Quy trình sản xuất cọc bê tông chuyên nghiệp

Rate this post

Sẽ có nhiều người tò mò về quy trình sản xuất cọc bê tông như thế nào. Và bài viết này sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tạo ra sản phẩm cọc bê tông chất lượng để đưa vào thi công nhà ở nhé!

Quy trình sản xuất cọc bê tông tiêu chuẩn tại TDC1

Toàn bộ quá trình sản xuất cọc bê tông cốt thép khá phức tạp, vì được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Tất cả đều bổ trợ giúp mang lại chất lượng sản phẩm tốt nhất khi đưa vào sử dụng.

Cốt thép

Sản xuất cốt thép phải đạt tiêu chuẩn của TCVN 4453:1995 “Kết cấu bê tông – cốt thép toàn khối”, theo quy định của Thi công và nghiệm thu, cụ thể:

  • Cốt thép phải được nắn thẳng với kích thước chuẩn, đảm bảo thép sử dụng đúng với bản vẽ thiết kế.
  • Cốt thép đai phải thẳng, được cắt bằng kìm chuyên dụng và uốn theo đúng kích thước thiết kế.
  • Thép đai và thép chủ sẽ được liên kết chặt chẽ bằng dây thép buộc 1 ly với khoảng cách giữa các đai buộc đúng quy chuẩn.
  • Thép chủ và hộp bích đầu cọc kết nối với nhau bằng liên kết hàn.
  • Hộp bích đầu cọc được gia công với 4 mặt phải nằm trên cùng một mặt phẳng và vuông góc theo kích thước thiết kế.
  • Cốt thép cọc được định vị và bố trí thành từng lồng như trên bản vẽ thiết kế.
  • Lồng thép khi được lắp đặt vào khuôn phải đảm bảo ở vị trí chính xác, không được biến dạng hay xê dịch trong lúc đổ bê tông.

Vật liệu bê tông

Những nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất bê tông phải đảm bảo các tiêu chuẩn của TCVN 4453:1995, cụ thể:

  • Sản phẩm để ép cọc bê tông phải được trộn bằng máy chuyên dụng theo tỷ lệ cấp phối trong khoảng thời gian nhất định.
  • Cát, đá không lẫn tạp chất và đảm bảo sạch trước khi trộn bê tông.

Loại ván khuôn

xay dung

Van khuôn phải tuân thủ theo quy định của TCVN 4453:1995 “Cốp pha và đà giáo”, cụ thể:

  • Cốp pha thép tiêu chuẩn phải có đầy đủ các phụ kiện gông, chống…..
  • Bề mặt cốp pha thẳng và được bôi lớp dầu chống dính chuyên dụng. Đảm bảo bề mặt sân bãi đúc cọc phải thẳng.
  • Cốp pha thép phải có độ vuông tương xứng với nền được gông bằng hệ thống chuyên dụng và được điều chỉnh kích thước với khoảng cách gông tiêu chuẩn là 1,5÷ 2 mét.
  • Cốp pha bịt đầu bằng thép phải vuông góc 2 bên thành và có mặt phẳng tiêu chuẩn.
  • Chỉ tháo dỡ ván khuôn khi bê tông đạt 25% cường độ thiết kế (sau 12 – 16 theo quy định).
  • Sử dụng sơn màu xanh viết thông tin trên đầu và mặt cọc gồm: Tên đoạn cọc, mác bê tông, ngày tháng đúc cọc…

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ quy trình sản xuất cọc bê tông sẽ phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ thuật như thế nào. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị sản xuất – thi công ép cọc bê tông, trụ điện… chuyên nghiệp, hãy liên hệ Công ty Cổ Phần Bê Tông Ly Tâm Thủ Đức 1 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé!

Tien Minh
Tien Minh

Mình là Tiến và sở thích lớn nhất của mình là đọc sách, đi du lịch, viết blog và học thêm một điều gì đó mới (có thể là thể thao, ngôn ngữ,...) những khi rỗi. Topthuthuat.com là đứa con tinh thần mà mình đã kiên trì phát triển được hơn 5 năm, hy vọng bạn sẽ tìm được nhiều điều "hay ho" khi ghé thăm trang blog này của mình.

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo