Theo quy định của ESMA – Cơ quan Thị trường và Chứng khoán Châu Âu, các sàn giao dịch / nhà môi giới CFD phải tiết lộ cụ thể các giao dịch khách hàng của họ. Một cuộc khảo sát vào năm 2018 cho thấy: Chỉ có khoảng 24% nhà giao dịch giành được lợi nhuận khi tham gia CFD.
Vì sao lại có tình trạng này xảy ra? Chỉ có một giải thích phù hợp chính là: Rủi ro luôn là yếu tố không lường trước!
Thực tế, có một vài nhà giao dịch không định hướng và hình dung cụ thể về hợp đồng tài sản giao dịch của họ hoặc nhiều người còn hiểu sai về biến động giá. Đây chính là nguyên nhân khiến mọi thứ diễn ra không thuận lợi như mong muốn của họ. Khi tham gia giao dịch CFD, sẽ có 2 rủi ro dễ xảy ra nhất mà bạn nên nắm rõ để có thể đưa ra cách ứng phó phù hợp. Cụ thể:
Rủi ro thứ nhất: Đòn bẩy quá mức
Giao dịch với đòn bẩy cũng là một tính năng quan trọng khi chơi CFD. Nếu có kiến thức và khả năng sử dụng đòn bẩy cao, các Trader có thể thu được lợi nhuận “khủng” thông qua giao dịch ký quỹ.
Giao dịch CFD giúp người chơi có thể kiếm được một khoản tiền kha khá dù giá thị trường biến động nhỏ nhất. Khách hàng chỉ cần trả tầm 1 – 5% (thậm chí ít hơn) để mở một vị trí.
Tỷ lệ giữa số tiền ký quỹ và giá trị của vị thể được gọi là “Tỷ lệ truyền” hoặc “Tỷ lệ đòn bẩy”.
Rủi ro thứ 2: Sàn giao dịch không có giấy phép
Tại Việt Nam, có rất nhiều sàn giao dịch tự tin khẳng định họ cung cấp các giao dịch CFD shares chuyên nghiệp. Nhưng thực tế, có rất nhiều nhà môi giới chưa có giấy phép hoạt động – người chơi có thể đối mặt với nhiều rủi ro nếu lựa chọn sàn giao dịch không uy tín như kém thanh khoản, phân bổ sai hay mất an toàn vốn.
Cũng vì thế, việc chú trọng đến bảo mật giao dịch đã trở thành điều kiện quan trọng nhất khi quyết định lựa chọn một nhà môi giới tốt. Dưới đây là 4 tổ chức có thẩm quyền cao nhất đang thực hiện các quy định nghiêm ngặt đối với các sàn giao dịch / nhà môi giới CFD trên toàn thế giới:
- MiFID – Quản lý thị trường công cụ tài chính của EU.
- FCA – Cơ quan Quản lý tài chính của Vương quốc Anh.
- CFTC – Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (chỉ cung cấp cho các nhà giao dịch nội địa Hoa Kỳ.
- ASIC – Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc.
Các tổ chức này không chỉ cung cấp giấy phép hoạt động cho các nhà môi giới mà có thể thực thi pháp luật nếu nhà môi giới vi phạm điều khoản. Ví dụ: FCA có thể đóng cửa các trang web sai phạm hoặc rút lại các ủy quyền…