Scam Là Gì? Tổng Hợp Các Hình Thức Scam Phổ Biến
Trong quá trình sử dụng Internet, chúng ta chắc chắn sẽ nghe đến từ Scam từ Faccebook, các trang báo tin tức,… Vậy Scam là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về scam là gì và những dấu hiệu nhận biết scam cũng như các loại scam phổ biến để tránh bị người khác lừa đảo chiếm đoạt thông tin, tiền bạc. Hãy cùng mình khám phá ngay phần nội dung đưới dây.
Scam là gì?
Trong tiếng Anh, “scam” được hiểu là hành vi lừa đảo, đánh lừa người khác để chiếm đoạt tiền bạc hay tài sản. Đây là hành vi bất hợp pháp, vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Từ “Scam” này cũng thường được sử dụng trên Internet để nói đến các hình động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên các nền tảng mạng xã hội, báo chí.
Các hình thức scam phổ biến trên Internet
Scam Online
Scam qua email
Hình thức này rất phổ biến hiện nay. Các đối tượng sẽ gửi email với nội dung hấp dẫn, đánh vào tâm lý hám lợi của nạn nhân. Chẳng hạn như thông báo trúng thưởng, khuyến mãi đặc biệt, đầu tư sinh lời cao, v.v… Khi nạn nhân trả lời, chúng sẽ lừa đảo chiếm đoạt tiền bạc.
Để phòng tránh, cần xác minh kỹ các thông tin trong email trước khi thực hiện theo hướng dẫn hoặc đơn giản có thể xoá ngay email này. Tuyệt đối không click vào link hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho các email dạng này.
Scam khi mua bán online
Khi mua bán trên các trang thương mại điện tử, Marketplace, cũng có nhiều nguy cơ bị scam. Chẳng hạn như bán hàng giả, không gửi hàng sau khi nhận tiền, gửi hàng kém chất lượng, quảng cáo gian dối, v.v… Để an toàn, chỉ nên mua bán với những người bán uy tín, có nhiều đánh giá tích cực từ người mua.
Hiện các sàn thương mại điện tử tốt nhất hiện nay tại Việt Nam có thể kể đến như Lazada, Tiki, Shopee,…
Scam trên mạng xã hội
Một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các chiêu trò lừa đảo tinh vi hơn. Chẳng hạn như tạo các trang, nhóm, chương trình khuyến mãi để thu thập thông tin cá nhân và đưa bán cho bên thứ ba khác với hành vi gọi điện quảng, cáo hoặc dùng cho mục đích “trái pháp luật” khác.
Cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia các chương trình online này và không cung cấp thông tin cá nhân để tránh vị lừa đào từ các trang mạng xã hội.
Scam qua điện thoại
Kẻ gian giả mạo là nhân viên bưu điện, ngân hàng, công ty điện lực…gọi điện thông báo nợ tiền, trúng thưởng để lừa đảo tiền oan.
Scam mạo danh công ty viễn thông, điện lực
Gọi điện thông báo các khoản cước phí quá hạn để người dùng chuyển tiền trả thay vì cắt điện/mạng.
Scam offline
Lừa bán hàng đa cấp
Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến nhất hiện nay. Các đối tượng sẽ đưa ra những lời hứa hẹn đầy hấp dẫn như thu nhập cao, đi du lịch nước ngoài miễn phí, v.v… để dụ người tham gia. Nhưng thực chất đó là một mô hình kinh doanh bất hợp pháp, chỉ nhằm mục đích trục lợi.
Chúng ta cần luôn ở trạng thái cẩn trọng và giữ quan niệm rằng “Không có gì là dễ cả”, từ đó chúng ta sẽ giữ vững tinh thần hơn và sẽ tìm hiểu thêm thông tin về cá nhân hoặc tổ chức này trước khi thực hiện hành động nào khác.
Lừa đảo các hoạt động từ thiện
Một số đối tượng giả danh các hoạt động từ thiện để kêu gọi quyên góp tiền của cộng đồng. Tuy nhiên, số tiền đó không đến được tay những hoàn cảnh khó khăn mà bị chiếm đoạt một cách bất chính. Bằng chứng là trong thời gian qua đã có nhiều vụ được cơ quan chức năng điều tra các nghệ sĩ có hành vi này và đưa ra trước pháp luật.
Để đảm bảo số tiền đóng góp được sử dụng đúng mục đích, nên tìm hiểu kỹ thông tin về tổ chức từ thiện, kiểm chứng mã số thuế, tài khoản ngân hàng,… trước khi quyên góp.
Những dấu hiệu nhận biết scam nhanh
Để phòng tránh rơi vào bẫy của các scam, bạn cần nắm được một số dấu hiệu sau:
Thông tin rao bán không rõ ràng
Thông tin sản phẩm, địa chỉ liên hệ không rõ hoặc sai sự thật. Không cung cấp đầy đủ thông tin để kiểm chứng nguồn gốc.
Yêu cầu chuyển khoản nhanh hoặc trước khi nhận hàng
Đối tượng luôn gây áp lực và yêu cầu chuyển tiền khẩn cấp. Các đối tượng scam không bao giờ đồng ý giao hàng trước khi nhận tiền.
Hứa hẹn lợi nhuận cao và nhanh chóng
Luôn đưa ra những lời hứa hẹn quá đẹp để thu hút nạn nhân, kiếm được nhiều tiền chỉ từ vài trăm nghìn cho đến hàng tỷ đồng.
Liên tục thay đổi thông tin liên lạc
Đối tượng sử dụng nhiều số điện thoại, email, nick chat… khác nhau để che giấu thân phận. Thường xuyên đổi sim điện thoại để tránh bị theo dõi.
Luôn tỏ ra ngại chia sẻ thông tin cá nhân
Lấy cớ bảo mật để từ chối cung cấp chi tiết cá nhân, địa chỉ và nền tảng hoạt động. Phản ứng thiếu hợp tác khi đề nghị xuất trình các giấy tờ tùy thân liên quan.
Để tránh bị rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:
Kiểm tra kỹ thông tin người bán
Luôn kiểm tra, xác minh các thông tin liên hệ, nền tảng hoạt động, bằng chứng giao dịch của đối tượng trước khi quyết định hợp tác.
Giao dịch có bảo vệ
Chỉ nên giao dịch công khai, có người làm chứng hoặc lưu lại sao kê, screenshot làm bằng chứng. Hoặc chấp nhận mất một ít phí để đảm bảo an toàn.
Không cung cấp thông tin cá nhân
Không cung cấp các thông tin nhạy cảm như ảnh CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, mã OTP, mật khẩu, tài khoản ngân hàng… cho bất kỳ ai dù có bất cứ lý do gì.
Lời kết
Như vậy, scam có nhiều loại hình đa dạng – cả online và offline. Để tránh bị các đối tượng scam/lừa đảo, cần thật cẩn trọng khi nghe các lời chào mời quá hấp dẫn và kiểm chứng kỹ thông tin trước khi thực hiện chuyển tiền hoặc mua một thứ gì đó có giá trị.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu về từ Scam cũng những thông tin cần thiết mà bạn nên biết, nếu có góp ý hoặc câu hỏi nào khác liên quan thì đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây.