiển thị rõ ràng.
Có thể lấy một ví dụ như sau: Màn hình có tần số 120 Hz, tức là nó có thể hiển thị được 120 khung hình trên giây.
Nguyên tắc hoạt động của Refresh Rate
Nguyên tắt hoạt động của Refresh Rate đó chính là vẽ lần lượt từng điểm ảnh pixel theo chiều từ trái qua phải theo dòng, từ trên xuống dưới cho đến khi hoàn thành một khung hình.
Đối với các game thủ, tần số quét có thể quyết định trải nghiệm của một game trong khi chơi, nếu tần số quét của màn hình là con số X, trong khi bộ xử lý đồ hoạ (GPU) lại có thời gian dựng khung hình là Y thì kết quả chắc chắn sẽ không được như mong đợi, thậm chí là gây ra tình trạng “răng cưa” hay “xé màn hình” (screen tearing) khiến cho trải nghiệm game trở nên “tệ” đi rất nhiều.
Chính vì thế, hiện nay các nhà sản xuất Card màn hình (GPU) đã phát triển ra một số công nghệ để tích hợp sẵn vào một số màn hình nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng của mình. Nổi bật có thể kể đến như AMD với công nghệ FreeSync và NVIDIA với công nghệ G-Sync.
Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm về FreeSync, G-Sync và V-sync là gì, hãy xem tiếp phần nội tiếp theo đây.
Lời kết
Đến đây, chắn bạn đã hiểu hơn về 2 thông số khá quan trọng là Reponse Time và Refresh Rate rồi phải không? Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích với bạn và nếu như có câu hỏi hoặc góp ý thêm dành cho bài viết thì đừng quên để lại lời bình của bạn ngay trong phần bình luận dưới đây.