Mua Tai Nghe Có Dây Nào Tốt? Top 5 Sản Phẩm

5/5 - (1 bình chọn)

Tôi rất thích nghe nhạc khi ngồi xe buýt hay nhâm nhi tách cà phê ở quán nhỏ yên tĩnh nào đó, giữa lòng Hà Nội ồn ào. Vừa nghe nhạc, vừa nhìn ngắm mọi người hối hả trên đường phố, bà cụ bán hàng rong ven đường hay những người ngồi xung quanh.

Tại sao tôi không dùng tai nghe không dây? Nó nhỏ gọn hơn nhiều kia mà. Có thể tôi chưa có duyên chọn được chiếc tai nghe phù hợp, 2 chiếc từng sử dụng đều có đường truyền không ổn định, chậm, đôi khi bị ngắt quãng. Và vì thế mà tôi quyết định không mua cái thứ 3, tiếp tục quay về sử dụng tai nghe có dây quen thuộc.

Nếu ai có chung sở thích như tôi và đang tìm kiếm chiếc tai nghe có dây tốt và vừa túi tiền, hãy đọc bài viết này nhé. Tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm chọn tai nghe cá nhân, giới thiệu một ài chiếc tai nghe đã từng sử dụng và thấy chất lượng tốt với mọi người.

Mua tai nghe nào tốt nhất hiện nay giữa Apple, Sony, Xiaomi
Mua tai nghe nào tốt nhất hiện nay giữa Apple, Sony, Xiaomi

Mua tai nghe cần để ý đến điều gì?

Vì không phải “tay chơi chuyên nghiệp” như ca sĩ, nhạc sĩ hay là người có chuyên môn về âm nhạc nào khác nên tôi không có yêu cầu quá cao, tuy nhiên cũng không lựa chọn qua loa. Cá nhân tôi khi chọn tai nghe có dây, tôi thường để ý đến thiết kế, giá tiền, một số chỉ số âm thanh, chống ồn và sự thoải mái khi đeo nó.

tai nghe nhac

1. Về thiết kế tai nghe

Điều đầu tiên tôi quan tâm đối với tai nghe là kiểu dáng của nó. Thường tai nghe có 3 loại, in-ear (loại có thể nhét vào trong tai), on-ear (phần tai nghe bao phủ vừa kín vành tai), over-ear (nó gần giống on-ear nhưng phần tai nghe lớn hơn vành tai, bao trọn tai bạn).

Mỗi loại có ưu điểm riêng, kiểu nhét trong tai thì nhỏ gọn, dễ dàng khi di chuyển, nhưng chống ồn kém hơn. Kiểu on-ear và over-ear khá lớn, chúng được đầu tư hơn về thiết kế và chất lượng âm thanh, nếu bạn muốn một chiếc tai nghe chống ồn thì nên chọn loại này.

Thú thật, tôi dùng cả 3 loại này vì có đam mê đặc biệt với việc mua tai nghe. Ban đầu cũng giống như mọi người, tôi chỉ dùng tai nghe đi kèm điện thoại, sau đó dùng loại in-ear, dần dần chuyển sang on-ear rồi over-ear (tôi chỉ có duy nhất một chiếc này vì giá khá đắt so với mức thu nhập). Loại in-ear là sử dụng nhiều nhất và cũng thay nhiều lần nhất (khoảng 5-6 cái), dùng hàng ngày, nghe nhạc trên xe buýt. Một chiếc on-ear để ở công ty, một chiếc over-ear để ở nhà (loại này nghe chơi game đã lắm).

Một yếu tố khác về thiết kế bạn cũng nên quan tâm khi mua tai nghe có dây, đó là Open-backClosed-back. Mới đầu tôi nghĩ nó là yếu tố kỹ thuật nào đó phức tạp nhưng không phải.

  • Hiểu đơn giản, open-back là kiểu tai nghe mà người dùng có thể nghe thấy âm thanh từ bên ngoài, đồng thời nếu bật to, mọi người xung quanh cũng có thể nghe thấy nhạc phát ra từ tai nghe này. Với kiểu open-back người dùng vẫn giao tiếp với mọi người bình thường.
  • Ngược lại, với kiểu closed-back người dùng sẽ tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nó chống ồn tốt, người dùng không nghe thấy âm thanh khác bên ngoài và ngược lại, người xung quanh không nghe thấy nhạc từ tai nghe phát ra.

2. Về giá tiền

Trải nghiệm sử dụng tai nghe của tôi gắn liền với mức thu nhập. Khi còn học sinh – sinh viên, không có nhiều tiền, chủ yếu dùng loại in-ear, vì mức giá rẻ nhất. Chiếc tai nghe có dây loại on-ear đầu tiên tôi dùng là của Sony, khoảng 900.000đ, mua bằng tháng lương làm thêm đầu tiên. Sau này đi làm, thu nhập tốt hơn tôi chuyển sang dùng các loại đắt hơn.

Nếu bạn cần chiếc tai nghe với mục đích nghe nhạc thông thường, giá bình dân thì nên chọn các loại tai nghe in-ear. Nếu cần nghe âm thanh êm hơn, chống ồn tốt thì nên chọn loại on-ear. Và nếu bạn sẵn sàng bỏ ra hơn triệu đồng đầu tư cho trải nghiệm nghe nhạc, chơi game thì lúc này hãy tìm đến các loại over-ear. Nói chung mức giá sẽ tỷ lệ thuận với chất lượng âm thanh, dựa vào đó mà chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mỗi người.

3. Một số tính năng cơ bản

tai nghe nhac

  • Âm bass: Hiểu đơn giản là âm trầm, âm có tần số thấp. Theo tôi hiểu, bass là các nhịp đập trong một bài nhạc, thường bắt gặp nhịp bass dồn dập trong các bài nhạc EDM. Tai nghe thể hiện âm bass tốt khiến bài nhạc êm tai hơn, hay hơn, không tạo cảm giác đau tai khi nghe lâu (tất nhiên nếu bạn bật âm lượng lớn thì dùng loại tai nghe nào cũng gây đau tai hết). Tôi luôn chọn tai nghe có hỗ trợ âm bass tốt, giá của chúng sẽ cao hơn loại không bổ trợ âm bass cùng loại.
  • Chống ồn: Nó liên quan đến Open-back và Closed-back  tôi nhắc đến ở trên. Loại Closed-back chống ồn tốt hơn, dùng ở nơi công cộng, đảm bảo không gian riêng tư, tách biệt hoàn toàn với bên ngoài, tôi dùng khi đi xe buýt, ngồi làm việc ở quán cà phê… Loại Open-back thì dùng khi ở công ty, vừa không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, vừa đảm bảo vẫn có thể trao đổi công việc với đồng nghiệp.
  • Sự thoải mái khi đeo: Khi chọn tai nghe bạn nhất định phải đeo và nghe thử ở cửa hàng trước. Bạn cứ thoải mái nghe 1-2 bài nhạc để xem thiết kế của nó có phù hợp với bạn hay không. Đừng ngại mà không đeo thử, nếu nó không hợp thì mua rất lãng phí. Tôi đã từng mua loại tai nghe in-ear to hơn so với khung sụn tai, kết quả đeo rất đau, không dùng được quá 5 phút.
  • Giắc cắm: Có 2 kiểu thiết kế, giắc cắm thẳng và hình chữ L. Loại chữ L tiện lợi khi chân cắm tai nghe nằm ở hai cạnh bên và cạnh dưới thiết bị. Ngược lại, loại giắc cắm thẳng sẽ phù hợp khi chân cắm tai nghe ở cạnh phía trên.
  • Độ dài dây: Điểm bất lợi của tai nghe có dây chính là phần dây nối của nó. Bạn nên chọn loại dây dài, có bộ phận cuộn gọn dây để tránh rối, không gây bất tiện khi sử dụng.

Top các thương hiệu tai nghe có dây nên dùng

Theo tôi để ý, nhiều người không mấy quan tâm đến thương hiệu tai nghe tôi sử dụng. Phần lớn chỉ nhìn giá tiền, qua chút thiết kế là quyết định mua ngay. Tuy nhiên, điều này có hại với tai bạn về lâu về dài. Những chiếc tai nghe rẻ tiền trôi nổi trên thị trường không theo tiêu chuẩn y tế, âm thanh quá to hoặc quá nhỏ so với mức khuyến cáo.

Mặt khác, thiết kế form lệch, gây cảm giác khó chịu và đau khi sử dụng. Do vậy, tôi khuyên bạn nên mua tai nghe có dây hay bất kỳ sản phẩm âm thanh của các thương hiệu lớn, có uy tín lâu năm.

Tai nghe Mi Basic Xiaomi HSEJ03JY

tai nghe nhac

Tai Nghe Nhét Tai Mi Basic Xiaomi HSEJ03JY được thiết kế với gam màu trẻ trung và năng đông nên phù hợp với đại đa số giới trẻ hiện nay. Với nút nhét tai được làm bằng Silicon với chất liệu cao cấp mềm mại và không bong tróc sẽ tạo cảm giác thoải mái khi nghe nhạc trong một thời gian dài.

Sản phẩm được tối ưu với độ phân giải cao ở toàn bộ dải tần số, cho chất âm tốt và trung thức, phù hợp với nhiều thể loại nhạc như trữ tình, ballad cho đến R&B, rock,… Điểm nổi bật của tai nghe là dây được làm bằng sợi kevlar với khả năng chống rồi và rất bền. Nếu như bạn đang cần một sản phẩm tai nghe giá rẻ và hổ trợ tốt cho việc học tập, đi làm,… chắc chắn đây là một thiết bị mà bạn không thể bỏ qua.

Tai nghe Sennheiser CX 213

tai-nghe-co-day-nao-tot-1

Ấn tượng đầu tiên với chiếc tai nghe này là thiết kế đẹp, nhiều màu sắc. Toàn bộ tai nghe Sennheiser CX 213 đều màu đen, nó có điểm nhấn khác màu ở phần bên ngoài ống nghe nhét tai, điều này tạo sự mới mẻ cho người dùng. Thiết kế dây đeo dài 1,2m dạng dẹt, nghe nói để chống rối nhưng thực tế tôi không nó có tác dụng mạnh mẽ về khoản này, vẫn rối như thường. Jack cắm tai nghe 3,5mm thông dụng, phù hợp với phần lớn thiết bị hiện có trên thị trường.

Về chất lượng âm thanh, nó mang đến cảm nhận khá tốt, âm thanh trong trẻo, không bị rè, không gây khó chịu. Nếu ai thích tai nghe đánh bass tốt thì nó rất phù hợp, nhịp bass rõ ràng ngay cả với bài nhạc tiết tấu nhanh. Khả năng chống ồn của tai nghe có dây Sennheiser CX 213 cũng tốt, phù hợp với tầm giá.Tuy nhiên, nếu tiếng ồn bên ngoài lớn thì nó không thể ngăn được, khiến người dùng không thể tập trung nghe nhạc. Điều khiến tôi không hài lòng về Sennheiser CX 213 là phần nhét tai khá lớn, gây đau tai khi dùng lâu.

Tai nghe Sony XB550AP EXTRA BASS

tai-nghe-co-day-nao-tot-2

Đây chính là chiếc tai nghe mua bằng tháng lương dạy thêm đầu tiên của tôi. Bề ngoài nó vô cùng bóng bẩy với chất liệu nhôm bóng ở headband qua đầu và lớp bọc da bên ngoài ống chụp tai. Có vẻ Sony đã đã đạt được mục đích của tôi khi thiết kế Sony XB550AP EXTRA BASS nhiều màu sắc, đủ để thu hút bất kỳ bạn trẻ nào khi nhìn thấy nó, và tôi cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên, phần headband khá lỏng, dễ bị rơi (có thể do đầu tôi nhỏ chăng), lớp bọc da bên ngoài ống nghe sẽ rách nếu bạn sử dụng lâu dài.

Bỏ qua những điểm không hài lòng nhỏ đó thì tôi vô cùng thích chất âm của Sony XB550AP EXTRA BASS. Đúng như tên gọi của nó, dài bass đánh rõ, trầm, sâu, tôi vẫn nghe được âm bass rõ ở nơi có tiếng ồn. Tiếng bass êm ru, không gây đau tai như nhiều tai nghe bass khác gặp phải. Còn lại, mid và treble khá ổn, cho phép người dùng nghe nhiều thể loại nhạc khác nhau. Tôi dùng nó để nghe nhạc thư giãn trong giờ nghỉ ở công ty.

Tai nghe có dây Sennheiser HD461

tai-nghe-co-day-nao-tot-3

Sở hữu thiết kế thời trang, trẻ trung, chiếc tai nghe này đã tạo cơn sốt một thời đối với giới trẻ yêu nhạc. Không chỉ thiết kế đẹp mà chất lượng âm thanh tuyệt vời, âm bass mượt, cảm giác đeo vừa vặn, êm ái của Sennheiser HD 461 mang đến cho tôi trải nghiệm vô cùng hài lòng.

Đây là một chiếc tai nghe có dây thuộc dòng over-ear, do vậy cảm nhận ban đầu có vẻ khá cồng kềnh. Nó được thiết kế với phần headband vừa vặn, độ ôm vừa vặn để không bị rơi khi di chuyển. Một lớp đệm được bọc xung quanh headband tạo cảm giác thoải mái cho người dùng, phần áp sát tai bọc da sang trọng. Tuy nhiên, với thời tiết Việt Nam, lớp da này rất khó bảo quản, dễ bị nổ, hỏng. Sennheiser HD 461 sử dụng đầu cắm 3,5mm với phần dây dài 1,4m có thể tháo rời khỏi tai nghe, đầy đủ các phím chức năng phục vụ cho việc đàm thoại.

Vì áp sát và bao trọn vành tai nên nó tạo cảm giác âm thanh tròn trịa, gọn gàng, đi vào trong tai chứ không bị khuếch trường ra bên ngoài như nhiều kiểu tai nghe khác. Điều này cũng chứng minh khả năng chống ồn tốt, ngăn cách gần như hoàn toàn tạp âm bên ngoài.

Âm bass của HD461 nhẹ nhàng, tinh tế, không đập mạnh và dồn dập, nó làm cho bản nhạc cân bằng hơn, tạo cảm giác dễ chịu cho người nghe. Cá nhân tôi thích kiểu đánh bass của chiếc tai nghe có dây này. Khi nghe bass quá nhiều dễ gây đau tai, đau đầu.

Nếu bạn muốn nghe âm bass nhanh, mạnh, nổi bật hẳn trong bài nhạc thì không nên chọn thiết bị này. Âm mid cũng được Sennheiser HD 461 thể hiện rất tốt, rất phù hợp để nghe nhạc không lời, các bản acoustic nhẹ nhàng.

Lời kết

Trên đây chỉ là những nhận xét cá nhân của riêng tôi về việc chọn lựa tai nghe có dây nào tốt để sử dụng với mức giá tầm trung. Tôi không phải chuyên gia, không hiểu rõ về các âm sắc, thể loại âm thanh, chỉ là người nghe nhạc bình thường, muốn chọn tai nghe sử dụng hàng ngày mà thôi.

Hy vọng bài viết này có thể gợi ý giúp bạn chọn được chiếc tai nghe đúng ý muốn. Nếu bạn muốn biết các đánh giá chuyên sâu hơn, hãy tìm các bài review hay video đập hộp của những người có chuyên môn về âm nhạc nhé!

Mua điện thoại nào tốt nhất giữa iPhone, Samsung, Vsmart
Mua điện thoại nào tốt nhất giữa iPhone, Samsung, Vsmart
Nguyễn Hạnh
Nguyễn Hạnh

Xin chào, mình là Hạnh. Thế nhưng mình thích cái tên An hơn, An là an yên, bình an. Mình không muốn cuộc sống quá xô bồ, tranh đấu thiệt hơn, chỉ muốn trải qua cuộc sống êm đềm, được làm việc mình thích, đến nơi mình muốn và gặp người muốn gặp. Du lịch, smartphone, giày thể thao và viết là sở thích của mình. Giống như bao người khác, đã thích thì dành thời gian cho nó bao nhiêu cũng không chán.

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo