Địa Chỉ Ip Là Gì? Những Điều Bạn Chưa Biết Về Địa Chỉ IP

4.5/5 - (6 bình chọn)

Ngày nay, mạng Internet đã trở thành một phần không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại ngày này, hầu hết mọi người đều sở hữu trong mình một hoặc nhiều thiết bị như máy tính PC, Laptop, máy tính bảng và điện thoại.

Và chắc hẳn nhiều bạn khi truy cập Internet để xem các tin tức về công nghê thì sẽ rất thường gặp các thuật ngữ như: IP, FakeI P, v.v… và sẽ có thắc mắc IP là gì? Có tính năng ra sao? Trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp các thông tin cũng như kiến thức cá nhân để giúp bạn hiểu được về IP máy tính.

Xem bài viết về cách tìm địa chỉ IP của Modem hoặc Router mà mình đã chia sẻ khá chi tiết trong bài viết trước đây.

Địa chỉ IP là gì
?

Địa chỉ IP (Internet Protocol) hay còn gọi là địa chỉ giao thức Internet, là một số nhận dạng phần cứng mạng phổ biến nhất hiện nay, hay bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn thì nó tương tự như địa chỉ nhà hay doanh nghiệp vậy, mỗi thiết bị mạng sẽ có mỗi địa chỉ IP khác nhau.

ip là gì

Đặc điểm của địa chỉ IP

Địa chỉ IP sẽ đươc chia thành 4 số, giới hạn từ 0 – 255, trong đó mỗi số sẽ được lưu bởi 1 Byte. Có 4 loại địa chỉ IP cơ bản và phổ biến nhất hiện nay:

1. IP Private

Là loại địa chỉ IP hoạt động trong mạng nội bộ của nhà bạn, nó cung cập một địa chỉ để máy bạn có thể kết nối với router (hay còn gọi là bộ phát wifi, bộ kết nối mạng). Bạn có thể tự đặt địa chỉ IP private hoặc do router tự động cài đặt mặc định nhé.

2. IP Public (công cộng)

Đây chính là giao thức giúp các thiết bị của bạn có thể kết nối được với Internet, truy cập website hoặc giúp bạn có thể giao tiếp với máy tính của người khác thông qua một mạng nội bộ khác
.

3. IP Tĩnh

Là loại địa chỉ IP mà bạn có thể tự cài đặt, thay đổi được
.

4. IP Động

Ngược lại so với địa chỉ IP tĩnh, bạn không thể tự thay đổi địa chỉ IP của nó được mà sẽ được cài đặt mặc định bởi một hệ thống mạng nào đó.

Một địa chỉ IP được chia thành 2 phần:

  • NetworkID: là 3 bộ số đầu tiên của địa chỉ IP, nó được dùng để xác định loại mạng mà thiết bị đang kết nối vào.

Ví dụ: Địa chỉ mạng là 192.168.1.23 thì NetworkID chính là 192.168.1 và chỉ có những thiết bị có cùng NetworkID như trên sẽ kết nối với nhau, các địa chỉ ngoài mạng khác sẽ không thể giao tiếp với các địa chỉ trong mạng đó.

  • HostID: Chính là bộ số cuối cùng ở địa chỉ IP, dùng để xác định địa chỉ của thiết bị (như là địa chỉ nhà vậy)

Ví dụ: với địa chỉ mạng 192.168.1.23 thì HostID chính là 23, hiểu rộng hơn thì tức là một bộ số từ 1 tới 254 của HostID thì thiết bị mạng của bạn ở vị trí thứ 23.

Subnet Mask là gì?

Có thể hiểu nôm na Subnet Mask như là một địa chỉ IP mà ở đó nó quy định cách mà 2 máy có thể giao tiếp với nhau, được chia thành 2 phân vùng, vùng bên trái gồm các bit 1 và bên phải là bit 0, như vậy có nghĩa là những địa chỉ IP nằm tương ứng với vùng bit 1 của Subnet Mask gọi là Network của địa chỉ đó, phần bên phải tương ứng với bit 0 gọi là HostID.

Ví dụ: với địa chỉ mạng IP là 192.168.1.23 thì sẽ có Subnet Mask như sau: 255.255.255.0

Có 3 loại Subnet Mask:

  • 255.0.0.0: dành cho địa chỉ mạng lớp A, là địa chỉ mạng dành riêng cho các tổ chức lớn trên thế giới.
  • 255.255.0.0: dành cho địa chỉ mạng lớp B, là địa chỉ mạng dành cho các tổ chức hạng trung trên thế giới
  • 255.255.255.0: dành cho địa chỉ mạng lớp C, là địa chỉ mạng dành cho các tổ chức mạng, các máy tính các nhân của người dùng.

Địa chỉ IP có 2 phiên bản đó là IPv4 và IPv6

  • IPv4: Là phiên bản cũ của địa chỉ IP, nó cung cấp hơn 4 tỷ địa chỉ IP Internet cho người dùng, tuy nhiên hiện nay do sự phát triển không ngừng củaI thì địa chỉ IPv4 không cung cấp đủ số lượng cho người dùng, vì vậy đây là lý do mà IPv6 ra đời.

Ví dụ: 207.241.148.80, 192.168.1.1

  • IPv6: Một phiên bản mới hơn và đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, hỗ trợ hơn 340 nghìn tỷ nghìn tỷ địa chỉ internet cho người dùng, với con số lớn như thế này thì mọi người trên thế giới có thể kết nối với hàng tỷ thiết bị internet mà không sợ phải cạn kiệt lượng tài nguyên

Ví dụ: 3ffe: 1900: 4545: 3: 200: f8ff: fe21: 67cf

Cách tìm địa chỉ IP

ip là gì

– Đối với địa chỉ IP công cộng, bạn có thể tìm và kiểm tra địa chỉ IP thông qua các ứng dụng web như: WhatIsMyIPAddress.com, Whatsmyip.org, Ip2location.com, v.v…

– Đối với các địa chỉ ip nội bộ (IP private) thì bạn làm theo hướng dẫn dưới đây.

  • Mở Command Prompt -> Nhập đoạn lệnh dưới đây sẽ thấy được địa chỉ IP của bạn.
ipconfig
  • Đối với hệ điều hành Linux, các bạn mở cửa sổ Terminal -> Nhập đoạn lệnh “hostname –I” (Chữ i in hoa) -> Sau đó nhập tiếp: “ipconfig”.

Ưu và nhược điểm của địa chỉ IP

Ưu điểm:

  • Là một giao thức kết nối giúp bạn có thể truy cập được internet cũng như trò chuyện thông qua các địa chỉ IP.
  • Giúp việc truy cập internet dễ dàng hơn cũng như quản lý hệ thống mạng của người dùng đơn giản hơn khi mà mỗi máy tính, thiết bị đề có một địa chỉ IP riêng biệt.
  • Là một sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ mạng.

Nhược điểm:

  • Dễ dàng bị khai thác các thông tin các nhân thông qua địa chỉ IP nếu bị hacker xâm nhập, phá. hoại
  • Bất cứ một hoạt động truy cập nào cũng sẽ bị lưu lại địa chỉ IP.

Lời kết

Cám ơn các bạn đã xem qua bài viết này của mình, trên đây là những khái niệm cơ bản về địa chỉ IP cũng như kiến thức xoay quanh về IP. Trong trường hợp bạn có thắc mắc nào khác liên qua, hãy để lại bình luận cho mình trong phần bình luận dưới đây nhé!

Theo dõi
Thông báo
guest

3 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo