Cúng Thần Tài gồm những gì? Bài cúng Thần Tài chuẩn nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Thần Tài là vị chuyên phù hộ về tài lộc, việc thờ phụng Thần Tài sẽ mang đến cho gia chủ tiền bạc, sự thịnh vượng, sung túc và giàu có,… Cúng thần tài gồm những gì và vì sao nên cúng thần tài và cúng thần tài vào giờ nào trong ngày là chuẩn nhất sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

Thờ cúng Thần Tài có ý nghĩa gì?

Theo tương truyền phong tục thờ Thần Tài là một trong những tín ngưỡng còn lưu lại của người Việt từ xa xưa. Đa số tất cả các gia đình buôn bán, kinh doanh hay cầu tài lộc và sự thịnh vượng về mặt vật chất, của cải đều thờ phụng Thần Tài. Vì vậy, việc thờ cúng Thần Tài sẽ giúp gia chủ “buôn may, bán đắt” có được nhiều tiền bạc, cuộc sống trở lên sung túc và ấm no hơn.

cung than tai gom nhung gi

Thông thường bàn thờ thần tài thường được đặt ở vị trí dưới đất, gần cửa ra vào và sát mép tường trái hoặc phải tùy vào hướng nhà và tuổi của gia chủ. Người xưa quan niệm rằng việc đặt bàn thờ Thần Tài ở gần cửa hay những vị trí hướng ra cửa chính giúp nghênh đón tài lộc tốt hơn.

Ban thờ Thần Tài gồm những gì?

Mặc dù việc thờ cúng Thần Tài rất quan trọng nhưng không phải gia chủ nào cũng biết cách bày trí một bàn thờ thần tài chuẩn. Dưới đây là những vật dụng bạn cần chuẩn bị để lập bàn thờ thần tài.

cung than tai gom nhung gi

1. Tượng thần tài thổ địa

Ban thờ Thần tài thường sẽ được thờ cùng với Thổ Địa với ý nghĩa hai vị hộ chủ đặc biệt. Một vị mang đến tài lộc và may mắn còn một vị giúp cai quản đất đai khỏi ma quỷ và những điều xấu, mang đến sự bình an.

  • Tượng Thần Tài: Đặc điểm nhận diện là hình ảnh ông lão với râu dài và tóc trắng, mặc áo có thắt đai và đội mũ quan. Hai tay được chia một tay cầm gậy trượng và một tay cầm những nén/thỏi vàng – bạc.
  • Tượng ông Địa: Đặc điểm nhận diện là hình ảnh ông lão bụng phệ, mặc áo hở bụng, râu ngắn. Trên tay phải cầm một chiếc quạt và tay trái cũng cầm thỏi vàng/bạc.

Vị trí đặt tượng thần tài trên bàn thờ thường là bên trái và tượng Thổ Địa thường được đặt phía bên trái. Vị trí đặt tượng Thần Tài Thổ Địa có thể thay đổi theo tuổi và mong ước của gia chủ hoặc theo vị thầy đặt bàn thờ Thần Tài.

2. Bài vị thần tài

Bài vị thần tài thường là một tấm kính có màu đỏ được viết lên trên bằng chữ hán với hai câu đối: “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim” hoặc câu “Chiêu tài tiến bảo”. Xung quanh bài vị thường được vẽ thêm 2 con rồng uốn lượn cùng tiền vàng.

cung than tai gom nhung gi

Vị trí đặt bài vị thần tài thường là phí bên trong cùng bàn thờ, sau lưng tượng Thần Tài và Thổ Địa.

3. Hũ gạo, muối và nước

Một trong những vật dụng thờ thần tài không thể thiếu trên bàn thờ thần tài đó chính là: Hũ gạo, hũ muối và hũ nước. Đây được xem là ba thứ cần thiết nhất trong hoạt động sống thiết yếu của con người; việc đặt ba hũ gạo – muối – nước lên bàn thờ thể hiện thành ý cầu cho gia chủ luôn luôn được ấm no, đầy đủ.

Thông thường ba hũ này sẽ được đặt ở giữa tượng Thần Tài – Thổ Địa, không thay mới thường xuyên mà chỉ cuối năm mới thay.

