Văn hóa giao thông là gì? Ý nghĩa của việc xây dựng VHGT

5/5 - (1 bình chọn)

Hằng ngày chúng ta vẫn nghe nhiều trên tivi, đài, đọc báo nói về “văn hóa giao thông”. Liệu bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của cụm từ này chưa? Nếu chưa, hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung dưới đây.

Văn hóa giao thông là gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm văn hóa giao thông, ta cần hiểu văn hóa là gì. Văn hóa ở đây được hiểu là trình độ phát triển về nhận thức, tinh thần của con người thông qua tổ chức đời sống.

Văn hóa giao thông theo đó sẽ được hiểu là ý thức, thái độ của con người khi tham gia giao thông. Tham gia giao thông điều quan trọng nhất là phải đặt ý thức lên đầu tiên, nghiêm túc chấp hành các quy định do Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải ban hành. Việc này vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, vừa góp phần giữ gìn trật tự an ninh xã hội.

Hai yếu tố quan trọng của văn hóa giao thông

van hoa giao thong

Tính pháp lý khi tham gia giao thông

Tính pháp lý ở đây được thể hiện ở chỗ người tham gia giao thông cần phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ.

Tuyệt đối không được có những hành vi như: đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, đi trên vỉa hè, vượt đèn đỏ, chạy xe quá tốc độ, uống rượu bia khi lái xe, sử dụng điện thoại khi lái xe, đi hàng 2 hàng 3, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông… Những hành vi này không những ảnh hưởng đến trật tự, văn minh đô thị mà còn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản và tính mạng của nhiều người tham gia giao thông.

Thay vào đó, mỗi người cần phải chủ động tự giác chấp hành những quy định dựa trên nền tảng văn hóa; người lớn cần gương mẫu chấp hành để trẻ nhỏ có thể học tập noi gương. Có như vậy giao thông mới được thuận lợi, hạn chế tối đa việc xảy ra những vụ tai nạn, tranh cãi không đáng có.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông

Tính cộng đồng tham gia giao thông ở đây chính là cách ứng xử, thái độ, mối quan hệ của tất cả mọi người khi đi lại. Mọi người hành xử với nhau 1 cách văn minh, lịch sự dựa trên tinh thần tương thân tương ái, giúp người khó khăn.

van hoa giao thong la gi

Một số hành động thể hiện tính cộng đồng như:

  • Cứu người bị nạn trên đường: sơ cứu, gọi xe cấp cứu, đưa vào bệnh viện…
  • Nhắc nhở, ngăn chặn các hành vi vi phạm giao thông ở một số người
  • Giúp người già, trẻ nhỏ qua đường
  • Thông báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi phát hiện ra các hành vi: rải đinh, đua xe phóng nhanh vượt ẩu, lấn đường…

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu tình trạng tắc đường, hạn chế tình trạng tranh cãi, va chạm khi đi xe trên đường.

Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông

Việc xây dựng văn hóa giao thông là điều hết sức cần thiết không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các quốc  gia trên thế giới. Nó góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông hiệu quả.

Trong điều kiện cơ sở hạn tầng giao thông ở nước ta vẫn còn kém thì văn hóa giao thông sẽ tạo nền tảng vững chắc để hình thành môi trường giao thông hiện đại, an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Lời kết

Văn hóa giao thông không phải là nhiệm vụ của 1 ai mà là trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội, từ trẻ nhỏ đến người già, từ nam đến nữ, không phân biệt tôn giáo, dân tộc… Về phía cơ quan chức năng cũng cần thường xuyên tuyên truyền hiệu quả những quy định, chính sách pháp luật, quy định về giao thông đến đông đảo người dân để tất cả mọi người đều nắm được, thực thi nghiêm chỉnh, góp phần xây dựng đất nước an toàn, văn minh, giàu mạnh hơn.

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo