Chọn mua GPU để chơi game và đồ họa: Nvidia hay Radeon

5/5 - (2 bình chọn)

Với sự phát triển của công nghệ thì ngày càng có nhiều tựa game hấp dẫn xuất hiện trên thị trường, với nhiều người chơi game không chỉ là mục đích giải trí mà đôi khi đó còn là nghề nghiệp của họ. Và để đáp ứng được yêu cầu đó thì đòi hỏi người dùng phải được trang bị một GPU đủ mạnh để có thể chiến game.

Card đồ họa không chỉ có tác dụng để chơi game mà nó cũng vô cùng quan trọng đối với những người làm đồ họa và thiết kế nữa đấy. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà máy tính của bạn không đủ mạnh cho việc hiển thị hình ảnh trong game khiến trải nghiệm bị giảm, giải pháp được đưa ra là trang bị thêm card màn hình rời cho PC của bạn.

Giữa hàng triệu sản phẩm đa dạng về chủng loại và giá cả thì việc lựa chọn VGA đáp ứng được với nhu cầu và phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi người là điều không dễ dàng. Với bài viết dưới đây, mình hy vọng có thể giúp các bạn phần nào gỡ rối được vấn đề đó.

Chọn mua CPU dành cho chơi game và đồ họa: AMD hay Intel
Chọn mua CPU dành cho chơi game và đồ họa: AMD hay Intel
Top sản phẩm bán chạy nhất

GPU (Graphics Processing Unit)

Theo Wikipedia, Bộ xử lý đồ họa (GPU, graphics processing unit), đôi khi được gọi là bộ xử lý hình ảnh (VPU, visual processing unit), là một mạch điện tử tích hợp chuyên dụng được thiết kế để thao tác và truy cập bộ nhớ đồ họa một cách nhanh chóng, để tăng tốc việc tạo ra các hình ảnh trong bộ đệm khung hình dành cho ngõ ra tới màn hình hiển thị. Ngoài ra GPU còn có thể dùng để xử lý các dữ liệu khác ngoài hình ảnh mà CPU yêu cầu xử lý.

Có thể hiểu cách làm việc của GPU như sau, khi chơi game hay làm việc có liên quan đến hình ảnh, CPU sẽ tạo ra dữ liệu về không gian hay vẽ lên khung xương cho hình ảnh rồi chuyển đến cho GPU, công việc còn lại là GPU sẽ đổ màu, thêm vào những nguồn ánh sáng khác nhau, hiệu ứng vật lý, hoàn thiện các chi tiết khác để có một bức vẽ hoàn hảo. Người họa sỹ của chúng ta sẽ phải làm đi làm lại như vậy để đảm bảo hình ảnh phải chạy 60 hình trong 1 giây (60 Fps) mới được coi là mượt mà.

  • Một số CPU có đồ họa tích hợp, đó là các GPU được tích hợp vào cùng một thành phần với chính CPU hoặc được liên kết chặt chẽ với CPU. Những đồ họa tích hợp này thường có hiệu năng thấp, cung cấp đủ năng lượng để điều khiển hệ điều hành và chạy trình duyệt web, ứng dụng email, ứng dụng và phần mềm thông thường khác, nhưng không đủ cho chơi game hay làm đồ họa.
  • Những gì chúng ta đang nói trong hướng dẫn này là các card đồ họa rời, các GPU độc lập có chi phí tương đối thấp cho đến các GPU cực kỳ mạnh mẽ có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Thông số cơ bản của GPU

Thông số GPU

Thông số GPU

Để đánh giá độ mạnh yếu của GPU, chúng ta cần biết về thông số của nó.

  • Base Clock – Tốc độ cơ bản là tốc độ của GPU khi xử lý những tác vụ cơ bản.
  • Boost Clock – Tốc độ Boots là tốc độ tối đa có thể đạt được của GPU, điều này phụ thuộc nhiều vào hệ thống, tản nhiệt cùng các linh kiện khác để GPU phát huy tối đa sức mạnh.
  • Nhân là bộ phận giúp GPU có thể hoàn thành tác vụ một cách hiệu quả với tốc độ nhanh chóng nhất. Khác với CPU chỉ có 8, 16 hay 32 nhân, GPU có thể được trang bị đến hàng nghìn nhân, số nhân càng lớn đồng nghĩa với việc số lượng hình ảnh, công việc được xử lý trong một khoảng thời gian nhiều hơn, GPU hoạt động mạnh mẽ hơn.
  • Cấu hình bộ nhớ chuẩn là dung lượng bộ nhớ tạm thời của GPU giống với CPU. Bộ nhớ càng nhiều thì sẽ càng tốt vì các phần mềm và game sẽ có thêm nhiều không gian để bung hiệu năng nhất là khi sử dụng đa màn hình hay render video chuyên nghiệp. Khi theo dõi cấu hình bộ nhớ của các sản phẩm GPU ta sẽ bắt gặp thêm các chuẩn bộ nhớ như GDDR5, GDDR5X, GDDR6, HBM2 (chuẩn bộ nhớ hiện đại nhất), nếu lựa chọn, hãy ưu tiên GPU có chuẩn bộ nhớ cao cấp hơn vì Memory Type càng cao thì tốc độ xử lý càng lớn. Ví dụ 4Gb GDDR5 hoạt động sẽ không hiệu quả bằng 3Gb GDDR5X.
  • Memory Bandwidth – Băng thông bộ nhớ là khả năng truyền tải dữ liệu đến bộ nhớ. Khi lựa chọn GPU cần xem xét. Nếu card đồ họa có băng thông bộ nhớ cao thì sẽ có khả năng đọc hình ảnh với tốc độ cao và chất lượng tốt.
  • Memory Speed – Tốc độ bộ nhớ Là tốc độ của VRAM được đo bằng megahertz (MHz) và quyết định tần số dữ liệu đi qua giữa VRAM và GPU.
  • SLI (NVIDIA) / Crossfire (AMD) là khả năng ghép 2 hoặc nhiều card màn hình cùng loại chạy song song, nhờ đó hiệu năng sẽ nâng cao đáng kể.

Những lưu ý khi chọn mua Card màn hình – VGA

Kết hợp GPU với quạt tản nhiệt, bản mạch, … ta được linh kiện với tên gọi mới, VGA (Video Graphics Adaptor) hay card màn hình – card đồ họa, GPU được coi là lõi của VGA.

kinh nghiem mua card do hoa

1. Hiện tượng nghẽn cổ chai

Nếu tìm hiểu về build PC ở một bài viết của mình bạn sẽ rõ, trong giai đoạn chọn mainboard chúng ta sẽ biết một chi tiết đó là chip cầu bắc đóng vai trò như một cây cầu kết nối CPU, RAM và VGA, cây cầu này rất rộng và khó bị tắc nhưng vấn đề liên quan đến tương quan sức mạnh giữa CPU và VGA, đó là nguyên nhân dẫn đế hiện tượng nghẽn cổ chai khi CPU quá mạnh kết hợp với VGA yếu hoặc ngược lại.

Vì sao lại vậy? Như đã nói, nhiệm vụ của CPU khi chơi game là tạo ra những khung xương cho hình ảnh đồ họa trong không gian 3 chiều như vị trí của cây cối, cơ thể nhật vật chuyển động như thế nào,… để VGA có thể tô màu, đổ ánh sáng lên các khung xương đó.

CPU quá yếu cùng VGA quá mạnh giống như việc kịch bản được lên quá chậm trong khi VGA tô vẽ quá nhanh dẫn đến hiện tượng giật lag khung hình, hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi CPU lên kịch bản quá nhanh trong khi VGA tô vẽ quá chậm. Không chỉ gây khó chịu cho người chơi mà còn lãng phí tài nguyên, sức mạnh của các linh kiện.

Vậy nên, ngoại trừ trường hợp không đủ kinh phí build một lần, ví dụ như mua CPU khủng và VGA yếu để dùng tạm một thời gian để huy động kinh phí nâng cấp VGA khác, chúng ta nên trang bị CPU và VGA tương đồng sức mạnh với nhau.

Một mẹo nhỏ khi muốn biết CPU nào tương đồng với VGA của bạn là tính toán tỷ lệ nghẽn cổ chai với công cụ https://pc-builds.com/calculator/.

Nhập linh kiện

Nhập linh kiện

Click Calculate để tính toán

Click Calculate để tính toán

Nếu kết quả quá 10% tức là PC của bạn sẽ bị nghẽn cổ chai khi hoạt động với các linh kiện đó, các bạn sẽ được khuyến nghị nâng cấp CPU hoặc GPU để có thể hoạt động một cách tốt nhất.

2. Kích thước VGA

Không có gì có thể nản lòng hơn việc hào hứng mở hộp để cài đặt card đồ họa mới của bạn, rồi nhận ra nó dài hơn một inch. Hiện nay trên thị trường có hàng trăm sản phẩm VGA với nhiều kích thước khác nhau, trước khi bạn mua về, hãy tìm hiểu xem case PC của bạn có thể cung cấp bao nhiêu không gian vật lý và xem VGA nào có thể vừa với thùng case của mình.

Có thể VGA có 3 quạt sẽ cho khả năng tản nhiệt rất tốt, hiệu năng mạnh mẽ và hoạt động ổn định nhưng nếu case của bạn quá nhỏ sẽ không thể đủ không gian cho nó và dẫn đến hậu quả khá hài hước:

Lưu ý đến kích thước VGA

Lưu ý đến kích thước VGA

Một chiếc VGA với một quạt lại có thể dùng để hoàn thiện những bộ case mini-ITX nhỏ nhắn gọn gàng. Trong trường hợp là nó đã vừa thì bạn vẫn nên xem VGA có chiếm không gian của các linh kiện khác, cấn vào các cổng kết nối hay không. Tóm lại bạn nên xem xét kĩ một chiếc VGA kích thước của nó có vừa với thùng case của mình hay không nhằm hạn chế tối đa việc mua về rồi phải đem đổi hoặc phải nâng cấp case PC lớn hơn.

3. Tính năng OC

Tính năng này cho phép tăng sức mạnh của VGA thường sử dụng trong trường hợp bạn muốn chơi game max setting hay làm đồ họa với độ phân giải cao, sử dụng đa màn hình,… còn nếu chỉ muốn build PC chơi các game bình thường như LOL thì mình nghĩ không cần đến VGA có tính năng này.

Khi chọn mua VGA có khả năng OC hãy lưu ý rằng mainboard của bạn phải hỗ trợ và bộ nguồn phải đủ mạnh để cung cấp năng lượng khuyến cáo được chỉ rõ trong thông số kỹ thuật của mỗi sản phẩm card màn hình.

PSU khuyến cáo của mỗi VGA

PSU khuyến cáo của mỗi VGA

4. Khả năng tương thích các cổng và màn hình

Một số màn hình máy tính sử dụng DisplayPort, một số khác có HDMI và một số đơn vị cũ hơn chỉ sử dụng DVI. Hãy đảm bảo rằng card bạn muốn mua có các đầu nối bạn cần cho màn hình. Nếu bạn mua một sản phẩm VGA với các cổng khác nhau từ các cổng trên màn hình của bạn, bạn có thể phải mua một bộ chuyển đổi với chi phí phụ.

Màn hình của bạn cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét, sẽ không cần phần cứng đồ họa cao cấp nếu bạn đang sử dụng màn hình độ phân giải 1280 x 1024. Ngược lại, nếu bạn có ý định chạy ba màn hình 1080p ở chế độ vòm, một card tầm trung sẽ không giúp bạn có được tốc độ khung hình tốt trong các trò chơi 3D hiện đại.

5. Nên chọn GPU của hãng nào

Hiện trên thị trường chỉ có 2 hãng độc quyền về sản xuất GPU theo mình các bạn chỉ nên chọn sản phẩm của 2 thương hiệu này Về đánh giá và so sánh GPU của 2 hãng mình đã có bài viết phân tích ở đây. Các bạn xem thêm tại đây.

Gợi ý một số sản phẩm Card màn hình có trên thị trường

Mình xin phép được đưa ra một vài dòng GPU gợi ý với giá cả tầm trung. Hãy theo dõi và biết đâu mình có thể giúp các bạn tìm được GPU ưng ý.

GTX GeForce 1650 Super – Giá mềm dễ tiếp cận

GTX GeForce 1650 Super

GTX GeForce 1650 Super

Với mục đích làm mới dòng sản phẩm vào nửa cuối năm 2019, GTX 1650 Super được thiết kế để nâng cao vị thế của NVIDIA trong thị trường GPU giá dưới 200 USD (dưới 4.500.000 đ), mang lại hiệu suất cao cho chơi game 1080p mà không bị hỏng khung hình. Đồng thời, đó cũng là phản ứng của NVIDIA đối với loạt card Radeon RX 5500 XT mới của AMD, vượt trội so với GTX 1650 ban đầu.

Với GTX 1650 Super, NVIDIA và các đối tác của mình đã mang đế một sản phẩm cạnh tranh hơn, hiệu suất tốt hơn. Từ góc độ phần cứng thuần túy, có lẽ điều thú vị nhất về GTX 1650 Super là, không giống như các thẻ Super khác, NVIDIA đang mang đến cho thẻ Super mới một hiệu suất lớn hơn nhiều so với người tiền nhiệm. Với 46%, tăng thông lượng GPU và bộ nhớ GDDR6 12Gbps nhanh hơn, GTX 1650 Super vượt xa so với GTX 1650.

Bảng thông số cấu hình

Bộ nhớ 4GB GDDR6
Bus bộ nhớ 128-bit
Số chân nguồn 6-pin x 1
Xung nhịp bộ nhớ 12 Gbps
Xung nhịp GPU thường 1530MHz
Xung nhịp GPU Boost 1725MHz
Cuda Core 1280
Số màn hình tối đa 4
Độ phân giải xuất hình tối đa 7680×4320
Công suất nguồn đề nghị 350 W
Công suất tiêu thụ 100 W
Hỗ trợ phiên bản DirectX 12
Hỗ trợ phiên bản OpenGL 4.6
HDMI 1 x HDMI 2.0b
Hỗ trợ HDCP 2.2

RX 5500 XT – cạnh tranh trực tiếp với GTX 1650 Super

AMD RADEON RX 5500 XT

AMD RADEON RX 5500 XT

Mục đích nhắm đến thị trường dưới 200 đô la có thể chơi game với độ phân giải 1080p, hiệu quả thay thế các Card Radeon RX 580 và RX 570 tồn tại lâu dài của AMD, và đối đầu với các gia đình NVIDIA GeForce GTX 1650 và GTX 1660. Là điển hình cho AMD trong tầm giá này, hãng này tung ra hai cấu hình khác nhau của RX 5500 XT: 8GB và 4GB làm tùy theo ngân sách của bạn.

Với nền tảng là GPU Navi 14, AMD đã lấy các bộ phận cấu thành trong kiến ​​trúc Navi của họ và lắp ráp một GPU nhỏ hơn, rẻ hơn và ít ngốn điện hơn, phù hợp hơn cho thị trường dưới 200 USD (dưới 4.500.000 đ). Nếu bạn cần một mảnh ghép hoàn hảo cho dàn PC bình dân của mình thì đừng quên ghé mắt xem qua RX 5500 XT nhé!

Bảng thông số cấu hình

Core Clock Boost Clock : up to 1845 MHz
Game Clock* : 1737 MHz
Base Clock : 1685 MHz
Stream Processors 1408
Process Technology 7 nm
Memory Clock 14000 MHz
Memory Size 8 GB
Memory Type GDDR6
Memory Bus 128 bit
Memory Bandwidth (GB/sec) 224 GB/s
Card Bus PCI-E 4.0 x 16
Digital max resolution 7680×4320@60Hz
Power requirement 450W (8 Pin*1)
Stream Processors 1408

Nvidia GeForce RTX 2060 Super

Nvidia GeForce RTX 2060 Super

Nvidia GeForce RTX 2060 Super

Mình muốn giới thiệu một sản phẩm GPU ở dòng cao cấp hơn với giá khoảng 470 $ ( khoảng 9.500.000 đ). nếu bạn cần một con card đủ khỏe để chơi game không cần nghĩ, có thể bật Ray-Tracing nhưng giá thành hợp lý thì RTX 2060 Super sẽ là sự lựa chọn hợp lý.

Sản phẩm này sử dụng kiến ​​trúc Turing tiên tiến, giống như người tiền nhiệm của nó, nhưng nó được trang bị rất nhiều cải tiến, đặc biệt là khi có số lượng lõi và VRAM, với 8GB VRDR GDDR6, tăng từ 6GB của model ban đầu, khả thi hơn khi chơi game 1440p.