4. Bát hương thờ thổ địa

Bát hương thường được đặt chính giữa bàn thờ, theo đúng chiều để hàng ngày gia chủ có thể thắp hương cầu khẩn đến Thần Tài – Thổ Địa. Bát hương cần được tẩy uế bằng rượu gừng trước khi thờ và khi bốc bát hương cần có cốt Thất Bảo để việc thờ phụng trở nên thịnh vượng hơn.

Bát hương thường rất kiêng kị việc xê dịch vì vậy khi đặt lên bàn thờ bạn nên chọn vị trí đẹp rồi cố định lại bằng keo cho chắc chắn.

5. Một số vật dụng khác

  • Lọ hoa: Hoa thờ thần tài thường được chọn nhiều nhất là hoa cúc vì sắc vàng may mắn. Lọ hoa thường đặt ở vị trí bên phải bàn thờ.
  • Mâm ngũ quả: Đĩa trái cây thờ thần tài nên đặt phía bên tay trái nên sắp 5 loại quả thành mẫn ngũ quả như thờ cúng gia tiên.
  • Đĩa tỏi: Bàn thờ thần tài thường được thờ thêm với 1 đĩa tỏi đặt phía bên phải cạnh lọ hoa với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ đến quấy nhiễu.
  • Ba chén nước: Phía trước bát hương bạn có thể đặt khay nước để dâng cúng nước lên Thần Tài mỗi ngày mong cầu sự đầy đủ và giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
  • Tượng ông cóc ngậm tiền: Thường được thờ chung trên ban thờ thần tài. Buổi sáng khi thắp hương quay ông cóc ra ngoài và đến tối quay vào trong để giữ lộc.
  • Tượng Phật Di Lặc: Một số ban thờ Thần Tài có thể thờ thêm tượng Di Lặc để tăng sự may mắn và bình an. Ngoài ra, một số người còn cho rằng vị Phật Di Lặc sẽ ngăn các vị thần làm điều sai trái, bảo hộ gia chủ trong bình an và tránh được sự quấy phá của những tinh linh không tốt.

cung than tai gom nhung gi

Ban thờ Thần Tài cần được sắp xếp đúng vị trí, theo đúng như quy tắc từ xưa để lại tránh việc phạm phải những điều kỵ hay từ cách bài trí không phù hợp dẫn đến vận khi xấu trong cung thỉnh tài lộc đến cho gia chủ.

Cúng thần tài gồm những gì?

Cúng thần tài gồm những gì phụ thuộc vào thời điểm cúng và dịp cúng lễ trong năm. Thông thường ngày cúng thần tài quan trọng nhất trong năm là ngày Vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Đối với tất cả các gia chủ thì cúng vào ngày vía rất quan trọng. Ngoài ra đối với tất cả các cửa hàng kinh doanh thì việc cúng thần tài mỗi ngày vẫn được thực hiện.

Không ít người thắc mắc lễ vật cúng thần tài gồm những gì và nên cúng những món nào. Dưới đây là tổng hợp mâm lễ vật cúng thần tài vào ngày vía và ngày thường chuẩn nhất mà bạn nên tham khảo.

1 Chuẩn bị đồ cúng thần tài ngày vía gồm những gì?

Vào ngày Vía Thần Tài – mùng 10 tháng Giêng âm lịch gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ cúng thần tài bao gồm các lễ vật sau:

  • Mâm cỗ tam sên gồm các món: Thịt heo luộc có đầy đủ mỡ – nạc – da, trứng luộc và tôm luwjc được bày chung trên một đĩa lớn.
  • Hoa quả: Loại hoa thích hợp nhất là hoa cúc vàng nở rộ; mâm ngũ quả được bày trí cẩn thận với 5 loại quả khác nhau.
  • Trên bàn thờ nên có 3 chén nước đầy và 3 cốc rượu đầy.
  • Chuẩn bị tiền vàng mã và hương thắp mới
  • Sử dụng đèn dầu hoặc nến để thắp trong lúc dâng cúng
  • Một đĩa gạo trộn với muối hạt sạch,
  • 1 lá trầu và 1 quả cau
  • Bánh kẹo 1 đĩa nên chọn từ 3 – 5 loại.
  • Xôi đậu xanh hoặc xôi gấc ba tầng
  • Thuốc lá và tiền đặt lên mâm ngũ quả.

