Chức năng kết nối không dây trên các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính, Tivi, Smartwatch luôn đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Wifi là một trong những dạng kết nối không dây phổ biến nhất. Vậy Wifi là gì và hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với tôi trong bài viết này.
Wifi là gì?
Wireless Fidelity là tên viết tắt của chữ Wifi, nó được gọi chung là mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến để truyền tính hiệu. Sóng vô tuyến này tương tự như sóng truyền hình, điện thoại và radio mà hiện nay các thiết bị như máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng, Smart TV, FPT Play Box… đều hổ trợ Wifi.
Các kết nối Wifi hiện nay đều dựa trên chuẩn kết nối IEEE 802.11 và hoạt động dựa trên băng tần 54 Mbp, có tín hiệu mạnh nhất trong phạm vị gần 31m (100 Feet). Điều này nếu đúng theo lý thuyết thì nếu bạn phát sóng Wifi ở tầng 1 thì ở tầng 6 hoặc tầng 7, chúng ta vẫn có thể bắt được sóng Wifi, tuy nhiên trong thực tế do có nhiều vật cản sóng, đặt biệt là tường, vật dùng nên thường thì sóng Wifi chỉ có thể bắt tốt được ở tầng 4 mà thôi.
Nếu đang rơi vào trong trường hợp này, bạn có thể dùng thiết bị Wifi Repeater để kích sóng Wifi.
Cách hoạt động của sóng Wifi
Thông thường, để có sóng Wifi thì bạn cần phải có một thiết bị với chức năng như bộ phát Wifi là Modem hoặc Router. Đầu vào của các thiết bị là tín hiệu Internet được cung cấp bởi các nhà cung cấp Internet (ISP) như FPT, Viettel, VNPT,…
Sau khi nhận được tín hiệu Internet, thiết bị Modem hay Router sẽ chuyển tín hiệu Internet từ hữu tuyết sang tín hiệu hiệu vô tuyến mà các thiết bị thông mình đều có thể kết nối được nhờ bộ phận nhận tín hiệu không dây ở bên trong thiết bị.
Một vài chuẩn kết nối Wifi phổ biến hiện nay
Mặc dù nói rằng sóng Wifi tương tự như các dạng sóng vô tuyến khác nhưu sóng vô tuyến truyền hình, radio, sóng điện thoại tuy nhiên nó vẫn có một chút khác biệt, đó là tần số hoạt động.
Sóng Wifi thường truyền và nhận dữ liệu ở tần số từ 2.5GHz đến 5GHz, mức tần số này cao hơn nhiều nếu so với các loại sóng đã nêu trên. Ưu điểm của tần số cao là cho phép nó mang được nhiều dữ liệu hơn nhưng lại có nhược điểm đó là phạm vị truyền tín hiệu sẽ bị giới hạn. Các loại sóng vô tuyến truyền hình, radio, sóng điện thoại,… đều sử dụng tần số thấp nên nó có thể truyền được đi rất xa.
Kết nối Wifi thường được sử dụng chuẩn kết nối là 802.11 nằm trong thư viện IEEE (tên tiếng anh đầy đủ là Institute of Electrical and Electronics Engineers), chuẩn này lại được chia ra 4 chuẩn nhỏ hơn bao gồm a/b/g/n. Nếu để ý, bạn sẽ thấy các Modem hoặc Router đều có ký hiệu này.
- Chuẩn 802.11b: Là phiên bản hoạt động yếu nhất chỉ với tần số 2.4GHz và có thể xử lý cao nhất là 11 megabit/giây.
- Chuẩn 802.11g: Là phiên bản tốt hơn chút so với chuẩn 802.11b, mặc dù nó hoạt động ở 2.4GH, tuy nhiên khả năng xử lý của nó khá cao, lên đến 54 megabit/giây.
- Chuẩn 802.11a: Phiên bản này phát ở tần số cao hơn, ở mức 5GHz và cho tốc độ xử lý ngang với c huẩn 802.11g, tức đạt 54 megabit/giây.
- Chuẩn 802.11n: Mặc dù hoạt động ở tần số 2.4GH, nhưng khả năng xử lý của nó là “bá đạo” nhất, đến 300 megabit/giây.
Tóm tắt lại quá trình hoạt động của Wifi
Để có sóng Wifi, chúng ta cần một thiết bị phát Wifi là Modem hoặc Router Wifi, thiết bị này sẽ có đầu vào là tín hiệu Internet được cung cấp từ các đơn vị viễn thông như Viettel, VNPT, FPT,… Thiết bị Modem hoặc Router sẽ lấy tín hiệu Internet rồi chuyển thành sóng Wifi cho các thiết bị có hổ trợ Wifi có thể bắt và sử dụng mạng Internet.
Ngược lại, các thiết bị kết nối Wifi sẽ truyền lại dữ liệu thông qua sóng Wifi rồi đi đến bộ giải mã của Router hoặc Modem. Thiết bị này sẽ giải mã và gửi lên mạng của một chuẩn kết nối Ethernet có dây.
Mạng Wifi khi hoạt động sẽ như con đường có chiều đến và đi, việc nhận và gửi dữ liệu đều phải thông qua Router hoặc Modem để mã hoá hoặc giải mã tín hiệu để truyền lên Internet.