Manager là gì? Những kỹ năng cần có ở một Manager thực thụ
Ngay nay, ở bất cứ ngành nghề nào thì cái tên Manager của thương hiệu, nhà hàng đó sẽ trở thành một cái tên khá quen thuộc với nhân viên, công nhân,… đây là một chức vụ mà trong bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hiện diện người giữ chức danh này.
Bạn có tò mò muốn biết rõ hơn về Manager là gì? Những kỹ năng cần có của một Manager không? Hãy cùng tìm hiểu về cái tên này thông qua những kiến thức mà mình đã tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet khác nhau.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về cách viết CV chuẩn dành cho sinh viên mà mình đã chia sẻ rất chi tiết trong bài viết gần đây.
Manager là gì?
Manager là vị trí quản lý, là người trực tiếp quản lý, lên kế hoạch, phân chia nhiệm vụ, theo dõi, giám sát, đánh giá những nhân viên dưới quyền về việc thực hiện một công việc, nhiệm vụ, mục tiêu nào đó. Đồng thời, họ cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả công việc mà cả nhóm đã cùng thực hiện trước người có chức vụ cao hơn.
Manager có thể được hiểu với nghĩa tiếng Việt là phó phòng, trưởng phòng, quản lý dự án, quản lý nhà hàng, quản lý công xưởng,…Họ đều chịu trách nhiệm về một bộ phận chuyên môn trong một công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp và đặc điểm công việc mà mỗi Manager phụ trách khối lượng công việc khác nhau, có những cấp bậc khác nhau.
Ví dụ: Trong một nhà hàng lớn sẽ có một quản lý chung và nhiều quản lý các bộ phận khác như: Quản lý kho, quản lý khách hàng, quản lý nhân viên, quản lý bếp,…Nhưng với một nhà hàng nhỏ, có thể chỉ cần một người quản lý chung thôi là đủ.
Những kỹ năng cần có của một Manager
2.1. Kỹ năng chuyên môn
Dù giữ chức vụ nào thì kỹ năng chuyên môn là kỹ năng không thể thiếu được, mà Manager lại là người chỉ đạo mọi việc nên phải thực sự giỏi, hiểu biết sâu rộng, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực mình quản lý. Có như vậy mới có thể lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ, theo dõi, giám sát được nhân viên của mình.
Hơn nữa, một người quản lý giỏi chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm sẽ nhận được sự tin tưởng, kính trọng của nhân viên, những quyết định của họ mới có giá trị và được mọi người tuân theo.
2.2. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
Một người quản lý bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp, ứng xử giỏi. Giao tiếp tốt nghĩa là phải biết cách sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt một thông điệp rõ ràng, giải thích cho mọi người hiểu vấn đề và biết cách thuyết phục người nghe.
Muốn giao tiếp tốt, Manager còn cần phải biết quan sát, đánh giá mọi người. Đó là cơ sở để chọn chủ đề, cách diễn đạt, sử dụng ngôn từ phù hợp với những đối tượng khác nhau. Khi nói chuyện phải tạo bầu không khí thân thiện, làm sao để người nghe cảm thấy thoải mái, cảm nhận được sự tự nhiên và chân thành.
Một Manager phải biết cách ứng xử linh hoạt, trong những hoàn cảnh khác nhau, và với những đối tượng khác nhau sẽ phải điều chỉnh cách cư xử sao cho phù hợp. Ví dụ, với cấp trên thì cần phải khiêm tốn; với cấp dưới phải thẳng thắn, kiên quyết; với khách hàng thì khéo léo,…
2.3. Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo thể hiện ở việc, một Manager phải hiểu rõ mọi nhân viên dưới quyền của mình, biết được năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của họ để phân công công việc phù hợp. Thêm nữa, còn phải biết cách xây dựng môi trường thân thiện, đoàn kết, biết kết nối mọi người với nhau. Có đoàn kết thì mới phối hợp ăn ý với nhau, hỗ trợ nhau hoàn thành công việc đạt kết quả cao.
Người lãnh đạo cũng phải biết lắng nghe ý kiến của mọi người, không chỉ cứ bảo thủ làm theo suy nghĩ của mình được. Như vậy sẽ khiến nhân viên cảm thấy không được tôn trọng, họ sẽ tuân theo chỉ thị một cách miễn cưỡng, xấu hơn, họ sẽ chống đối hay nghỉ việc. Tình huống này thì không thể hoàn thành công việc với kết quả tốt được.
Một người lãnh đạo nhận được sự yêu quý và kính trọng của nhân viên sẽ là người biết quan tâm đến cấp dưới và đối xử công bằng với tất cả mọi người. Sự quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm của “sếp” sẽ làm cho các nhân viên yêu môi trường làm việc, yêu công ty, muốn cống hiến hết mình vì công ty. Người quản lý cũng cần phải đối xử công bằng với tất cả mọi nhân viên dưới quyền của mình, không được thiên vị, bao che, như vậy mới nhận được sự tín nhiệm của mọi người.
2.4. Chịu được áp lực công việc
Một Manager có khối lượng công việc lớn, phải suy nghĩ, chu toàn mọi việc. Vì là người chịu trách nhiệm với kết quả cuối cùng nên họ có áp lực công việc rất lớn, làm sao để hướng dẫn mọi người làm việc để hoàn thành tốt mục tiêu được giao, lúc nào cũng phải suy nghĩ cách làm thế nào để nâng cao hiệu suất và kết quả công việc.
Việc làm thêm giờ đối với một quản lý là điều hết sức bình thường, xảy ra thường xuyên. Họ luôn là người đến sớm nhất và về muộn nhất. Không chỉ giao việc và chờ nhận báo cáo, tổng hợp lại rồi nộp lên trên là có thể hoàn thành công việc của một Manager. Khi nhận báo cáo của cấp dưới, họ còn phải kiểm tra, đánh giá, sửa chữa để nó hoàn thiện và hoàn hảo nhất. Vì vậy mà họ thường là người rời văn phòng cuối cùng.
2.5. Có tầm nhìn
Có tầm nhìn nghĩa là người quản lý phải hiểu rõ mục tiêu của công ty, từ đó lên kế hoạch từng bước thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Mọi việc đang làm cần có kế hoạch rõ ràng, cụ thể và đều phải hướng tới mục đích tiêu đã xác định trước.
Để có thể đạt được mục đích của công ty đề ra, người quản lý phải biết cân nhắc giữa được và mất để đưa ra những quyết định đúng đắn, không làm chệch hướng mục tiêu ban đầu.
2.6. Khả năng phân tích, giải quyết vấn để
Trước một vấn để, người Manager phải tỉnh táo, bình tĩnh để phân tích, nhìn nhận nó một cách khách quan, thấu đáo nhất. Từ đó, đưa ra phương án giải quyết hiệu quả. Tuy nhiên, không phải việc gì cũng diễn ra theo đúng như kế hoạch, dù có cẩn thận đến đâu thì cũng tiềm tàng những rủi ro không lường trước được. Trong trường hợp đó, người quản lý càng phải bình tĩnh tìm cách giải quyết, làm sao để rủi ro đó không ảnh hưởng quá lớn đến kế hoạch và mục tiêu chung.
Công việc của một Manager
Bạn có tò mò muốn biết công việc của một người giữ chức vụ Manager là gì không? Mỗi lĩnh vực, công ty là có những đặc thù công việc khác nhau. Do đó, công việc của những Manager cũng sẽ khác nhau. Nhưng dù sao thì nó cũng có những điểm chung nhất định như sau:
3.1. Kiểm tra, giám sát nhân viên
Hàng ngày, người quản lý phải theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình và cách làm việc của mọi người. Việc này để đảm bảo xem mọi người có nghiêm túc làm việc hay không, tiến độ công việc có đi đúng hướng với mục tiêu đặt ra hay không.
3.2. Đánh giá kết quả công việc của nhân viên
Sau khi theo dõi, quan sát mọi người, Manager phải có những đánh giá về hiệu suất và hiệu quả làm việc của từng nhân viên. Xác định được những thành quả đạt được và hạn chế còn tồn tại. Từ đó động viên và hướng dẫn mọi người làm việc tốt hơn.
3.3. Xử lý tình huống
Kiểm tra, giám sát cũng là để phát hiện những sai sót để còn sửa chữa kịp thời. Đôi khi, bản kế hoạch đề ra có vẻ như rất chi tiết, rất khả thi, rất hoàn hảo nhưng thực tế lại khác, phát sinh thêm nhiều điểm mới. Lúc này, người quản lý cần phải nhanh chóng hiểu rõ vấn đề và đưa ra phương án khắc phục nhanh nhất. Đó là kỹ năng xử lý tình huống mà một Manager cần phải có.
Lời kết
Là một Manager trông bên ngoài thì rất “oai”, rất “ngầu”, được chỉ đạo mọi người làm việc. Thế nhưng cái gì cũng có giá của nó, công việc của một Manager rất nhiều, rất vất vả và vô cùng áp lực, họ phải gánh trên vai trách nhiệm lớn lao, thậm chí phải hi sinh nhiều thứ vì công việc. Nếu muốn trở thành một Manager phải học hỏi, trau dồi rất nhiều kiến thức, kỹ năng, cần phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều.