Cách khôi phục cài đặt gốc cho Windows 10 khi quên mật khẩu
Thông thường chúng ta sẽ đặt mật khẩu User để ngăn người lạ truy cập trái phép vào máy tính của mình. Điều quan trọng là phải ghi nhớ các mật khẩu như thế này, vì nếu không có chúng, bạn sẽ bị khóa PC của mình.
Trong trường hợp bạn bị mất hoặc không có mật khẩu đăng nhập của tài khoản người dùng, hãy khôi phục cài đặt gốc cho PC. Điều này không hẳn sẽ xóa mọi dữ liệu hiện có, bạn có tùy chọn khôi phục dữ liệu khi tiến hành reset máy tính của mình. Ngoài ra, cách này cũng rất hiệu quả khi bạn không có usb hoặc thiết bị cài Win 10 mới.
Cách khôi phục cài đặt gốc cho Windows 10 từ màn hình đăng nhập
Nếu không có mật khẩu admin của Windows PC, bạn có thể đặt lại Windows 10 về cài đặt gốc khá dễ dàng từ màn hình đăng nhập.
Bước 1. Ở góc dưới cùng bên phải của màn hình đăng nhập, bạn sẽ thấy các tùy chọn khác nhau, hãy nhấn vào nút Nguồn.
Để bắt đầu thiết lập lại PC, hãy nhấn giữ phím Shift trên bàn phím sau đó nhấn vào Restart.
Bước 2. Thao tác này sẽ khởi động lại Windows 10, nhưng thay vì tải hệ điều hành như bình thường, bạn sẽ thấy menu tùy chọn khởi động. Nhấp vào tùy chọn Troubleshoot (Khắc phục sự cố) để tiếp tục.
Bước 3. Trong menu Khắc phục sự cố, nhấp vào tùy chọn Reset this PC.
Bước 4. Bạn có thể chọn lưu tệp của mình hoặc xóa tất cả các tệp và cài đặt.
Để lưu dữ liệu của mình, hãy nhấp vào tùy chọn Keep my files. Nếu không, hãy nhấp vào Remove everything.
Thao tác này sẽ bắt đầu quá trình đặt lại và bạn có thể cần làm theo các hướng dẫn khác trên màn hình để tiếp tục. Sau khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ có thể thiết lập PC Windows của mình bằng tài khoản người dùng mới, bỏ qua hoàn toàn mật khẩu quản trị cũ.
Sử dụng USB cài Win 10 để khôi phục hoặc cài đặt lại Windows
Phương pháp đơn giản nhất để khôi phục cài đặt gốc cho Windows 10 PC của bạn mà không cần mật khẩu admin là sử dụng phương pháp bên trên. Tuy nhiên, nếu máy tính của bạn gặp sự cố không thể vào Win thì có thể sử dụng USB cài Windows 10 để khôi phục cài đặt gốc hoặc cài mới hệ điều hành này cho máy tính.
- Bạn có thể file cài đặt Win 10 định dạng “iso” từ trang web của Microsoft. Sau đó bạn có thể tạo một đĩa DVD hoặc một chiếc USB cài Win (8GB). Nếu có sẵn một máy tính chạy Windows 10 khác, bạn có thể tạo USB cài đặt Win 10 bằng công cụ Rufus flashing tool.
- Người dùng Linux có thể dùng WoeUSB để thực hiện việc này, trong khi người dùng macOS có thể sử dụng công cụ Boot Camp Assistant được cài đặt sẵn trên tất cả các thiết bị Mac.
Tạo USB cài đặt Win 10 bằng Rufus
Bạn cần lưu dữ liệu trong USB bởi quá trình này sẽ xóa sạch chúng.
Bước 1. Khi đã tải Windows 10 ISO xuống, bạn cài đặt và chạy công cụ Rufus.
Bước 2. Chọn USB của bạn trong ô Device, sau đó nhấn vào nút SELECT.
Bước 3. Tìm và chọn tệp ISO cài đặt Windows 10 của bạn, sau đó nhấp vào Open.
Bước 4. Rufus sẽ tự động làm phần việc của nó. Bạn chỉ cần nhấn vào START để flash ổ đĩa.
Chờ một lát để quá trình hoàn tất là xong.
Khôi phục hoặc cài mới Win 10 từ USB cài đặt
Trước khi thực hiện các bước tiếp theo, bạn cần thiết lập để máy tính khởi động từ USB.
Bước 1. Khởi động máy tính từ USB cài đặt Win.
Tại giao diện chính, bạn có thể chọn ngôn ngữ, thời gian, ngôn ngữ bàn phím hoặc để mặc định. Sau đó nhấn vào Next.
Bước 2. Bây giờ bạn có 2 lựa chọn:
- Nhấp vào Repair your computer để tiến hành khôi phục cài đặt gốc. Các bước tiến hành tiếp theo bạn xem hướng dẫn ở phần 1 của bài viết nhé.
- Nhấp vào nút Install nowđể bắt đầu quá trình cài mới hoàn toàn hệ điều hành.
Bước 3. Các tệp cài đặt Windows sẽ tải tại thời điểm này.
Bạn có thể nhập khóa Windows 10 để kích hoạt bản quyền ngay, nếu không thì chọn I don’t have a product key và kích hoạt sau.
Bước 4. Tiếp theo, bạn chọn phiên bản Windows 10 muốn cài đặt, sau đó nhấp vào nút Next.
Bước 5. Bạn cần chấp nhận thỏa thuận cấp phép Windows 10. Nhấp vào hộp kiểm I accept the license terms, sau đó nhấp vào Next để tiếp tục.
Bước 6. Trong màn hình này, bạn nhấp chọn Custom: Install Windows only (advanced). Thao tác này sẽ xóa tất cả các tệp khỏi PC của bạn trước khi cài đặt lại Windows.
Bước 7. Chọn ổ đĩa để cài đặt Windows ở giai đoạn tiếp theo, ở đây bạn cần lưu ý để tránh nhầm lẫn với ổ chứa dữ liệu. Sau đó chọn Next để tiếp tục.
Tại thời điểm này, Windows sẽ bắt đầu xóa ổ đĩa của bạn và sao chép các tệp để cài đặt mới. Sau đó, Windows sẽ khởi động lại để bắt đầu giai đoạn tiếp theo của quá trình cài đặt, cho phép bạn tạo tài khoản người dùng mới sau khi quá trình hoàn tất.
Đặt lại mật khẩu admin của bạn bằng tính năng khôi phục của nhà sản xuất
Một số nhà sản xuất PC và Laptop sẽ cung cấp cho bạn tùy chọn đặc biệt để khôi phục cài đặt Windows 10 của mình về mặc định ban đầu. Tính năng này thường được kích hoạt bằng cách khởi động lại PC và bạn cần nhấn một phím nhất định trên bàn phím trong quá trình khởi động.
Phím bạn nhấn sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất thiết bị. Ví dụ: một số máy tính HP yêu cầu bạn nhấn và giữ phím F11 khi khởi động PC.
Mỗi nhà sản xuất có hướng dẫn riêng trên màn hình về cách thực hiện và kích hoạt quá trình này. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng của máy tính để biết cách sử dụng tính năng khôi phục và xác định phím bấm.
Lời kết
Như vậy là bạn đã biết cách khôi phục cài đặt mặc định Win 10 và nếu cần thì cài mới Windows 10 hoàn toàn. Sau đó bạn có thể thiết lập mật khẩu đăng nhập trên máy tính hoặc bỏ qua quá trình này nếu cảm thấy không cần thiết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể khôi phục lại máy tính để sử dụng và nếu như có câu hỏi hoặc góp ý nào khác liên quan đến bài viết thì đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây.
Mong rằng các bạn sẽ thực hiện thành công!