Bảng thông số cấu hình

Chuẩn Bus PCI-E 3.0 x 16
Bộ nhớ 8GB GDDR6
Engine Clock 1680 MHz (Reference card: 1650 MHz)
Lõi CUDA 2176
Memory Clock 14000 MHz
Memory Bus 256 bit
Độ phân giải Digital Max Resolution:7680×4320
Kết nối DisplayPort 1.4 *3
HDMI 2.0b *1
PSU đề nghị 550W
Power Connectors 8 pin*1
Hỗ trợ SLI Không

AMD RADEON RX 5700 XT

AMD RADEON RX 5700 XT

AMD RADEON RX 5700 XT

AMD Radeon RX 5700 XT được đánh giá là một card đồ họa tuyệt vời. Ngay cả khi đặt cạnh card đồ họa cạnh tranh hơn, nó vẫn nổi bật với mức giá khoảng 450$ (hơn 9 triệu đồng).

Là sản phẩm được tung ra nhằm đấu lại Nvidia GeForce RTX 2060 Super, AMD RADEON RX 5700 XT vượt trội hơn khi nó cung cấp hiệu suất chơi game 1440p tuyệt vời và nhiều tính năng thực sự sẽ khiến bạn bị thuyết phục ngay từ lần sử dụng đầu tiên. Nếu bạn cảm thấy Ray-Tracing không cần thiết thì chắc chắn đây sẽ là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của bạn.

Bảng thông số cấu hình

Chuẩn Bus PCI-E 4.0
DirectX DirectX 12
Bộ nhớ 8GB GDDR6
Số lõi 2560
Base Clock 1605MHz
Boost Clock 1905MHz
Gaming Clock 1755MHz
Bus 256 bit
Độ phân giải 4K
Kết nối DisplayPort 1.4 with DSC, HDMI 4K60 Support
PSU đề nghị 600W
Power Connectors 1x 6-pin & 1x 8-pin

AMD RADEON RX 5600 XT

AMD RADEON RX 5600 XT

AMD RADEON RX 5600 XT

Radeon RX 5600 XT là câu trả lời của AMD cho phân khúcGPU tầm trung (4 triệu đến 6 triệu) và được thiết kế để có thế chơi game 1080p. Và trong tất cả các dòng card màn hình AMD RX 5000, khi nó vừa ra mắt, nó nhanh chóng trở thành cuộc chiến lớn nhất giữa AMD và NVIDIA. Đi sâu vào các thông số kỹ thuật, Radeon RX 5600 XT được trang bị cấu hình nằm giữa hiệu suất của RX 5700 và RX 5500 XT.

Sản phẩm này giữ lại rất nhiều hiệu suất GPU “cốt lõi” của RX 5700: bóng mờ, kết cấu, thông lượng pixel và hiệu suất tính toán là tất cả đều khá gần với RX 5700, với sự khác biệt duy nhất là tốc độ xung nhịp trung bình thấp hơn 15%. AMD thậm chí đã giữ lại 64 ROP của Navi 10.

Bảng thông số cấu hình

Core Clock Boost Clock : up to 1620 MHz
Game Clock* : 1560 MHz
Stream Processors 2304
Process Technology 7 nm
Memory Clock 12000 MHz
Memory Size 6 GB
Memory Type GDDR6
Memory Bus 192 bit
Memory Bandwidth (GB/sec) 288 GB/s
Card Bus PCI-E 4.0 x 16
Digital max resolution 7680×4320@60Hz
Multi-view 4
PCB Form ATX
DirectX 12
OpenGL 4.6
Recommended PSU 450W

Lời kết

Trên đây là một vài kinh nghiệm cũng như một số lưu ý của mình khi lựa chọn GPU cho biuld PC phục vụ chơi game hoặc các mục đích đồ họa khác. Hy vọng sau khi đọc xong bài này các bạn sẽ có thể tự lựa chọn được những sản phẩm ưng ý phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân hoặc có thể tham khảo một số sản phẩm mà mình đề xuất, đó đều là các sản phẩm rất tốt trong tầm giá được cộng đồng người sử dụng đánh giá cao với chất lượng đã được kiểm nghiệm.

Nếu thấy hay hãy chia sẻ đến bạn bè hoặc có góp ý thì đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây. Chúc các bạn có những giờ chơi game vui vẻ. Cảm ơn các bạn đã đọc!

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo