Mình đã tự tạo cho bản thân thói quen đọc sách như thế nào?

5/5 - (2 bình chọn)

Có một thói quen mà mình cố gắng duy trì trong suốt những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường và thời gian rời khỏi mái trường sau này – đó là đọc sách!

  • Warent Buffett, một trong những tỷ phú giàu có nhất dành 80% thời gian để đọc và đọc. Mỗi ngày ông đọc ít nhất 600 trang và dành phần lớn thời gian của mình để dành cho việc đọc và suy nghĩ.
  • Bill Gates – ông trùm “công nghệ”. Mặc dù hiện giờ là một doanh nhân sở hữu khối tài sản lớn nhất thế giới nhưng vẫn luôn duy trì thói quen đọc sách. Trung bình ông đọc hơn 50 đầu sách/năm.
  • Mark Zuckerberg – ông chủ mạng xã hội Facebook đã thiết lập thói quen đọc “2 tuần/ cuốn” dù công việc có bận rộn như thế nào.

“Người đọc nhiều sách chưa chắc đã thành công; nhưng có một điều là người thành công luôn luôn đọc sách”

Bạn sẽ khó mà thấy một người thành đạt nào mà “không đọc sách” cả. Tuy vậy, đọc nhiều chưa hẳn đã giúp bạn trở thành một người thành công, nhưng có một điều bạn phải thừa nhận là: “Người thành công luôn luôn đọc sách”.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết của Solomen về cách đánh máy 10 ngón trên bàn phím của Laptop hoặc PC đã được chia sẻ rất chi tiết trong thời gian trước đây.

Tại sao bạn thất bại khi thiết lập thói quen đọc sách

hãy tận dụng thời gian để đọc sách

Sai lầm khi chọn sách

Hầu hết nhiều người nghĩ rằng người thích đọc sách là người đọc rất nhiều loại sách có kiến thức uyên thâm về kinh tế – chính trị, hay khoa học – viễn tưởng cao siêu gì đó. Mà loại sách đó là chủ đề rất ngán ngẫm đối với nhiều người, không chỉ mỗi bạn.

Thêm vào đó là những thất bại trong quá khứ khi bạn đã nhiều lần thiết lập thói quen đọc sách. Khi nghĩ tới việc đọc sách, bạn nhớ lại cảnh “ngồi ngáp và ngủ quên” và cho đó là một việc rất đáng chán.

Dần dần nỗi ám ảnh đọc sách trở thành việc “bất khả thi”, ăn sâu vào tiềm thức và khiến bạn nghĩ đọc sách là một việc của những “thiên tài”, không phải bạn. Đừng buồn bởi những điều này không chỉ xảy ra đối với bạn, mà còn đối với rất nhiều người.

Theo thống kê khảo sát quốc tế hằng năm, chỉ có 30% người Việt đọc sách thường xuyên nhất, 44% thỉnh thoảng mới đọc33% hoàn toàn không đọc 1 cuốn nào trong năm. So với các nước trong khu vực thì người Việt đọc trung bình chưa tới 1h/tuần. Một con số khá thấp so với các nước phát triển như Hàn Quốc (3h/tuần), Đài Loan (5h/tuần), Nhật Bản (4h/tuần) ,….

Bản thân mình đã từng như bạn

Mình đã từng nghĩ đọc sách là thói quen của các “thiên tài”. Đó là hình ảnh của những anh chị “4 mắt” ngồi suốt ngày trong thư viện. (Hầu hết cảm nhận của mọi người đều như vậy).

Mãi cho đến cuối năm thứ nhất đại học, mình lên thư viện để mượn tài liệu về học thì tình cờ nhìn một cái bìa sách nổi bật. Mình vẫn còn nhớ như in trong đầu cảm giác lần đó: “Tò mò nhưng không có chủ định mượn nó”. Nhưng do lần đó điện thoại đang bị hỏng và không có việc gì làm nên mình nghĩ trong đầu: “Thôi rãnh cũng không làm gì, mượn về đọc giết thời gian vậy”.

Không phải quyển sách cao siêu về khoa học hay kinh tế vĩ mô gì cả. Đó là một quyển sách về phát triển bản thân. Nên rất dễ để đọc. Bị lôi cuốn ngay từ đầu, mình không ngờ mình có thể đọc nó liền trong nhiều tiếng đồng hồ liền và đã đọc xong nó hết 2 ngày. (Lúc trước đọc sách chỉ được vài trang là cho nó “ngủ yên” ^_^).

Sau lần đó, mình đã tiếp tục lên thư viện tìm thêm một vài quyển khác và mượn về đọc. Cứ như vậy mình bắt đầu có thói quen đọc từ lúc nào không hay. Và bây giờ mình còn thích đọc những tin tức kinh tế – vĩ mô (mặc dù lúc trước đọc cực kỳ buồn ngủ).

Mình đã hình thành thói quen này được 2 năm rồi và bây giờ mình đã đúc kết một kinh nghiệm, đó là:

Khi mới bắt đầu thói quen đọc sách, hãy học những chủ đề bạn thực sự thích. Hãy bắt đầu tư việc dễ dàng.

Theo thời gian, năng lực của bạn sẽ được mở rộng. Bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm về những chủ đề khác.

Bạn sẽ làm hơn 100% năng lượng khi yêu thích công việc đó

hãy chọn chủ đề bạn yêu thích

Đọc sách cũng vậy… Chọn sách có chủ đề quen thuộc lại càng quan trọng nếu bạn là người mới bắt đầu thói quen đọc sách. Nếu bạn đọc một quyển sách nào đó mà cảm thấy buồn ngủ, ngay cả trong những khoảng thời gian bạn có thể làm việc năng suất nhất. Thì một lời khuyên dành cho bạn: “Đừng đọc nữa vì quyển sách đó không hoặc chưa phù hợp với bạn”.

Có một loại sách rất khó để buồn ngủ, đó là sách “self – help” hày còn gọi là sách “tự lực” giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn thông qua những kinh nghiệm, bài học đúc kết của tác giả.

Các loại sách về self-help là những cuốn sách gợi ý mà bạn nên bắt đầu. Tuy một số quyển sách có vẻ “khó áp dụng” trong thực tế nhưng nó lại đem lại một thứ rất tuyệt vời cho bạn.

Đó là “năng lượng”

Hãy tự tạo động lực cho bản thân

Khi bạn đọc được một điều gì đó hữu ích trên mạng xã hội, hay vừa nghe xong một audio truyền cảm hứng của những diễn giả nổi tiếng. Bạn có cảm nhân được một nguồn “năng lượng lạ” chảy vào trong cơ thể bạn? Nó khiến bạn phấn chấn và “nhảy” rất nhiều trong ngày hôm đó.

Người ta gọi đó là SỨC MẠNH CỦA ĐỘNG LỰC. Những người diễn giả rất giỏi trong việc truyền cảm hứng và biến nó thành động lực trong bạn.

Bạn có biết không, người càng có nhiều năng lượng, thì chỉ số hành động càng cao. Sự khác nhau giữa người thành công và người bình thường hơn nhau không phải ở chỉ số IQ mà là chỉ số hành động.

Người thành công không chơi một cuộc đua về “trí tuệ”, mà họ chơi cuộc đua về “sự bền bỉ và kiên trì”.

Đọc sách self – help cũng có tác dụng tương tự như nghe audio vậy. Hơn nữa, nhiều quyển sách sẽ giúp bạn có được những TƯ DUY được đúc kết từ rất nhiều người đã thành công.

hãy thay đổi suy nghĩ

MaxWell là chuyên gia hàng đầu về lãnh đạo – tác giả của quyển sách bán chạy nhất How Successful People Think– “Cách tư duy của những người thành công” đã từng nói:

“Nếu bạn có thể xây dựng nguyên tắc tư duy tốt và thực thi nguyên tắc ấy như một thói quen lâu dài thì bạn sẽ thành công và là người hiệu quả trong suốt cuộc đời mình”.

Hãy xây cái móng vững chắc, bạn sẽ không lo nhà sập.

Rất dễ để bắt đầu đọc

Sách self – help là loại sách được bán chạy nhất thế giới chính bởi khả năng truyền cảm hứng từ nó. Nó phù hợp với rất nhiều lứa tuổi. Dù bạn đang là học sinh, sinh viên hay người đã đi làm lâu năm. Ngôn ngữ truyền đat tương đối dễ hiểu bởi nó hầu hết kể về cuộc đời, sự nghiệp, những đúc kết kinh nghiệm của tác giả.

Hầu hết đại đã số người thành công đều bắt đầu từ loại sách này để thay đổi “tư duy”. Còn bạn thì sao? Và còn một điều nữa bạn cần phải làm nếu bạn không muốn thất bại khi xây dựng thói quen đọc sách. Đó là xác định “mục đích đọc sách”.

Bạn đọc sách vì mục đích gì?

hãy nhìn về lợi ích lâu dài

Rất nhiều người không xác định được mục đích của mình khi đọc xong quyển sách này. Nếu bạn không biết mình đọc vì cái gì thì sẽ xảy ra các trường hợp như thế này.

1. Đọc để giết thời gian

Cách đọc này thường không có tác dụng giúp bạn thiết lập thói quen đọc sách vì bạn chỉ đọc khi không có việc gì để làm. Đọc chỉ để lắp đầy thời gian rãnh.

2. Đọc vì nghe nói nó hay

Bạn chỉ biết là người khác bảo quyển sách này hay và vội mua nó về đọc. Nói cách khác đây là cách chọn sách ngẫu hứng. Không tham khảo review sách, bạn không biết nội dung của nó nói về điều gì. Dẫn đến là sau một thời gian thì bạn bỏ ngang vì nó không phù hợp với bạn.

3. Đọc theo kiểu “bắt chước” người khác

Một số người khi mới bắt đầu thói quen đọc sách thường bắt đầu những với những chủ đề khó như kinh tế vĩ mô, đầu tư. Nhưng chủ đề thường có quá nhiều khái niệm chuyên ngành, trừu tượng. Rất nhiều người khi mới bắt đầu thường bắt đầu một cách “to tát”. Bạn không biết rằng mỗi người có phạm vi năng lực khác nhau. Họ mất khoảng vài năm mới có thể đọc hiểu được.

Bạn không thể nào học chạy khi mà bạn còn chưa biết cách bò. Một hành trình gian nan đều bắt đầu bằng những “dấu chân” đầu tiên.

Hãy bắt đầu trong vòng tròn năng lực của mình. Bắt đầu từ những chủ đề mình hiểu. Rồi theo thời gian năng lực của bạn sẽ được cải thiện. Lúc đó bạn sẽ biết mình cần phải đọc những gì.

Hãy gắn một khát khao mãnh liệt cho mục tiêu của bạn

đừng quên giữ lửa cho bản thân

Hầu hết con người thường làm việc một cách có chủ đích. Khi bạn làm một việc gì đó, nó đều có lý do cả. Hầu hết những thói quen càng khó với bạn, thì đòi hỏi bạn cần phải có một khát khao đủ lớn. Một cam kết và một sự kỉ luật nghiêm khắc với bản thân.

Đọc sách cũng vậy. Nếu bạn không tìm được một lý do để đọc thì sẽ rất khó để bạn duy trì nó đều đặn mỗi ngày. Hoặc là bạn muốn làm nửa chừng rồi bỏ dở, hoặc là bạn muốn đi ngủ sớm ^_^.

Đối với hầu hết những người thành đạt, họ đều có thói quen đọc sách, với họ các một mục tiêu được thôi thúc bởi một khát khao mãnh liệt. Họ biết được lợi ích của việc đọc sách. Họ xác định rõ mục tiêu đọc sách là để làm gì.

Hãy nhớ, động lực chính là người bạn kéo bạn đứng lên sau những lần bạn muốn từ bỏ. Hãy gán cho công việc bạn đang làm, không chỉ là thói quen đọc sách. Mà là bất cứ thứ gì, một khát khao, một ý chí mạnh mẽ.

Đây là một công thức để làm giỏi mọi thứ: “HÃY TÌM MỘT LÝ DO ĐỦ LỚN ĐỂ BẮT ĐẦU”. Và cuối cùng.

Đừng bao giờ tiếc tiền mua sách

đừng tiếc tiền mua sách

Hoặc là dùng tay chân của bạn để kiếm 10 đô mỗi ngày, hoặc là dùng 10 đô cho não của bạn ăn để nó có thể kiếm cho bạn gấp ngàn lần số tiền bạn bỏ ra. Warren Buffett đã từng nói:

“Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt, vì bạn chính là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này”.

Một thực tế là nhiều người thường cảm thấy đắn đo khi mua một quyển sách. Nhưng họ có thể chi mạnh tay thứ chẳng hề giúp ích gì cho cuộc đời họ.

Đừng bao giờ tiết tiền để mua sách. Một quyển sách bạn mua hôm nay mất vài trăm ngàn. Nhưng nó nâng cao thu nhập của bạn lên gấp ngàn lần.

Đó là lý do tại sao người ta nói: Đầu tư vào trí tuệ là khoản đầu tư có lợi suất lớn nhất trong các khoản đầu tư. Có một câu nói vui về “nghệ thuật chọn chồng”:

“Đầu tư cũng giống như việc chọn chồng. Một người phụ nữ thông minh sẽ lấy một người đàn ông có ý chí và quyết tâm làm giàu mặc dù lúc này họ chẳng có gì cả.”

Hãy tạo cho mình thói quen đọc sách càng sớm càng tốt

hãy hành động ngay bây giờ

Có thể ngay lúc này bạn chưa thấy được lợi ích thật sự của việc đọc sách. Nhưng có một điều là thời gian đã chứng minh điều đó cho Warrant Buffett, Bill Gates, …

Lời kết

Bây giờ ngay lúc này, bạn phải tự mình tìm đáp án của câu hỏi đó. Nếu bạn muốn thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn bạn của ngày hôm qua, thì thời điểm đó chính là ngay lúc này. Những gì bạn đang có bây giờ – cả thể xác lẫn tâm hồn bạn là do những gì bạn đã quyết định trong quá khứ.

Còn bạn sẽ trở nên như thế nào sau này phụ thuộc vào những gì bạn nghĩ ngày hôm nay và NGAY LÚC NÀY. Thay đổi hoặc không, TẤT CẢ LÀ DO SỰ LỰA CHỌN CỦA BẠN!

Hy vọng bài viết này sẽ cho bạn biết được lý do cũng như làm sao để mình có thể kiên trì được việc đọc SÁCH, nếu như bạn có góp ý hoặc muốn trao đổi điều gì với mình thì có thể liên hệ qua Email phía dưới.

Góc Nhìn của Solomen về Đọc Sách
Thú thật là mình rất đồng tình về những quan điểm của Khang về việc đọc Sách. Suốt những năm qua, mình đã và vẫn đang kiên trì thói quen đọc sách và gần như những đầu sách mình đọc đều là “self – help”.

tu sach solomen

Tủ sách của mình hồi năm 2017. Giờ thì đỡ nhiều rồi =))

Cách mà mình tìm mua một cuốn sách “self – help” khá đơn giản, mỗi khi gặp vấn đề nào khó giải quyết hoặc cần mở rộng tư duy về chủ đề nào đó thì mình sẽ dạo dạo vào tiệm sách và mua một vài cuốn mà mình tin rằng nó sẽ giúp ích được trong thời điểm hiện tại.

Việc này vô hình dung mình vừa đọc sách xong là có thể áp dụng vào thực tế luôn, chứ không tồn động trong ký ức. Bạn biết đấy, nếu áp dụng vào thức tế thì chắc chắn đó là cách tốt nhất để bạn có thể giải quyết nhanh được vấn đề đó hoặc tìm ra một giải pháp mới.

Chẳng hạn,

  • Thuật quản lý thời gian – Brian Tracy: Đã giúp mình có thể đưa ra những thứ tự ưu tiên của công việc và thực hiện chúng, mình có thể quản trị thời gian tốt hơn,…
  • Hoặc cuốn Khác Biệt Để Bứt Phá – Rework: Cho mình một góc nhìn mới mẻ về mọi thứ và giúp mình mở rộng tư duy hơn khi suy nghĩ về một vấn đề, công việc. Nó hoàn toàn khác với những thứ thông thường,… Đây cũng là cuốn “GỐI ĐẦU” của mình, những khi rỗi là đều mang ra đọc.
  • ……
  • Gần đây, mình đang đọc cuốn The 7 Habits Of Highly Effective People, có thể nói cuốn này đã giúp mình sáng tỏ ra nhiều thứ về sự tồn tại của chúng ta, năng lực của loài người, khả năng ủy quyền,… [vẫn đang đọc tiếp]

Quan điểm của mình mỗi khi đã xác định đọc một cuốn sách đó là “CHẮN CHẮN SẼ CÓ MỘT THỨ HỮU ÍCH VỚI MÌNH”. Và đó cũng là động lực giúp mình có thể đọc hết một cuốn sách bất kỳ mỗi khi đọc nó. Sau khi hoàn thành, mỗi cuốn sách luôn có một lời khuyên hữu ích (cái này khó mô tả) tồn động trong bản thân mình và nó giúp mình có thể đưa ra được những quyết định TỐT HƠN.

Cuộc sống của chúng ta, vốn dĩ là một chuỗi những quyết định…

Nếu như bạn có theo dõi Topthuthuat.com, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận sự thay đổi không ngừng tốt lên theo từng năm, tất cả đó là quá trình không ngừng học hỏi và dám thay đổi của mình dành cho những “đứa con tinh thần”. Chắc chắn rồi, SÁCH đã luôn là một trợ thủ đắc lực với mình suốt những năm tháng qua.

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo