Hướng dẫn cúng thôi nôi cho bé trai miền Bắc [Chuẩn Nhất]

4.5/5 - (2 bình chọn)

Cúng thôi nôi cho bé là một nghi lễ quan trọng của người Việt Nam, tuy nhiên nghi thức và lễ vật cúng thôi nôi cho bé trai hoặc gái ở mỗi vùng miền là khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin và hướng dẫn cúng thôi nôi cho bé trai miền Bắc theo đúng phong tục cổ truyền mà bạn có thể tham khảo và thực hiện.

Ý nghĩa lễ cúng thôi nôi cho bé

Lễ cúng thôi nôi còn được gọi là lễ cúng đầy năm cho bé được làm vào dịp bé tròn 1 tuổi, là một trong những phong tục tập quán từ xa xưa của người Việt. Ý nghĩa về mặt tâm linh của lễ thôi nôi là mong cho bé yêu luôn khỏe mạnh và ngoan ngoãn, tương lai sau này suôn sẻ, thuận lợi.

Theo nhiều quan niệm, lễ cúng thôi nôi còn được coi là nghi lễ cảm tạ sự nâng đỡ và phù hộ của 12 bà mụ đã giúp bé sinh thành công và khỏe mạnh đến khi 1 tuổi. Lễ thôi nôi thường được tổ chức vào ngày sinh âm lịch tròn 1 tuổi của bé.

Về cơ bản lễ thôi nôi cho mọi bé đều giống nhau về mặt ý nghĩa, tuy nhiên ở miền Bắc thì cúng lễ thôi nôi cho bé trai và bé gái sẽ khác nhau một số điểm.

Hướng dẫn cúng thôi nôi cho bé trai miền Bắc

cung thoi noi

Nghi lễ cúng thôi nôi cho bé trai miền bắc như nào chuẩn nhất và tốt nhất là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Để làm lễ thôi nôi phụ huynh cần chuyển bị mâm lễ vật, bày biện sao cho đúng và nghi thức cúng lễ sao cho đúng. Nếu bạn đang muốn tự tay chuẩn bị lễ thôi nôi cho bé hay tham khảo ngay những thông tin hướng dẫn sau đây nhé.

1. Chuẩn bị mâm lễ vật cúng thôi nôi cho bé trai miền Bắc

Trong nghi thức cúng thôi nôi thì nhà có bao nhiêu bàn thờ bạn sẽ bày biện đồ cúng lên bấy nhiêu ban. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là phần mẫn lễ cúng Thần Tài Thổ Địa và mâm lễ cúng thôi nôi cho bé.

Mâm cúng thôi nôi cho bé trai miền Bắc bao gồm các đồ lễ sau:

  • Gà luộc 1 con (nên chọn gà trống)
  • Hoa quả: 1 đĩa bao gồm 5 loại quả khác nhau
  • Chè cúng mụ: 12 bát
  • Xôi cúng mụ: 12 đĩa (có thể nấu xôi trắng, xôi gấc, xôi đậu,…)
  • Cháo trắng: 1 bát tô và 3 bát nhỏ
  • Rượu, hoa tươi, nhang, nến 2 cây
  • Trầu cau: 1 lá trầu tươi, 1 quả cau tươi và 12 miếng trầu đã têm sẵn
  • Quần áo giấy của bé nam viết tên và ngày tháng năm sinh của bé lên.
  • Đồ cúng thôi nôi gồm: 12 bộ váy, áo màu xanh, trầu cánh phượng, 12 đôi hài và tiền vàng

cung-thoi-noi-cho-be-trai

Mâm cúng thôi nôi bàn thờ ông Địa bao gồm các đồ lễ sau:

  • Hoa quả: 1 đĩa bao gồm 5 loại quả tùy chọn
  • 1 bát cháo trắng
  • 1 đĩa xôi
  • Hoa, hương, nước 3 ly
  • Trầu cau, rượu, gà luộc và bánh kẹo 5 loại

cung-thoi-noi-cho-be-trai

Ngoài gia, đối với ban thờ gia tiên và ban thờ Phật bạn chỉ cần chuẩn bị hoa, quả, bánh kẹo và xôi rồi thắp nhang cúng cùng lúc với làm lễ thôi nôi là được.

2. Chuẩn bị mâm lễ vật đoán nghề tương lai khi cúng

Mâm lễ vật dùng để đoán nghề tương lai được xem là một phần không thể thiếu của buổi lễ thôi nôi, mâm lễ này giúp bố mẹ có thể tiên đoán được sở thích và năng khiếu của bé trong tương lai. Lễ vật đoán nghề bao gồm các vật dụng sau:

cung-thoi-noi-cho-be-trai

  • Sách vở: Thể hiện cho tính cách tương lai bé sẽ chăm học, ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô và ba mẹ.
  • Bút viết: Tượng trưng cho khả năng về ngôn ngữ, tương lai bé có thể học tốt các môn về tư duy từ ngữ, chữ viết đẹp, có lối sống khá sâu sắc.
  • Ô tô, máy bay: Tượng trưng cho tính cách mạnh mẽ và nghề nghiệp tương lai có thể liên quan đến các nghề như chế tạo, sửa chữa, làm phi công, nhà khoa học,…
  • Máy tính: Tương lai bé sẽ yêu thích những môn học liên quan đến con số, khả năng tư duy logic,… thích hợp với các ngành nghề như kế toán, giáo viên, IT,…
  • Gương và lược: Thể hiện bé là người có óc sáng tạo và con mắt thẩm mỹ cao có thể làm việc trong một số ngành chăm sóc sắc đẹp như thẩm mỹ, nhà tạo mẫu tóc,…

Bên cạnh đó, bạn có thể thêm bất kỳ món đồ dùng nào vào mâm đoán nghề để bé bốc trong buổi lễ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý dù trong buổi lễ bé bốc món đồ gì thì đây cũng là một điềm báo vui cho cả gia đình, không nên ấn định hoàn toàn tương lai của bé theo món đồ bé bốc được trong buổi lễ nhé.

3. Bài văn cúng lễ thôi nôi cho bé trai Miền Bắc chuẩn nhất

Theo phong tục xưa có rất nhiều bài văn khấn, cúng lễ thôi nôi cho bé trai miền Bắc khác nhau, bạn dùng bài nào cũng được. Hiện nay, ở Miền bắc thường hay sử dụng bản văn cúng lễ thôi nôi cho bé sau đây:

Kính lạy Đệ nhất thiên tỷ – đại tiên chủ

Đệ nhị thiên đế – đại tiên chủ

Đệ nhị thiên mụ – đại tiên chủ

Thập nhị bộ tiên nương

Tam thập lục cùng chư vị tiên nương

Hôm nay nhằm mùng … tháng … năm …

Vợ chồng con là (họ tên vợ) ……….và (họ tên chồng) ………………, ngụ tại …………………. Hôm nay bày mâm lễ vật, trước xin thỉnh đất đai thiên địa, thổ công về chứng lễ cho con trai (họ tên con) ………………tròn một tuổi, sau là phù hộ cho cháu khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, phù hộ cho cháu bé được thân mệnh bình yên, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý, phù trợ gia đình chúng con luôn ấm no, hạnh phúc…

Bế cháu lạy trước mâm lễ, thắp 3 nén hương và lạy là xong lễ. Sau đó, đốt vàng mã, vẩy nước (hoặc rượu).

Một số câu hỏi thường gặp về lễ cúng thôi nôi cho bé trai miền Bắc

Nghi thức cúng thôi nôi đôi khi khiến nhiều bậc phụ huynh cảm giác hoang mang vì không biết nên làm như nào đúng. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp khi làm lễ cúng thôi nôi cho bé mà bạn nên tham khảo.

1. Cách tính ngày làm lễ cúng thôi nôi cho bé như nào?

Nhiều phụ huynh không biết nên cúng lễ thôi nôi/lễ đầy năm cho bé vào ngày sinh âm lịch hay dương lịch cho bé. Thực tế, lễ thôi nôi là tập tục từ xưa, thường được làm vào ngày bé tròn 1 tuổi để cúng lễ tạ ơn trời đất và cầu bình an cho bé. Lễ thôi nôi theo truyền lại từ xa xưa thường được làm vào ngày sinh nhật 1 tuổi âm lịch của bé.

Một số vùng có cách tính ngày sinh nhật theo truyền thống là ‘gái lùi 2 trai lùi 1” vì vậy khi cúng thôi nôi cho bé trai bạn nên lùi lại một ngày nhé. Ví dụ: Bé sinh ngày mùng 10/02 âm lịch thì sẽ làm lễ thôi nôi vào ngày mùng 9/02 âm lịch của năm sau nhé.

2. Nên cúng thôi nôi cho bé vào buổi sáng hay buổi chiều?

Cúng thôi nôi cho bé vào lúc mấy giờ trong ngày là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm tìm hiểu. Theo một số thầy tử vi thì việc cúng lễ thôi nôi vào buổi sáng hay chiều đều được, tuy nhiên nên tránh những giờ xung khắc với tuổi của bé. Ưu tiên làm vào các giờ hoàng đạo tốt trong ngày phù hợp với ngày tháng sinh và vận mệnh của bé trong tương lai.

3. Vì sao phải cúng lễ thôi nôi cho bé?

Lễ thôi nôi không chỉ đơn thuần là lễ để tạ ơn các vị thần linh và mụ đã nâng đỡ bé mà từ “thôi nôi” còn có ý nghĩa là từ nay bé sẽ không còn nằm trong nôi nữa mà chuyển sang nằm ở các vị trí như người lớn. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và khả năng độc lập của bé sau này vì vậy lễ thôi nôi như lời cầu mong những điềm tốt lành đến với bé trong tương lai.

4. Mâm cúng lễ thôi nôi có làm cỗ chay được không?

Đối với 1 số gia đình theo truyền thống Phật giáo thì việc sử dụng cỗ chay để làm lễ thôi nôi cho bé hoàn toàn được nhé. Bạn chỉ cần thay cỗ chay bằng những loại món ăn đủ trang nghiêm theo đúng truyền thống là được. Về mặt cơ bản mọi nghi lễ đều quan trọng nhất là tấm lòng của người dâng cúng xong mới đến lễ vật.

5. Vì sao phải làm lễ bốc đồ trong lễ thôi nôi?

Nhờ vào nghi thức bốc đồ mà gia đình có thể phần nào hiểu được tính cách và giúp bé lựa chọn được nghề nghiệp thích hợp trong tương lai. Vì vậy, từ xưa đến nay nghi thức bốc đồ là một phần không thể bỏ qua trong mọi buổi lễ thôi nôi của cả bé trai và bé gái.

Lời kết

Trên đây là hướng dẫn cúng thôi nôi cho bé trai Miền Bắc chuẩn nhất mà bạn nên tham khảo. Hy vọng qua bài viết này bố mẹ biết cách làm lễ cúng thôi nôi cho bé đúng nhất, mang đến điềm lành và may mắn cho bé yêu của bạn trong tương lai. Nếu như có câu hỏi hoặc góp ý nào khác liên quan đến bài viết về việc cúng thôi nôi cho bé trai miền Bắc chuẩn nhất này của mình thì đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây.

Theo dõi
Thông báo
guest

1 Comment
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo