Những thông tin xoay quanh chương trình giáo dục STEM hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

Stem là chương trình giáo dục hiện đại với các hoạt động chính là trải nghiệm sáng tạo, thực hành, nghiên cứu. Vì thế, stem mang đến những ý nghĩa thiết thực cho sự phát triển của trẻ cũng như rèn luyện các kỹ năng, giúp trẻ linh hoạt, năng động trong học tập và làm việc sau này.

Dạy học STEM là gì?

Dạy học stem là cách giúp học sinh tiếp cận liên ngành thuộc 4 lĩnh vực chính là khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Theo đó, những bài học lý thuyết sẽ được lồng ghép vào thế giới thực tế, đòi hỏi học sinh phải áp dụng những kiến thức liên ngành đã học để nghiên cứu, giải quyết vấn đề.

Dạy học stem sẽ gắn liền lý thuyết với thực hành, các hoạt động nghiên cứu, làm việc nhóm, thảo luận, xây dựng mô hình, tạo sản phẩm… Vì thế, học sinh không những nắm rõ bản chất vấn đề mà còn tạo ra được những dụng cụ, sản phẩm hữu ích cho đời sống.

day hoc

Dạy học stem gắn với thực hành

Dạy học stem sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện các năng lực, kỹ năng của bản thân như kỹ năng toán học logic, kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật. Ngoài ra, các kỹ năng mềm như giao tiếp, phản biện, thuyết trình… cũng được cải thiện và nâng cao.

Giáo án stem

Để quá trình dạy học stem đạt kết quả và mục tiêu như mong muốn, đòi hỏi các giáo viên phải có kế hoạch soạn giáo án đúng chuẩn. Theo đó, giáo án stem sẽ được xây dựng theo nguyên tắc sau:

  • Cần dựa trên những mục tiêu cụ thể của từng bài học, tiết học, chủ đề để xây dựng giáo án phù hợp.
  • Phác thảo tổng quan những hoạt động, chương trình sẽ diễn ra trong tiết học để phân bố thời gian sao cho hợp lý.
  • Dựa vào nội dung bài học, giáo viên cần linh hoạt sử dụng các phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh cảm thấy hứng thú.
  • Lên kế hoạch mô hình tương tác đa dạng trong buổi học. Đó có thể là tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa các học sinh với nhau hay giữa các nhóm.
  • Xây dựng nội dung và thời gian cho buổi thực hành, tạo sản phẩm, nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập, thiết kế mô hình, hoàn thiện mô hình.
  • Giáo án stem cần phải có kế hoạch đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh, hiệu quả của mỗi bài học mà học sinh đạt được là như thế nào. Trên cơ sở này, có kế hoạch chỉnh sửa giáo án, kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp.
  • Giáo viên cần có kế hoạch cụ thể cho việc chuyển tiếp giữa các bài học, các chủ đề. Đồng thời, cần bố trí thời gian để học sinh được ôn luyện,  củng cố nội dung bài đã học trước khi chuyển sang bài mới.

Stem robotics

Giáo dục stem hiện nay đã ứng dụng Stem robotics vào trong chương trình giảng dạy. Đây là môn học áp dụng cho học sinh từ cấp 1 trở lên. Với mô hình robot thông minh và những ngôn ngữ lập trình cơ bản nhất mà học sinh được tiếp cận, sẽ mang lại cái nhìn trực quan. Đồng thời, giúp môn học trở nên thú vị, ý nghĩa hơn cho cả giáo viên và học sinh.

day hoc

Stem robotics – mô hình dạy học stem cho phép học sinh sử dụng robot để nghiên cứu, phân tích, đánh giá…

Theo đó, Stem robotics sẽ cho phép học sinh được tiếp cận, sử dụng robot và những công cụ lập trình để nghiên cứu, tìm hiểu ra logic của mô hình. Đồng thời, học sinh sẽ vận dụng một cách linh hoạt cả 4 lĩnh vực là Công nghệ – Kỹ thuật – Khoa học – Toán học để giải quyết vấn đề, tìm hiểu rõ hơn về mô hình robot.

Với chương trình Stem robotics, sẽ mang lại nhiều ý nghĩa đối với học sinh. Đó là:

  • Giúp học sinh hình thành và rèn luyện các kỹ năng mềm là: giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, tư duy chiến lược.
  • Rèn luyện cho học sinh sự tư duy, sáng tạo, linh hoạt vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn để đưa ra lời giải đáp thỏa đáng.
  • Học sinh sẽ cảm thấy sự gần gũi của khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học có ý nghĩa thiết thực và gắn bó với cuộc sống.
  • Học sinh sẽ rèn luyện được các kỹ năng khoa học và kỹ thuật thông qua việc tìm hiểm, khám phá, phân tích dữ liệu, lập luận, đánh giá, trao đổi thông tin, giải quyết vấn đề…
  • Tạo điều kiện cho học sinh giao lưu với cộng đồng stem tại Việt Nam và trên thế giới.

Các mô hình giáo dục stem

Để lan tỏa tinh thần của stem nên hiện nay, Việt Nam đã thiết lập được các mô hình giáo dục stem cơ bản. Đó là:

Ngày hội Stem

Ngày hội Stem bắt nguồn từ trường Đại học Bách khoa Hà Nội vào năm 2015. Đến nay, ngày hội này đã có sự tham dự của nhiều trường học, công ty với mục đích chính là giúp tinh thần, giáo dục stem lan rộng trên toàn đất nước.

Câu lạc bộ stem

Hiện nay, có 2 loại hình câu lạc bộ stem áp dụng cho từng vùng miền. Đó là:

  • Câu lạc bộ steam ở khu vực thành phố, được thực hiện dưới hình thức CLB xã hội hóa. Các nhà trường và công ty cùng phối hợp để thực hiện hình thức này, với hoạt động chính là lập trình máy tính, robot.
  • Câu lạc bộ stem ở vùng nông thôn, dưới hình thức CLB ngoại khóa. Hình thức này do chính các giáo viên ở các nhà trường thực hiện và duy trì.

Những mô hình stem khác

Ngoài hai mô hình giáo dục stem trên, còn có một số mô hình khác, bao gồm:

  • Việt Nam và nước ngoài thường niên tổ chức các cuộc thi robot tại trong, ngoài nước.
  • Cuộc thi sáng tạo về khoa học và kỹ thuật.
  • Cuộc thi dành cho học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 về khoa học kỹ thuật diễn ra tại Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh về giáo dục stem hiện nay tại Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích và giúp mọi người hiểu rõ hơn chương trình giáo dục hiện đại, tân tiến này.

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo