Marketing Là Gì? Tổng Quan A-Z Về Digital Marketing
Digital Marketing hiện nay không còn lạ lẫm với mọi người, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực Marketing và công nghệ thông tin. Đối với những Marketer muốn hiểu biết thêm về lĩnh vực sở trường của mình, hoặc đối với bất kỳ ai muốn nắm bắt kiến thức từ cơ bản về Digital Marketing, thì việc nắm rõ các kiến thức cơ bản đều là điều hết sức quan trọng.
Vậy bạn sẽ hiểu định nghĩa Digital Marketing là gì và một vài hiểu biết cơ bản về Digital Marketing sẽ được mình chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là tiếp thị kỹ thuật số, nghĩa là việc thực hiện quảng bá, tìm kiếm và thu hút khách hàng sản phẩm, dịch vụ thông qua các thiết bị và các nền tảng kỹ thuật số. Các thiết bị kỹ thuật số có thể nói đến như: điện thoại di động, laptop, tivi, máy tính cá nhân, máy chơi game,… Cùng với đó, những nền tảng Digital Marketing hiện có là Website, Online Marketing (quảng cáo qua internet, Social Media),….
Nội dung và công cụ của Digital Marketing
Với định nghĩa như trên thì hiện nay vẫn có nhiều bạn nhầm lẫn hay không phân biệt được Digital Marketing và Online Marketing vì thấy chúng xuất hiện trên các nền tảng giống nhau. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên cả vì Online Marketing là một nhánh của Digital Marketing.
Trong Digital Marketing bao gồm: Online Marketing (Email Marketing, Search Marketing, Content Marketing,…) và Non-online Marketing (SMS Marketing, TV Advertising, Radio Advertising,…).
Online Marketing
1.1 Email Marketing: gửi các email đến các khách hàng có tên trong cơ sở dữ liệu để giới thiệu về công ty, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ,…
Ví dụ: Khi bạn sử dụng một dịch vụ nào đó của Vietcombank (đăng ký mở thẻ tín dụng chẳng hạn), bạn sẽ cung cấp thông tin cá nhân của mình cho ngân hàng, trong đó có cả địa chỉ email. Từ đó, nếu vietcombank có những chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng,…họ sẽ gửi thông báo đến bạn thông qua một emai.
1.2 Search Marketing: quảng cáo thông qua các bộ máy tình kiếm như Google, Bing, Yahoo,… Cụ thể, quảng cáo trả phí trên các công cụ tìm kiếm và tối ưu hóa từ khóa để đạt thứ hạng cao trên các bộ máy tìm kiếm.
- SEO: Đây là việc nghiên cứu từ khóa (từ khóa nhiều người tìm kiếm nhất) và tối ưu từ khóa đó để nó lên top tìm kiếm.
- SEM: Đây là hình thức đăng quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google Ads,…(bạn phải trả phí để khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn trên các công cụ tìm kiếm, website của bạn sẽ hiện lên ở vị trí đầu trang tìm kiếm đầu tiên)
Ví dụ: Bạn tìm từ “iPhone X” trên thanh tìm kiếm của Google, nó sẽ trả về cho bạn các kết quả tìm kiếm. Những trang web ở đầu trang. có chữ “Quảng cáo” hay “Được tài trợ” nhỏ ở bên cạnh là những trang trả phí cho Google để có được vị trí đầu tiên đó.
1.3 Content Marketing: đây là hình thức tạo ra nội dung hữu ích cho người đọc trên tất cả các nền tảng, thu hút người dùng đọc nó. Từ đó, gia tăng lượng truy cập cũng như lượng tương tác với website đó và gia tăng doanh số bán hàng.
Ví dụ: Một trung tâm du học, họ xây dựng một website riêng về du học, trong đó có những thông tin đất nước có nền giáo dục tốt, thông tin học bổng các trường đại học trên thế giới, những kinh nghiệm hữu ích khi đi du học,… Những thông tin đó sẽ thu hút người đọc truy cập vào trang web của trung tâm du học đó, mọi người sẽ biết đến trung tâm nhiều hơn và có thể tham khảo cảo những dịch vụ của trung tâm nữa.
1.4 Social Marketing: Quảng cáo và tiếp cận người dùng thông qua các mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter,…
Ví dụ: Khi đăng nhập vào Facebook, bạn sẽ nhìn thấy một cột tin ở bên phải hiển thị những fanpage có gắn “ Được tài trợ” hay những bài post của những fanpage bạn không theo dõi nhưng vẫn hiện lên bảng tin của bạn và cũng có gắn “Được tài trợ”. Đó chính là những đơn vị đã trả phí cho Facebook để quảng cáo sản phẩm.
1.5 Display: quảng cáo thông qua các ứng dụng trên điện thoại hay máy tính bảng. Theo đó, các nhãn hàng, thương hiệu gắn các quảng cáo của mình vào các app trên điện thoại. Khi người dùng tải về và sử dụng các ứng dụng đó, họ sẽ nhìn thấy thông tin quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.
1.6 Website: Đây là một trang web đăng tải tất cả thông tin về công ty, thương hiệu, sản phẩm,… cung cấp một cái nhìn toàn diện nhất cho khách hàng về doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.
Non-online Marketing
2.1 Quảng cáo trên TV: Hình thức này đã quá quen thuộc với mọi người rồi. Khi xem bất kỳ chương trình nào tại bất kỳ kênh truyền hình nào cũng có những phút quảng cáo. Hay thậm chí trong thời lượng các chương trình bạn đang xem cũng có chèn các nội dung quảng cáo của nhà tài trợ.
Ví dụ: Khi xem chương trình Người ấy là ai, MC nhắc đến rất nhiều nhãn hiệu cà phê Kết – đó cũng là nhà tài trợ chính của chương trình, bên cạnh đó, trang trí trường quay, sân khấu cũng có rất nhiều poster của nhãn hiệu cà phê Kết. Giữa chương trình cũng có những phút dành cho quảng cáo.
2.2 SMS Marketing – Quảng cáo qua tin nhắn: Hình thức này cũng đang rất phổ biến hiện nay. Khi bạn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một đơn vị nào đó, bạn đăng ký thông tin và họ lưu thông tin của bạn vào cơ sở dữ liệu khách hàng. Cũng như Email Marketing vậy, khi có chương trình khuyến mại, ưu đãi, họ sẽ thông báo đến bạn qua tin nhắn điện thoại.
Ví dụ: Bạn chắc chắn đã quá quen thuộc với những thông báo khuyến mãi nạp thẻ của các nhà mạng di động rồi đúng không. Thường thì vào giữa tháng hay cuối tháng bạn sẽ nhận được tin nhắn thông báo “Trong ngày…, chúng tôi khuyến mại nạp thẻ 20%…”
Những công việc và kỹ năng cần có của một nhân viên Digital Marketing
3.1 Đam mê: Yêu thích và dám chấp nhận, vượt qua khó khăn khi theo đuổi Digital Marketing. Nghề nào thì cũng có khó khăn của nó, dù bạn có yêu thích hay đam mê nó đến đầu thì những khó khăn vẫn đến với bạn, nếu bạn không vượt qua được thì bạn sẽ bị bỏ lại. Đam mê giúp bạn biết lắng nghe mong muốn của khách hàng, có trách nhiệm với công việc, biết cân bằng công việc với gia đình.
3.2 Lắng nghe khách hàng: Mục đích của Marketing là quảng bá sản phẩm đến khách hàng để cuối cùng bán được hàng. Vậy thì người làm Marketing phải biết lắng nghe khách hàng, hiểu được mong muốn của họ để tạo ra sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu đó. Hơn nữa, các Marketer còn phải biết dự đoán xu hướng tương lai để đưa ra sản phẩm đáp ứng đúng thời điểm.
3.3 Suy nghĩ sáng tạo: Các Marketer phải là những người cập nhật/ tạo ra xu hướng mới nhanh nhất, phải biết đưa ra phương án giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất và phải lên được kế hoạch Digital Marketing hiệu quả, tạo sức ảnh hưởng, lan tỏa lớn, thu hút được nhiều khách hàng.
3.4 Tầm nhìn: Họ phải biết dự đoán xu hướng trong tương lai và phải lập được kế hoạch tương lai cho doanh nghiệp nên sản xuất sản phẩm gì, như thế nào để thu được nhiều thành công nhất, có nhiều lợi nhuận.
3.5 Biến tầm nhìn thành chiến lược: Từ những dự đoán và kế hoạch như trên, các Marketer phải xây dựng một chiến lược hoạt động và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
3.6 Bao quát chiến lược Digital Marketing: Đưa ra những phương án thực tế để triển khai kế hoạch ở trên. Đảm bảo chi phí hợp lý và đạt hiệu quả, bán được hàng và thu được lợi nhuận.
3.7 Xây dựng thương hiệu: Bắt đầu thực hiện kế hoạch đã lập ra: Quản lý việc xây dựng website, xây dựng nội dung,… để dẫn khách hàng đến với doanh nghiệp.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những điều cơ bản nhất về Digital Marketing mà bạn cần biết nếu mới đặt những bước chân đầu tiên tìm hiểu về lĩnh vực này. Nếu bạn thực sự muốn theo đuổi ngành Digital Marketing, bạn phải hiểu nó là gì và hãy tìm hiểu về các công cụ hỗ trợ công việc này nhé.
Thêm nữa, khi mới bắt đầu, bạn nên tìm hiểu sâu về một công cụ thôi, đừng học mỗi thứ một ít, cái nào cũng biết nhưng không thực sự chuyên về một mảng nào đó.
Chúc các bạn thành công!