Ngoài những vật phẩm dâng cúng trên, trong dân gian còn có tục lệ mua vàng vào ngày lễ vía và đặt lên bàn thờ để cầu tài lộc cho cả năm. Một số tỉnh còn có tục lệ dâng cúng cá lóc nướng lên Thần Tài vào ngày Vía.

Lưu ý: Đồ cúng cần được lựa chọn loại tươi mới và sạch, nên bày đầy đặn chút để thể hiện lòng thành với vị thần tài lộc.

2. Đồ cúng thần tài ngày thường gồm những gì?

So với đồ cúng ngày Vía Thần Tài thì cách cúng và đồ cúng thần tài mỗi ngày rất đơn giản. Thông thường bạn chỉ cần thay nước sạch vào mỗi buổi sáng và để tiền lên bàn thờ rồi thắp nhang là được.

cung than tai gom nhung gi

Ngoài ra, theo tục lệ xưa truyền lại thì thần tài rất thích hút thuốc vì vậy bạn có thể đốt mỗi ngày một điếu thuốc để cúng Thần Tài. Nếu có điều kiện bạn có thể thay hoa tươi và bánh kẹo 1 tuần 1 lần.

3. Lưu ý khi cúng lễ Thần Tài

  • Để buổi dâng lễ thần tài diễn ra toàn mãn gia chủ cần lưu ý một số điểm sau:
  • Nên bao sái tượng và lau dọn ban thờ, tượng sạch sẽ trước khi dâng lễ.
  • Vị trí ban thờ cần hướng thông thoáng, đón được nhiều ánh sáng sẽ tốt hơn.
  • Bày đồ cúng đơn giản và gọn gàng, nên chia làm các đĩa nhỏ hoặc đặt trên một đĩa lớn. Đồ cúng chuẩn bị vừa phải tránh quá nhiều khó bày biện đẹp mắt.
  • Khi cúng xong giữ lại gạo và muối cho có lộc.
  • Vàng mã phải hóa ngay sau khi làm lễ xong
  • Nước và rượu thì tưới ra trước cửa, nên tưới từ ngoài tưới vào trong.
  • Khi đốt nhang nên đốt số lẻ từ 1 – 5 cây, kiêng kỵ việc đốt nhang số chẵn 2.

Cúng thần tài vào giờ nào tốt nhất?

Theo nhiều chuyên gia phong thủy và nghiên cứu về nghi lễ thì thời điểm thắp hương ban thờ Thần Tài tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng, trước 12 giờ trưa. Giờ cúng thần tài thịnh vượng và tốt nhất nên vào giờ Thìn, từ 7 giờ – 9 giờ sáng mỗi ngày.

Đối với gia chủ làm kinh doanh và đặt bàn thờ Thần Tài tại cửa hàng thì nên thắp nhang vào cả buổi sáng và buổi tối để đạt được sinh khí tốt nhất, mang lại may mắn và khách hàng cả ngày.

Văn khấn cúng thần tài chuẩn nhất

Mỗi ngày trước khi cắm nhang cúng Thần Tài bạn nên đọc trọn vẹn bài văn khấn sau đây:

(Trước khi đọc cúi lạy 3 cái)

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là …………………………………………….Ngụ tại………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng….… năm……..

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

(Kết thúc cúi lạy 3 cái và cắm nhang vào bát hương)

Lời kết

Trên dây là những thông tin liên quan đến việc thờ cúng Thần Tài mang lại nhiều tài lộc và tiền bạc. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cúng Thần Tài gồm những gì và gợi ý cho bạn cách cúng thần tài chuẩn nhất. Chúc bạn luôn gặp may mắn và hanh thông trên con đường sự nghiệp và bình an trong cuộc sống.

Đây là bài viết mà mình đã tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau mà bạn đọc có thể tham khảo, nếu như có sai sót hoặc góp ý nào khác liên quan đến bài viết thì đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây.

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo