Rất vui được đón các bạn quay lại với chuỗi bài viết về ngành nhiếp ảnh cơ bản của tôi. Nhấn mạnh một trong những kỹ thuật thiết yếu nhất cần được nắm bắt chắc chắn trong lĩnh vực nhiếp ảnh, đặc biệt là với những người mới gia nhập, đó là khái niệm về việc lấy nét – focus.
Nếu bạn không lấy nét đúng cách, bạn sẽ nhận lại một bức ảnh bị nhòe dù cho những cài đặt khác đã được cài đặt chính đúng rồi. Việc lấy nét có thể dễ hoặc khó tùy thuộc vào vật thể bạn định chụp, ví dụ như việc chụp phong cảnh tĩnh khác hoàn toàn với việc chụp một chú chim đang bay. Bài viết này sẽ bao phủ toàn bộ những khái niệm liên quan đến lấy nét, một yếu tốt rất quan trọng để có được một bức ảnh nét.
Bài viết này sẽ thiên về học thuật và giải thích định nghĩa hơn nhưng để có thể thực hành tốt nhất và sự chuẩn bị kỹ nhất để bước vào bài viết sau các bạn cần hiểu rõ những thuật ngữ ở bài viết này. Ở bài viết sau mình sẽ có bài viết về việc làm sao để có thể chụp được một bức ảnh sắc nét thiên về kỹ thuật hơn.
Bây giờ hãy chuẩn bị tinh thần ngồi ngay ngắn và cùng bắt đầu thôi!
Lấy nét là gì?
Trong mỗi bức ảnh bạn chụp, đều có một mặt phẳng nét, đó là vùng mà khi đặt chủ thể của chúng ta vào đó thì chủ thể sẽ nét không bị mờ.
Một số người nghĩ rằng mặt phẳng nét giống như một cửa sổ nằm chắn ngang khung hình bạn đang chụp. Bất kì vật thể nào trong bức ảnh của bạn nằm trong cửa sổ này thì được gọi là “in fucus” – trong vùng nét. Khi bạn di chuyển mặt phẳng này lại gần hay ra xa (ví dụ như bạn đang xoay vòng nét để lấy nét thủ công chẳng hạn) để chủ thể của bạn được nét nhất có thể, thì đó gọi là focusing – lấy nét.
Với công những trang thiết bị hiện đại như ngày nay thì việc lấy nét chủ yếu diễn ra ở ống kính, với những thấu kính có thể di chuyển ra trước hoặc ra sau để thay đổi các thuộc tích quang học của ánh sáng. Giống như vậy nếu bạn dịch chuyển chiếc lens ra xa máy ảnh thì bạn sẽ thay đổi vị trí của mặt phẳng nét (đó là cách mà người ta dùng các ống mở rộng cho thể loại chụp ảnh macro)
Quá trình lấy nét có thể tự động hoặc là thủ công. Lấy nét tự động, hay còn gọi là Autofocus, là khi hệ thống máy ảnh sử dụng một motor để dịch chuyển các thành phần của ống kính để lấy nét. Còn lấy nét thủ công – hay còn gọi là “quay tay”, là bạn cần xoay vòng nét trên chiếc lens để lấy nét.
Lấy nét tự động và lấy nét thủ công
Nhiếp ảnh thời kỳ đầu, mọi ống kính đều phải lấy nét bằng tay (ngày nay nhiều chiếc lens vẫn phải lấy nét bằng tay). Tính năng autofocus là một phát minh quan trọng trong lịch sử của ngành nhiếp ảnh, lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào năm 1977. Và cho đến bây giờ nó vẫn là một trong những phát minh có ý nghĩa quan trọng nhất.
Hệ thống tự động lấy nét gồm 1 mô tơ ở trong máy ảnh và ống kính để lấy nét vào một vật mà được lựa chọn thủ công hoặc được chọn tự động. Cho nên bạn chỉ cần bấm một nút trên máy ảnh (thường là nút chụp), nó đã tự động lấy nét vào vật thể – hoặc là vào vật thể bạn đã chọn, rất tiện lợi.
Hầu hết các nhiếp ảnh gia sử dụng chế độ lấy nét tự động hơn là thủ công. Lý do đơn giản là vì sự tiện lợi của nó, nó dễ sử dụng hơn lấy nét thủ công trong nhiều trường hợp. Lấy nét tự động đang ngày càng có xu hướng nhanh hơn, và chính xác hơn rất nhiều (ví dụ như việc lấy nét theo vết chủ thể đang chuyển động). Đó là lý do tại sao các nhiếp ảnh gia thể thao và động vật hoang dã phụ thuộc rất lớn vào khả năng lấy nét tự động của ống kính.
Tuy nhiên, lấy nét thủ công vẫn còn được sử dụng trong một số trường hợp. Nếu chiếc máy ảnh của bạn gặp khó khăn với việc bắt nét, ví dụ trong điều kiện ánh sáng yếu như trời tối chẳng hạn, lúc này việc lấy nét thủ công sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề.
Có nhiều trường hợp không phải lúc nào để tự động cũng được vì suy cho cùng máy ảnh vẫn là một cỗ máy, ví dụ khi tương phản quá kém thì đôi khi chế độ tự động lấy nét cũng không hoạt động được chính xác nhất khi đó bạn cần chuyển sang chế độ lấy nét tự động.
Một điều nửa là khi bạn chuyển sang chế độ lấy nét tự động, mặt phẳng nét sẽ bị khóa lại, bạn có thể chụp một loạt các bức ảnh với cùng mặt phẳng nét, đôi khi cần làm như vậy để phục vụ những mục đích đặc biệt. Mặc dù là hầu hết các nhiếp ảnh gia sử dụng lấy nét tự động nhiều hơn thủ công nhưng tốt nhất hãy nắm vững cả hai kỹ thuật này.
Bạn có thể lấy nét với máy ảnh không?
Để sử dụng tính năng tự động lấy nét, ít nhất là chiếc máy ảnh hoặc làn chiếc ống kính phải có mô tơ tự động lấy nét, đơn giản như vậy là đủ. Nhưng tính năng tự động lấy nét không phải chiếc lens nào cùng trang bị và đương nhiên máy ảnh cũng vậy.
Đặt biệt nếu bạn chụp với những chiếc máy như Nikon D3500 hoặc D5600 (hoặc các đời cũ hơn), hãy chú ý tới chiếc ống kính bạn định mua. Nếu bạn cần tính năng tự động lấy nét thì hãy chọn những ống kinh dòng AF-S hoặc là AF-P, còn nếu bạn chọn phải những chiếc lens dòng AF-D sẽ không dùng tính năng tự động lấy nét được đâu nhé.
Lấy nét theo pha và lấy nét theo tương phản
Về mặt kỹ thuật thì đó là 2 cách mà chức năng autofocus hoạt động. Bạn không cần phải biết nhiều về vấn đề này nếu bạn không hứng thú và có thể bỏ qua nhưng với mục đích là giúp cho các bạn hiểu rõ về nhiếp ảnh mình vẫn giới thiệu. Có 2 hệ thống tự động lấy nét trên các máy ảnh hiện nay: Lấy nét theo pha và Lấy nét theo tương phản. Mỗi loại có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau:
- Lấy nét theo pha hoạt động rất nhanh và tốt đối với việc theo vết đối tượng chuyển động, bởi vì nó không đòi hỏi quá nhiều phép tính toán từ máy ảnh. Tuy nhiên, nó cũng bị nhiều lỗi và lấy nét sai. Một số chiếc máy ảnh cho phép bạn xác định pha thủ công để giảm thiểu lỗi (cho bạn chọn chủ thể trước, công việc của máy là theo vết chủ thể đó).
- Lấy nét theo tương phản đòi hỏi chiếc máy ảnh của bạn xử lý nhiều dữ liệu hơn, có nghĩa là nó sẽ hoạt động chậm hơn. Cho nên lấy nét theo tương phản không thích hợp cho việc theo vết các vật thể chuyển động. Tuy nhiên, lấy nét theo tương phản sẽ hoạt động chính xác hơn, vì hệ thống tự động lấy nét lấy dữ liệu từ cảm biến nên nó có nhiều dữ liệu xử lý hơn. Nó vẫn hoạt động tốt nếu chủ thể không chuyển động quá nhanh, ví dụ như chụp ảnh phong cảnh hay chân dung chẳng hạn.
Mình chỉ giới thiệu sơ qua thế thôi, các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn thì có thể tìm trên trang chủ của Canon hoặc các diễn đàn nhiếp ảnh, vì nó đi khá sâu vào yếu tố kĩ thuật và xử lý ảnh rồi.
Chuyển đổi giữa hai cơ chế lấy nét để chụp ảnh?
Mình dám chắc rằng đa số các bạn không biết nhưng thật ra việc chuyển đổi khá dễ và bạn thường xuyên làm mà không biết.
- Trên hầu hết các máy ảnh DSLR, lấy nét theo pha hoạt động bất cứ khi nào bạn sử dụng tự động lấy nét qua viewfider (chụp qua ống ngắm).
- Còn cơ chế lấy nét theo tương phản hoạt động bất cứ khi nào bạn chụp qua màn hình LCD (chứ không phải chụp qua viewfinder và chụp qua màn hình LCD đều giống nhau đâu).
Cho nên, bạn hãy sử dụng viewfinder hoặc màn hình LCD tùy từng trường hợp. Đối với các máy microless thì hầu hết chỉ có một cơ chế lấy nét hoặc một cơ chế lấy nét lai.
Continuous và Single-Servo Autofocus
Một yếu tố quan trọng khác mà bạn phải quyết định khi sử dụng tính năng tự động lấy nét đó là chọn chế độ lấy nét. Hai chế độ quan trọng nhất và phổ biển nhất đó là Continouos-servo và Single-servo autufocus:
Continuous-servo: Chế độ tự động lấy nét liên tục hay còn gọi là AI Servo trên Canon và AF-C trên Nikon. Về bản chất, nó có nghĩa là máy ảnh của bạn sẽ liên tục điều chỉnh nét bất cứ khi nào bạn giữ nút lấy nét (bạn giữ vị trí ½ nút chụp). Chế độ này phù hợp khi bạn chụp chủ thể đang chuyển động và muốn chụp theo vết vị trí của đối tượng.
Single-servo: Căn nét tự động tự động đơn hay còn gọi là One-shot trên Canon hay AF-S trên Nikon. Khi sử dụng chế độ này, khi bạn bấm nút căn nét (ấn ½ nút chụp), mô tơ lấy nét sẽ khóa lại và lúc này dù bạn có di chuyển máy hay chủ thể di chuyển, mặt phẳng nét vẫn không thay đổi trừ khi bạn buông nút ra và bấm lại để căn nét lại từ đầu. Chế độ này phù hợp cho việc chụp các chủ thể ít chuyển động. Chế độ này sẽ căn nét được tối ưu hơn chế độ căn nét tự động liên tục.
Một số máy ảnh khác còn có thể độ thứ 3 đó là Auto-Servo Autofocus, ở chế độ này máy ảnh sẽ tự phân tích bối cảnh và tự động lựa chọn giữa hai chế độ. Dù là máy của bạn có sẵn chế độ này thì bạn tốt nhất cũng nên nắm vững cách hoạt động của từng chế độ bởi vì đôi khi chiếc máy ảnh của bạn cũng hoạt động không chính xác được.
Nếu bạn đang sử dụng chế độ tự động lấy nét, mình khuyên bạn nên sử dụng chế độ single-servo cho các trường hợp như chụp ảnh phong cảnh hay chụp ảnh kiến trúc, và hãy sử dụng chế độ continuous-servo cho hầu hết các thể loại ảnh còn lại, như là chụp động vật hoặt là thể thao,…
Autofocus Area Mode – Lấy nét tự động theo chế độ vùng
Một phần chính của lấy nét đó là chọn đúng Autofocus Area Mode, vùng chọn này sẽ cho chiếc máy ảnh của bạn loại lấy nét nào nên được sử dụng, nó sẽ đưa ra cách tốt nhất để theo vết đối tượng mà bạn định chụp.
Điều quan trọng bạn cần nắm rõ là hệ thống tự động lấy nét của bạn được xây dựng dựa trên những điểm lấy nét – focusing points, nó tương đương với vùng mà chiếc máy ảnh của bạn sẽ lấy nét vào. Ví dụ, đây là hai hệ thống điểm nét trong số những hệ thống điểm nét của các máy ảnh DSLR hiện nay.
Thông thường thì càng nhiều điểm lấy nét càng tốt do nó bao phủ được khung hình nhiều nhất và nó sẽ dễ theo vết chủ thể hơn trong những trường hợp chủ thể đi chuyển ra những vị trí khác nhau trong khung hình. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải chỉ cho chiếc máy ảnh cách sử dụng các điểm này, nếu không nó sẽ không giúp ích được gì cho bạn. Đó là lý do vì sao việc chọn Autofocus Area Mode lúc này đóng vai trò quan trọng.
Single-Point autofocus: Khi chọn chế độ này máy ảnh sẽ dùng chức năng autofocus sử dụng 1 điểm lấy nét – lấy nét vào điểm mà bạn chọn. Chế độ này phù hợp với trường hợp bạn chụp chủ thể không chuyển động, và bạn không cần phải theo vết đối tượng. Single-Point hoạt động tốt với lấy nét tự động liên tục nhưng không theo vết được các vật thể chuyển động nhanh qua nhiều điểm nét.
Dynamic autofocus: Ở chế độ này bạn cũng chọn một điểm để lấy nét, khi đó hệ thống nét vẫn có thể theo vết được đối tượng nếu nó di chuyển xung quanh điểm nét bạn chọn. Chế độ vùng này thích hợp cho việc chụp ảnh động vật hoang dã.
3D tracking autofocus: Chế độ này, máy ảnh cũng sẽ lấy nét theo vết đối tượng bạn định chụp khi nó di chuyển qua điểm nét mà bạn đã chọn. Không giống như chế độ Dynamic AF-area, bạn có thể di chuyển máy của bạn xung quanh đối tượng sao cho chủ thể càng gần điểm lấy nét của bạn càng tốt. Chế độ này cũng thích hợp với thể loại chụp ảnh động vật mặc dù không phải lúc nào nó cũng nhanh và chính xác được như chế độ Dynamic- AF-Area nhưng nó cơ động hơn.
Group-Area autofocus: Ở chế độ này máy ảnh sẽ sử dụng nhiều điểm lấy nét cùng một lúc, thường là 5 điểm. Nó sẽ tập trung vào các điểm với độ ưu tiên như nhau sau đó sẽ lấy nét vào vật thể gần nhất nằm trên một trong 5 điểm nét nó đã chọn đó. Chế độ này thích hợp trong các trường hợp tự động lấy nét phức tạp ví dụ như chụp một chú chim đang bay.
Auto-Area autofocus: Chế độ này máy ảnh sẽ tự động quét khung hình và quyết định chủ thể của bạn (thường là vật thể gần bạn nhất hoặc là khuôn mặt). Mình không khuyến khích bạn sử dụng chế độ này, vì lúc này bạn đã giao phó tất cả lại cho chiếc máy ảnh, bạn không còn làm chủ nó nửa nên kết quả có thể không được như bạn mong muốn.
Không phải chiếc máy ảnh nào cũng có tất cả các chế độ trên, riêng một số máy lại có thêm những chế độ khác, đặc biệt là các chế độ cho video autofocus. Tên của chế độ đó cũng có thể khác ở một số nhà sản xuất khác nhau nhưng nó cũng sẽ hoạt động dựa trên những nguyên lý mình đã phân tích ở trên.
Bạn sẽ nhanh chóng biết được đâu là chế độ mà bạn thích nhưng để nắm vững hết các chế độ trên thì phải mất rất nhiều thời gian để học hỏi và thực hành nữa (kể cả mình, mình thật sự vẫn chưa thật sự thành thục được hết các chế độ này). Nhưng hãy kiên trì, có những thứ không phải cứ một sớm một chiều là học được, miễn là bạn quyết tâm sẽ học được.
Nút AF-On trên máy ảnh
Mặc định, đa số máy ảnh hiện nay sử dụng tự động lấy nét bằng cách ấn ½ nút chụp; có hai hành động bạn cần thực hiện để có được một bức ảnh đó là lấy nét và chụp. Dù vậy một số máy ảnh cho phép bạn lấy nét bạn cách ấn định nó vào một nút khác và nút chụp trở lại với đúng tên gọi của nó chỉ dùng để chụp và nút dùng để lấy nét mới đó là nút AF-On. Khi bạn nhấn nút này trước thì nút chụp sẽ không còn dùng để lấy nét nửa.
Nút AF-On hoạt động giống như khi bạn bấm ½ nút chụp, chỉ khác là nó nằm ở vị trí khác. Nghe có vẻ như là không có gì quan trọng và nút này có cũng được nhưng không có cũng không sao, nhưng có nhiều trường hợp bạn không muốn phải lấy nét lại bằng cách nhấn nút chụp, lúc này nút AF-On sẽ phát huy tác dụng của nó. Mình khuyên các bạn nên sử dụng nút này thay vì ấn ½ nút chụp nếu có thể bạn sẽ thấy thực ra nó rất có ích trong một số trường hợp.
Đây là một số trường hợp mà mình thấy nên sử dụng nút AF-On thay vì nút chụp:
Nếu bạn muốn khóa nét để chụp nhiều bức cùng mặt phẳng nét. Như mình nói ở trên thay vì dùng cách lấy nét thủ công, hãy dùng cách này mình tin lấy nét tự động bây giờ hoạt động đủ tốt để có thể thay thế lấy nét thủ công trong hầu hết các trường hợp.
Nếu bạn sử dụng nút chụp, không thể chụp được nhiều bức cùng một mặt phẳng nét được. Đơn giản là bạn hãy nhấn nút AF-On và đừng nhấn nó lần nửa cho đến khi bạn đã chụp đủ các bức ảnh với mặt phẳng nét đã khóa. Cách này nhanh hơn việc chuyển sang chế độ lấy nét thủ công nhiều.
Nếu bạn muốn khóa nét vào vật thể để điều chỉnh lại bố cục mà chủ thể vẫn nét. Đây là cách mà mình thường dùng để căng chỉnh lại bố cục ngay lúc chụp thay vì chứ chụp rồi mang về Crop lại sẽ mất nhiều công sức cũng như sẽ làm giảm chất lượng ảnh đi.
Mình sẽ đưa ra một ví dụ để bạn hiểu hơn về ý tưởng này: Đó là khi bạn muốn đặt chủ thể ở ngoài điểm nét nhưng vẫn không bị out nét thì làm cách nào? Có một cách để làm điều đó là di chuyển điểm nét đến chủ thể, khi thấy chủ thể đã nét thì lúc này hãy khóa mặt phẳng nét lại và di chuyển khung hình để điều chỉnh bố cục.
Lại liên quan đến việc khóa mặt phẳng nét, lúc trước mình không biết nút AF-On để làm gì thì mình vẫn khóa mặt phẳng nét bằng cách dùng nút chụp hoặc là sử dụng lấy nét tay, nhưng cách này chậm hơn rất nhiều và không tiện (phải giữ nút chụp ở vị trí ½ rồi di chuyển khung hình dễ gây mất nét) thay vào đó nhấn nút AF-On và thoải máy di chuyển khung hình sẽ thoải mái và dễ dàng hơn rất nhiều.
Nếu bạn muốn chờ một lúc trước khi chụp. Sẽ thật buồn cười khi bạn cứ giữ ½ nút chụp và chờ tới khi nào muốn chụp mới bấm nốt ½ còn lại. Đôi lúc bạn sẽ gặp những trường hợp phải chờ đợi để bấm máy.
Ví dụ như lúc bạn chụp động vật chẳng hạn, bạn đang canh trước một hang thỏ chẳng hạn, bạn chờ chú thỏ vừa ló đầu ra là chụp ngay. Lúc đó hãy dùng nút AF-On, dùng nút này để căn nét vào một điểm ở miệng hang và chờ đợi, khi chú thỏ vừa thò đầu ra thì nhanh chóng bấm nút chụp (bao nhiêu bức cũng được) khi khoảnh khắc đó đến – ngay sau đó bạn có thể chuẩn bị và lấy nét lại ở một vị trí khác một cách nhanh chóng vì bạn đang ở chế độ Autofocus.
Đó là 3 trường hợp điển hình mà mình thường dùng, ngoài ra còn nhiều trường hợp khác mà nút AF-On phát huy được tác dụng của nó, mình khuyên các bạn cứ sử dụng nút AF-On này thay vì sử dụng nút chụp.
Lúc đầu khi mới chuyển sang có thể bạn sẽ gặp một chút khó khăn cũng như bất tiện khi phải làm quen với một thói quen mới nhưng khi đã quen rồi bạn sẽ không thấy hối hận vì sự thay đổi này của mình đâu. Một số máy ảnh không có nút này nhưng bạn hãy tìm hiểu xem có thể nhà sản xuất có thể bạn tùy chỉnh bất cứ nút nào thành nút AF-On có chức năng tương tự.
Lấy nét vào đâu cho đúng?
Trong đa số trường hợp bạn nên lấy nét vào chủ thể chính của bức ảnh. Điển hình, ví dụ bạn chụp chân dung một người, hãy lấy nét vào 1 trong 2 mắt của họ. Quy tắc này cũng được áp dụng đối với chụp ảnh động vật, chụp sự kiện và nhiều trường hợp khác.
Tuy nhiên, đôi lúc bạn cần một chút nghệ thuật và tự do trong việc sáng tác của mình, lúc đó hãy thay đổi điểm lấy nét đi để tạo hiệu ứng khác lạ.
Bạn sẽ lấy nét vào đâu khi chụp một bông hoa? Nên lấy nét vào cánh hoa hay là nhụy hoa?
Dù bạn chọn là gì, nó cũng sẽ truyền tải một thông điệp nào đó tới người xem cho nên phần nét trong bức ảnh rất quan trọng nếu nói ánh sáng là phần xác còn vùng nét chính là phần hồn của bức ảnh mang thông điệp của người chụp.
Phần nét của bức ảnh luôn luôn nổi bật hơn hết, bạn có thể tận dụng điểm này. Nếu cần, bạn có thể lấy nét vào điểm nào đó không như thường lệ để chuyển tải một thông điệp đặc biệt nào đó. Ví dụ, bạn chụp một bức ảnh chân dung nhưng thay vì lấy nét vào mắt như thường lệ thì lấy nét vào tay của họ thậm chí mắt hoặc cả khuôn mặt bị mờ hoàn toàn, không có nguyên tắc bất biến nào trong nhiếp ảnh về việc bạn phải lấy nét vào đâu.
Nhiếp ảnh là một bộ môn sáng tạo, quyết định của bạn tạo nên nghệ thuật.
Focus Stacking
Một kỹ thuật bạn có thể đã từng nghe qua trong bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh đó là Focus Stacking. Với kỹ thuật này, bạn cần vài bức ảnh trong cùng một khung hình với những điểm nét khác nhau, và sau đó các bức ảnh này được két hợp với nhau tạo thành một bức ảnh nét nhất là sự kết hợp các vùng nét của các bức ảnh trên lại với nhau. Nói cách khác, với kỹ thuật này bạn sẽ chụp được bức ảnh nét ở bất cứ vị trí nào bạn muốn.
Kỹ thuật này rất hữu ích, đặt biệt là với thể loại Macro và phong cảnh, khi mà bạn khó có thể chụp được một bức ảnh nét từ đầu đến cuối với các kỹ thuật khác.
Ví dụ như dưới đây mình có 3 bức ảnh cùng một khung hình nhưng lấy nét ở 3 vật thể khác nhau như thế này
Sau đó ta vào Photoshop Mở 3 ảnh dưới dạng 3 layer -> Chọn edit -> Chọn Auto Blend layer … và chọn OK. Cuối cùng ta sẽ được 1 bức ảnh nét ở cả 3 vật thể như thế này:
Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng có một số hạn chế nhất định, đó là kỹ thuật này gần như không sử dụng được với những bức ảnh chụp chủ thể đang chuyển động. Chỉ áp dụng được với chủ thể tĩnh không chuyển động. Đây cũng là cách duy nhất để có được một bức ảnh với độ sâu trường ảnh đầy đủ. Hãy nhớ đến nó, sẽ có lúc bạn cần dùng đến.
Lời kết
Mình hơi đắn đo khi viết bài này vì thật ra nó là một bài viết khá nâng cao và sâu về nhiếp ảnh, nhưng bài này sẽ là nền tảng rất tốt cho bài viết sau của mình về chủ đề Làm thế nào để chụp được một bức ảnh sắc nét, nó rất quan trọng và bạn cần hiểu hết.
Khi bạn chụp ảnh đúng nét bức ảnh cho ra sẽ sắc nét và chi tiết nhất, nhưng sau nó là cả một sự miệt mài và kĩ năng rất tốt, những kiến thức này được áp dụng với mọi thể loại ảnh, từ thể thao đến phong cảnh. Sẽ thật tốt khi được học đúng ngay từ đầu càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp bạn không bị rơi vào các thói quen xấu trong suốt quá trình theo đuổi con đường nhiếp ảnh này.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn đi đúng hướng và nếu có gì thắc mắc đừng ngại đọc lại hoặc đặt câu hỏi cho mình!