Những câu hỏi liên quan đến độ phủ màu mà cụ thể như sRGB, DCI-P3, Adobe RGB hiện đang được khá nhiều bạn quan tâm mỗi khi cần chọn mua các thiết bị công nghệ là màn hình máy tính tốt nhất, điện thoại, tivi,…
Nếu như bạn đang tìm hiểu thông tin về độ phủ màu thì trong bài viết này, mình sẽ cố gắng tổng hợp những thông tin cần thiết nhất dành cho bạn.
Độ phủ màu là gì?
Color Gamut còn gọi là độ phủ màu hay dải màu là một cụm từ dùng để miểu tả một khoảng giới hạn của màu sắc trong thực tế, biểu hiện lại việc tái tạo màu sắc của các thiết bị nhiếp ảnh cũng như đồ hoạ kỹ thuật số. sRGB, DCI-P3, Adobe RGB là các dải màu chuẩn hay còn gọi là hệ quy chiếu để thể hiện màu sắc của các thiết bị nghi hình, hiển thị và in ấn.
Để dễ hiểu hơn dành cho một người dùng thông thường, bạn có thể nghĩ đơn giản là độ phủ màu hay dải màu càng lớn thì màn hình máy tính hoặc tivi sẽ thể hiện được “không gian màu sắc” rộng hơn, điều này đồng nghĩa với việc màu sắc thể hiện được rực rỡ và hấp dẫn hơn.
Độ phủ màu cũng là một trong những điều kiện quan trọng để mang lại trải nghiệm tuyệt vời khi chơi game cũng như làm việc về đồ hoạ.
Các chuẩn màu phổ biến nhất hiện nay
sRGB: Tiêu chuẩn truyền thống
Tất cả màu sắc đều được tạo thành từ 3 màu cơ bản, bao gồm đỏ, xanh lá cây và xanh dương, tương ứng với RGB hay Red-Green-Blue. Máy ảnh cũng như các màn hình hiển thị sử dụng cơ chế trộn màu để ghi nhận rồi tái tạo lại màu sắc.
sRGB được giới thiệu đến người dùng trên toàn thế giới bởi Microsoft và HP vào năm 1996 và được sử dụng cho màn hình, in ấn và Internet. sRGB là một chuẩn rất phổ biến với các màn hình vi tính phổ thông hiện nay và nó thường xuất hiện ở các bao bì hoặc hộp đựng của các thiết bị này.
Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu cũng như mẫu mã màn hình khác nhau mà vì thế mà chất lượng hiển thị màn hình cũng khá nhau. Mặc dù sRGB là một chuẩn có độ phủ màu khá nhỏ thế những nếu như bạn là một người chơi game, xem phim giải trí bình thường thì một chiếc màn hình có độ phủ 99% hoặc 100% là đủ có thể mang lại những trải nghiệm tuyệt vời rồi.
Chuẩn Adobe RGB với khả năng tái tạo tối đa đến 1.07 tỉ màu, trong khi sRGB chỉ có thể tái tạo tối đa 16.7 triệu màu. Nhu vậy, không gian màu của sRGB nhỏ hơn khá nhiều so với chuẩn Adobe RGB.
Một vài chỉ số thông dụng của chuẩn màu RGB mà bạn có thể tham khảo. Thứ tự lần lượt là Red – Green – Blue
- (0, 0, 0): sẽ cho ra màu sắc đen.
- (255, 255, 255): sẽ cho ra màu sắc màu trắng.
- (255, 0, 0): sẽ cho ra màu sắc màu đỏ.
- (0, 255, 0): sẽ cho ra màu sắc màu xanh lục.
- (0, 0, 255): sẽ cho ra màu sắc màu xanh lam.
- (255, 255, 0): sẽ cho ra màu sắc màu vàn.
- (0, 255, 255): sẽ cho ra màu sắc màu xagnh ngọc.
- (255, 0, 255): sẽ cho ra màu sắc màu hồng cánh sen
Adobe RGB: Tiêu chuẩn trong in ấn và đồ hoạ
Tập đoàn Adobe đã chính thức công bố chuẩn màu Adobe RGB vào năm 1988 với độ phủ màu lớn và đáng kể hơn khá nhiều so với sRGB. Với sự ảnh hưởng của Adobe cũng như bộ phần mềm đồ hoạ Adobe nổi tiếng của mình mà Adobe RGB đã nhanh chóng trở nên rất phổ biến trong công nghệ in ấn và kỹ thuật độ hoạ.
Hiện nay, chỉ những có những chiếc màn hình được tối ưu cho đồ hoạ thì mới có thể phủ gần hoặc đạt được con số 100% độ phủ màu theo chuẩn của Adobe RGB mà thôi, tức nhiên những chiếc màn hình này có giá “không hề rẻ” một chút nào. Nếu như công việc của bạn đòi hỏi cao về chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình, một chiếc màn hình như trên là cực kỳ lý tưởng.
DCI-P3: Chuẩn màu của điện ảnh
Vào năm 2010, DCI-P3 là chuẩn màu mới được giới thiệu bởi SMPTE dành cho ngành công nghiệp điện ảnh của Mỹ, chuẩn này có độ phủ màu nằm ở khoảng giữa hai chuẩn trên, cụ thể là nhỏ hơn Adobe RGB nhưng lớn hơn sRGB. Trong thời gian gần đây, DCI-P3 đang trở nên thành “hiện tượng” từ những chiếc màn hình gaming cao cấp bởi chúng cho lại trải nghiệm tốt hơn dành cho các game thủ.
Kinh nghiệm mua màn hình máy tính
Mua màn hình máy tính là một quyết định quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm sử dụng của bạn. Dưới đây là một số kinh nghiệm mua màn hình máy tính mà bạn có thể tham khảo:
- Kích thước màn hình: Tùy vào mục đích sử dụng của bạn, bạn có thể chọn kích thước phù hợp như 24 inch, 27 inch, 32 inch hay thậm chí là 49 inch.
- Độ phân giải: Độ phân giải của màn hình quyết định chất lượng hình ảnh hiển thị. Bạn nên chọn màn hình với độ phân giải cao hơn để có hình ảnh sắc nét hơn. Độ phân giải phổ biến thường là 1920×1080 (Full HD), 2560×1440 (2K), 3840×2160 (4K), hiện nay cũng có một số màn hình hiển thị 5K hay thậm chí là 6K
- Tỉ lệ khung hình: Tỉ lệ khung hình cũng quan trọng và tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. Màn hình 16:9 là phổ biến nhất, tuy nhiên nếu bạn làm việc với nội dung siêu rộng hoặc chơi game, bạn có thể muốn chọn màn hình 21:9 hoặc 32:9.
- Tốc độ làm tươi: Tốc độ làm tươi được đo bằng số hình ảnh hiển thị trên màn hình trong một giây, đơn vị là Hz. Màn hình với tốc độ làm tươi cao hơn sẽ giúp tránh hiện tượng rung hình và kéo dài tuổi thọ của màn hình.
- Cổng kết nối: Đảm bảo rằng màn hình có đầy đủ các cổng kết nối mà bạn cần để kết nối với máy tính của mình. Các cổng thông thường bao gồm HDMI, DisplayPort và DVI.
- Thương hiệu và độ tin cậy: Một màn hình của một thương hiệu uy tín sẽ đảm bảo chất lượng và độ tin cậy. Bạn nên tìm hiểu về các thương hiệu màn hình đáng tin cậy trên thị trường trước khi quyết định mua. Dell, LG, Samsung, Asus, Gigabyte,… là các thương hiệu đường nhiều người tin dùng.
Lời kết
Trên đây là những gì mà bạn cần biết về các chuẩn màu phổ biến trên các màn hình hiện có trên thị trường, hy vọng bài viết này sẽ mang lại thông tin hữu ích dành cho bạn và nếu như có câu hỏi hoặc góp ý thêm về các chuẩn màu sRGB, Adobe RGB và DCI-P3 thì đừng quên để lại lời bình của bạn ngay trong phần bình luận dưới đây.