Kumanthong là gì? Có nên nuôi Kumanthong không?

5/5 - (2 bình chọn)

Trong suốt một thời gian dài, mọi người, nhất là giới trẻ rộ lên cơn sốt về búp bê ma quái đến từ Thái Lan – Kumanthong. Chỉ cần nuôi con búp bê này trong nhà bạn có thể cầu được mọi thứ. Vậy Kumanthong là gì? Nó có thực sự linh nghiệm như vậy không và có nên nuôi con búp bê này hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết mà mình đã chia sẻ dưới đây. 

Búp bê Kumanthong là gì?

Trong tiếng Thái, Kumanthong được đọc là Kuman – Tong hay Guman-Thong, dịch nghĩa là “Cậu bé vàng” hay “Qủy Linh Nhi”. Các Kumanthong nhìn giống như búp bê với đủ mọi hình dạng, giới tính, lứa tuổi, chất liệu, thể loại khác nhau như Kumanthong sơ sinh, Kumanthong 3 tháng, Kumanthong bào thai,… 

kumanthong-la-gi-1

Kumanthong phát triển

kumanthong-la-gi-2

Kumanthong sơ sinh

Trong một thời gian dài chúng được một bộ phận giới trẻ Việt Nam vô cũng yêu thích. Họ mua các búp bê này với nhiều mức giá khác nhau từ vài triệu đến cả chục triệu đồng, mang về nhà nuôi như con, cung phụng chúng, muốn gì được nấy. Ngoài mức giá đắt đỏ, bạn sẽ phải bỏ thêm rất nhiều chi phí mua quần áo, giày dép, trang sức, đồ ăn cho “các con”. 

Hàng trăm hội nhóm được lập ra tập hợp hàng ngàn những người chơi Kumanthong, họ tổ chức các buổi gặp mặt định kỳ, mang theo các “bé con” của mình và cùng bàn về cách nuôi dạy, chăm sóc con, cách cầu nguyện để được như ý muốn,…

Tuy nhiên, thực tế Kumanthong là một dạng búp bê truyền thống của người Thái Lan, được các nhà sư tạo ra để an ủi những đứa trẻ không may mất sớm hoặc những bào thai không có cơ hội chào đời. Cũng có thể là những bào thai, linh hồn trẻ con bị bố mẹ chúng bỏ rơi. Các nhà sư tạo ra Kumanthong để trở thành nơi nương tựa của chúng, để chúng được yêu thương, đồng thời cũng giúp tích lũy phước lành cho cha mẹ chúng. 

Những người cha mẹ mất con có thể thông qua hình thức này để thể hiện lòng yêu thương của mình với người con xấu số, cho con chỗ nương tựa, cầu mong cho con họ sớm được đầu thai vào một kiếp mới tốt đẹp hơn. 

Cách các nhà sư Thái tạo ra Kumanthong

Để tạo ra Kumanthong, các nhà sư lấy xương, tóc từ xác chết đứa trẻ hoặc thai nhi tạo thành bùa chú và dán vào hình hài của búp bê. Các thai nhi sẽ được đưa vào hình đứa trẻ sơ sinh đang ngậm vú giả, trẻ em từ 2 đến 8 tuổi thành hình đứa trẻ đang nằm hoặc ngồi. Đặc biệt, các bào thai chưa chào đời, sẽ được sấy khô, mang ra nghĩa trang gọi hồn, sau khi gọi hồn xong, xác thai nhi đó sẽ được sơn một loại sơn đặc biệt tên là Ya Lak rồi tiếp tục được bọc trong vàng là và đưa đến các chùa để cầu nguyện. 

kumanthong-la-gi-3

Xác bào thai được sấy khô

Đối với các linh hồn thiện, búp bê sẽ được mang về nhà thờ cúng hoặc để tại chùa. Mọi người sẽ cầu nguyện để đứa trẻ sớm được đầu thai vào cõi tốt đẹp hơn, mang lại phước lành và phúc đức cho các đấng sinh thành. Đối với những thai nhi nhiều nghiệp chướng, linh hồn gian ác, các nhà sư sẽ bịt mắt búp bê bằng vải đỏ, để tại chùa và thực hiện các nghi thức để giải oan nghiệt, giải nghiệp chướng, ngăn không cho các linh hồn này hại người. 

kumanthong-la-gi-4

Kumanthong bên ngoài bọc vàng 

Có lẽ cũng chính vì vậy mà Kumanthong mang hai ý nghĩa trái ngược nhau. Một là những người tốt mua về với mong muốn cầu may, như một loại bùa hộ mệnh cho bản thân và gia đình. Ngược lại là những người xấu mua về với ý muốn yểm bùa nguyền rủa hại người. 

Ngoài ra cũng lưu truyền một loại Kumanthong khác, không được làm từ linh hồn trẻ em mà từ các loại cây cỏ, đất rừng,… sử dụng thuật trong Phật giáo gọi là Kumanthong phép trắng. Loại làm từ bào thai ở trên gọi là Kumanthong phép đen. 

Truyền thuyết về Kumanthong

Ngoài nguồn gốc Phật giáo, Kumanthong còn có nguồn gốc khác từ một chuyện tình tang thương. Thủa xưa, có một chàng trai tên Khun Phaen được một thầy phù thủy uy quyền yêu quý. Ông ta quyết định gả con gái cho Khun Phaen.

Một thời gian sau, vợ Khun có thai, tuy nhiên mối quan hệ giữa cha vợ và  con rể xảy ra nhiều mâu thuẫn rạn nứt. Lợi dụng tình cảm của con gái, thầy phù thủy xúi giục con gái giết chồng. Kế hoạch không thành, âm mưu của hai cha con phù thủy bị Kun phát hiện. Trong cơn tức giận vì bị phản bội, Khun Phaen đã giết vợ và đứa con trong bụng người vợ. Sau đó, anh ta lên chùa làm lễ biến linh hồn người con xấu số thành Kumanthong – trở thành bùa hộ mệnh may mắn của anh ta.

kumanthong-la-gi-5

Tác phẩm Khun Chang Khun Phaen được dựng thành phim

Ngoài ra, Kumanthong cũng được cho là có nguồn gốc từ tác phẩm văn học “Khun Chang Khun Phaen” được coi là lớn nhất của Thái Lan. Câu chuyện kể về mối ân oán tình thù giữa 3 người bạn thân từ thuở bé kéo dài đến tận đời con, cháu của họ. 

Có nên nuôi Kumanthong không?

Như đã nhắc đến bên trên, Kumanthong có 2 ý nghĩa tốt và xấu: làm bùa hộ mệnh và làm bùa yểm hại người. Tuy nhiên, trào lưu nuôi Kumanthong của giới trẻ chủ yếu do họ tin rằng Kumanthong sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc, là một loại bùa cầu may, chỉ cần nuôi tốt, đáp ứng tốt nhu cầu của nó sẽ được thỏa mọi ước nguyện.

Vì lẽ đó, những người bán hàng luôn chào bán các Kumanthong với những cam kết hiệu quả nhất định, hiệu quả càng cao, kích thước càng lớn thì giá tiền càng đắt. Mọi người tin tưởng vào những lời lừa gạt đó mà tốn rất nhiều tiền bạc để nuôi con.

Tuy nhiên, đó là trò lừa gạt để mọi tiền những người cả tin. Không ai biết rõ ràng nguồn gốc của những con Kumanthong đó là từ đâu, cũng không ai kiểm tra được hiệu quả của nó, chỉ thấy túi tiền ngày càng cạn và mọi người càng lún sâu và bị ám ảnh khi nuôi Kumanthong, Rất nhiều lời đe dọa không chiều chuộng hay không nuôi nữa sẽ bị Kumanthong phản lại, mang đến nhiều tai họa, thậm chí là mất mạng. 

Như vậy, mọi người không nên nuôi Kumanthong. Không cần tính đến chuyện có hiệu nghiệm hay không, trước tiên, đó là việc làm trái đạo đức vì có những Kumanthong được làm từ bào thai thật. Cảnh sát đã bắt giữ một người đàn ông trong một khách sạn ở Đài Loan với 6 bào thai được sấy khô làm thành Kumanthong đang định rao bán giá cao. Chưa rõ người đàn ông này lấy bào thai từ đâu, đó đã là việc làm vô cùng độc ác.

Kết luận

Mọi người nên cẩn thận với những lời lừa gạt về công dụng của Kumanthong trên các trang mạng xã hội. Không nên tin vào chúng mà tống hàng đống tiền để nuôi Kumanthong. Chưa kể, nếu mua những con Kumanthong có bào thai thật là việc làm độc ác, vi phạm pháp luật. Nếu thấy hành vi mua bán, lừa gạt liên quan đến Kumanthong, nên thông báo với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. 

Bài viết được tổng hợp từ Internet.

Tags:

Nguyễn Hạnh
Nguyễn Hạnh

Xin chào, mình là Hạnh. Thế nhưng mình thích cái tên An hơn, An là an yên, bình an. Mình không muốn cuộc sống quá xô bồ, tranh đấu thiệt hơn, chỉ muốn trải qua cuộc sống êm đềm, được làm việc mình thích, đến nơi mình muốn và gặp người muốn gặp. Du lịch, smartphone, giày thể thao và viết là sở thích của mình. Giống như bao người khác, đã thích thì dành thời gian cho nó bao nhiêu cũng không chán.

Theo dõi
Thông báo
guest

1 Comment
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo