Khu Mấn Là Gì? Nghĩa Của Từ Trốc Tru & Một Số Từ Khác
Ở mỗi vùng miền sẽ có những tiếng địa phương với ý nghĩa mà khách dụ lịch từ nơi khác đến sẽ không thể nào hiểu được. Trong số đó, Khu mấn và Trốc tru là hai từ thường được nhắc đến trong giao tiếp tại miền Trung Việt Nam.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về Khu mấn và Trốc tru có nghĩa là gì cũng như tham khảo thêm với một số từ phổ biến khác ở miền Trung.
Khu mấn là gì?
“Khu mấn” chắc chắn là một từ rất xa lạ với hầu người ở trong Nam và thực tế đây là lần đầu mình nghe từ này. Sau một vài tìm kiếm, mình biết được đây là “từ địa phương” của tỉnh Nghệ An.
Trong những thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX, ở Nghệ An và Hà Tĩnh, người nông dân, dân lao động thường làm bẩn phần dưới của quần áo vì họ phải ngồi trực tiếp trên mặt đất khi làm việc.
Vì bản chấn công việc khó khăn và gian khổ của thời xưa, những người này thường không quan tâm nhiều đến việc quần áo của họ bị bẩn cho đến sau khi hoàn thành công việc. Theo thời gian, phần váy sẽ dần bị bẩn và mất màu hơn so với phần còn lại của quần áo.
Theo những người địa phương, từ Khu có nghĩa là Mông, còn Mấn có nghĩa là chiếc Váy.
Khi kết hợp với nhau thì chúng thể hiện với ý nghĩa là “Phần mông vừa bẩn, vừa xấu” và đây cũng là cách mà người dân sử dụng để nói đến quần áo dơ bẩn, xấu và không được sạch.
Một vài ví dụ về Khu Mấn
Khu mấn là một từ được sử dụng khá phổ biến tại Nghệ An với ý nghĩa chê bai một cái gì đó. Dưới đây là một vài ví dụ mà bạn có thể tham khảo:
Ví dụ 1:
- Long: Tao mới mua một đôi giày chạy bộ, nhìn xem có “chất” không?
- Bạn: “Nhìn như cái khu mấn ấy”
Ý nghĩa của khu mấn trong trường hợp này là sự chê bai, không phù hợp với người mua nó.
Ví dụ 2:
- Hoa: Ê! Nghe nói mày mới mua chiếc xe mới đúng không?
- Bạn: “Có cái khu mấn ấy”
Từ khu mấn trong ví dụ này có nghĩa là không có, hay ở trong Nam hoặc ngoài Bắc thường dùng là “Có cái nịt”.
Bây giờ, chúng ta đã hiểu từ Khu Mấn này có ý nghĩa như thế nào cũng như cách sử dụng nó rồi phải không? Bây giờ hãy tìm hiểu tiếp từ Trốc Tru.
Trốc Tru là gì?
Trốc Tru cũng là một từ địa phương tại Nghệ An, tuy nhiên nó được sử dụng phổ biến ở giới trẻ hơn. Đây là một trừ lóng mà những người ở đây đã sử dụng 2 từ đơn để ghép lại, cụ thể như sau:
Trốc theo nghĩa địa phương có nghĩa là Cái đầu, trong khi Tru mang ý nghĩa là Con Trâu. Như vậy, khi ghép 2 từ này lại với nhau, chúng sẽ mang nghĩa là cứng đầu, Ngang bướng, Bướng Bỉnh không chịu nghe lời hoặc tiếp thu một thông tin gì đó.
Thực tế từ này không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực hay chỉ trích mà nó thường được sử dụng với ý trêu đùa, nói vui. Một số ví dụ như sau:
- Cái thằng này nó cứng đầu quá.
- Dịch sang Nghệ An: Hấn là cái đứa Trốc Tru hoặc Cái thằng Trốc Tru này.
Một số từ địa phương khác của Miền Trung
Tiếng Địa Phương (Miền Trung) | Nghĩa Với Miền Nam/Bắc |
---|---|
Cái cươi | Cái sân |
Cái chủi | Cái chổi |
Cấy | Cái |
Ngẩn | Ngốc |
Đọi | Bát |
Vung/Vàng | Nắp nồi |
Trửa | Giữa, trên |
Đàng | Đường |
Nác | Nước |
Trù | Trầu |
Mần | Làm |
Đọt | Cái chén |
Tau | Tôi, mình |
Mi | Cậu, mày |
Hấn | Hắn, nó |
Nớ | Đó, cái kia |
Bổ | Ngã |
Trấp vả | Đùi |
Gửi | Gửi |
Hun | Hôn |
Chửi | Chửi |
Chi rứa hầy | Cái gì đó |
Lũ bây, bọn bây | Các bạn |
Ngần | Ngốc |
Cái chủn/chủi | Cái chổi |
Cái đọt | Cái bát |
Đường | Đường |
Cấy nớ | Cái đó, cái kia |
Cấy | Cái |
Nác | Nước |
Gưởi | Gửi |
Bổ | Ngã |
Mần | Làm |
Trấp vả | Đùi |
Cái vung/vàng | Nắp nồi |
Con tru | Con trâu |
Chi rứa hầy | Cái gì đó |
Cái cươi | Cái sân |
Trù | Trầu |
Mần | Làm |
Hun | Hôn |
Đọt | Cái bát |
Một vài ví dụ minh hoạ:
- Tau đi mua đồ cho bọn mày.
- Con tru kia đang gặm cỏ ở đó.
- Tau không rõ chi rứa hầy này có ý nghĩa gì.
- Anh đi mần đây.
- Cấy vung/vàng nồi này bị hư, phải sửa nó đi.
Lời kết
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu kỹ hơn về hai từ được sử dụng khá phổ biến của miền Trung Việt Nam là Khu mấn và Trốc tru.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng cũng như một số từ phổ biến khác ở miền Trung, nếu có câu hỏi hoặc góp ý nào khác dành cho bài viết thì có thể để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây.