6 chuẩn công nghệ mạng không dây phổ biến [Bạn Chưa Biết]

5/5 - (3 bình chọn)

Công nghệ mạng không dây đang ngày càng phổ biến và dần không thể thay thế trong cuộc hiện đại. Nhắc đến truyền tải dữ liệu không dây người ta thường nghĩ đến truyền tải qua Internet hoặc Bluetooth, bạn có biết công nghệ mạng không dây không chỉ có vậy, hiện nay có rất nhiều công nghệ mạng không dây được ứng dụng trong đời sống. Trong khuôn khổ của bài viết này, mình sẽ tổng hợp về 6 công nghệ mạng không dây phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo.

Wimax (Worldwide Interoperability for Microwave Access)

WiMAX là công nghệ không dây dựa trên tiêu chuẩn IEEE  802.16 cung cấp các kết nối băng rộng trên các cự ly  xa. WiMAX có thể được sử dụng cho các  ứng dụng, bao gồm các kết nối  băng rộng chặng cuối (last mile), Hotspots và kết nối tốc độ cao cho các khách hàng. WiMAX cung cấp kết nối mạng MAN tại tốc độ tới 70Mb/s và trạm gốc WiMAX có thể phủ sóng trung bình từ 5km đến 10km.

Đã có những đề xướng cho rằng công nghệ WiMAX di động để thay thế cho công nghệ mạng 3G do cho phép phủ sóng trên phạm vi rộng ở thành phố lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người sử dụng thường xuyên di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác kết nối mạng dễ dàng nhưng với tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn 3G và ứng dụng đa phương tiện tốt hơn. Theo một số nhà quan sát, phần lớn những đối thủ cạnh tranh dịch vụ di động không sử dụng công nghệ 3G sẽ quay sang ứng dụng công nghệ WiMax.

Wibree (Bluetooth Low End Extension)

Wibree là một công nghệ ra đời dựa trên công nghệ nổi tiếng Bluetooth. Đây là công nghệ mạng vô tuyến có khả năng trở thành một kết nối mở của kết nối không dây được thiết kế để gửi dữ liệu nhỏ tốc độ vài Kb tiêu thụ điện năng cực thấp trong phạm vi ngắn.

Wibree chỉ tiêu thụ một phần năng lượng nhỏ so với các công nghệ vô tuyền khác, chi phí thấp và dễ dàng tiếp hợp với các giải pháp Bluetooth. Công nghệ này có nguồn gốc ra đời từ năm 2001, khi các nhà nghiên cứu Nokia tìm cách giải quyết các vấn đề mà công mạng không dây bấy giờ gặp phải.

Công nghệ mạng không dây Wibree được ứng dụng vào các thiết bị như Smart Watch, bộ cảm biến game, thiết bị y tế, các thiết bị đồ dùng trong nhà …. các các thiết bị này không đòi hỏi phải có kết nối đường truyền tốc độ cao nên việc sử dụng sóng Wibree là một giải pháp tuyệt vời nếu bạn sử dụng công nghệ bluetooth thì chỉ dùng được trong vài giờ trong khi đó nếu dùng Wibree thì thời gian sử dụng có thể lên đến một tuần do ưu điểm tiết kiệm năng lượng của mình.  Đây là chìa khóa cho các nhà khoa học để tiến đến xây dựng thành công cuộc cách mạng IoT (Internet of Things).

NFC (Near Field Communication)

Công nghệ giao tiếp tầm ngắn NFC thường xuất hiện trên các thiết bị của Sony ngày nay đã trở nên phổ biến hơn với các hãng sản xuất điện thoại di động khác. Công nghệ cho phép các thiết bị giao tiếp với nhau mà không cần kết nối Wifi hay 3G trong khoảng cách rất ngắn  (khoảng 3-4cm) điều kiện kết nối chỉ cần 2 thiết bị hỗ trợ NFC chạm vào nhau là có thể kết nối, để kiểm tra thiết bị có hỗ trợ NFC không chỉ cần vào phần kết nối  -> chọn More nếu có sẽ hiển thị tại đây.

Ngoài tính năng như truyền file thông thường, một trong nhũng ứng dụng của NFC là thanh toán. Thanh toán tiền dùng NFC là một tính năng hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Những ông lớn như Google, Apple, Samsung đã phát triển tính năng thanh toán thông qua NFC (Google Wallet, Apple Pay, Samsung Pay). Ngoài ra nó còn có thể sử dụng như một lớp xác thực, như phải quẹt thẻ để qua cổng an ninh của toàn nhà hay để thanh toán tiền chẳng hạn.

Bluetooth

Sử dụng băng tần trùng với Wifi là 2.4GHz nhưng có bước sóng ngắn hơn cho phép các thiết bị hỗ trợ kết nối và truyền tải dữ liệu trong phạm vi ngắn (vào khoảng 20m hiện nay có loại lên đến 100m).

bluetooth

Là một trong những công nghệ mạng không dây ra đời đầu tiên (năm 1999) thay thế này toàn kết nối có dây hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe của người dùng với giá thành rẻ sử dụng tiết kiệm năng lượng và tương thích với nhiều phần cứng của các hãng sản xuất.

Hiện nay công nghệ Bluetooth mới nhất là Bluetooth 5.0 với tốc độ truyền tải được cải thiện đáng kể và tăng cường độ bảo mật. Rất nhiều thiết bị đang sử dụng công nghệ Bluetooth như tai nghe, máy ảnh số, điện thoại di động, máy tính, loa bluetooth,…

LTE 4G (4th Gerneration)

Công nghệ 4G đã quá quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, định nghĩa 4G do tổ chức IEEE đặt tên và có những ưu điểm vượt trội so với công nghệ 3G. Nếu 3G tốc độ Upload và Download lần lượt là 5.8Mbs và 14Mbs thì để đạt đến tốc độ 4G là 50Mbs và 100Mbs đối với từ LTE Cat 3 trở lên. Điều kiện lý tưởng đối với người dùng cố định (không di chuyển) con số này có thể đạt đến 500Mbs và 1Gbs.

Mặc dù công nghệ hiện nay đã đạt đến công nghệ 5G thậm chí còn vượt trội hơn so với 4G. Tuy nhiên với nhu cầu và chi phí không quá đắt như hiện nay thì trong tương lai gần vai trò của 4G là không thể thay thế.

Xem thêm bộ phát Wifi di động nào tốt nhất hiên nay mà mình đã từng chia sẻ trong thời gian gần đây.

Wifi (Wiless Fidelity)

router bi loi wifi

Wiless Fidelity là chuẩn kết nối không dây phổ biến nhất trên thế giới hiện nay chiếm tới hơn 60% lưu lượng truyền tải trên Internet. Sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau từ dữ đến thương mại, kinh doanh…. Wifi sử dụng chuẩn 802.11 của tổ chức IEEE  (Topthuthuat sẽ có bài biết phân tích sâu hơn về các tiêu chuẩn này). Hoạt động ở băng tần 2.4-5GHz. Trong điểu kiện lý tưởng (không có vật cản sóng) Wifi có thể lên tới hơn 1Gbs tầm phủ sóng tối đa từ 30-50m tính từ modem.

Tuy nhiên tốc độ thường dùng trong khoảng từ 15-50Mbs vì tốc độ trên 50Mbs thường chỉ dùng cho siêu máy tính, máy chủ,…. Để phục vụ nhu cầu dữ liệu và giải trí thì không cần đến tốc độ lớn như thế vì lí do kinh phí. Hiện nay Wi-Fi 6 là phiên bản mới nhất, còn được gọi là 802.11ax.

Xem các bài viết liên quan:

Lời kết

Như vậy chúng ta đã cùng điểm qua một số chuẩn công nghệ mạng không dây phổ biến hiện nay. Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao không tạo ra một chuẩn công nghệ không dây dùng chung cho tất cả nhu cầu của chúng ta, tuy nhiên điều này là rất khó, nhất là đối với bài toán tiêu thụ năng lượng và chi phí lắp đặt.

Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng tùy theo nhu cầu sử dụng và công nghệ sử dụng mà được lựa chọn để phục vụ cho các mục đích và yêu cầu sử dụng khác nhau. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những thông tin thật bổ ích và nếu như có câu hỏi nào liên quan đến bài viết này thì đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây nhé!

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo