Nhiếp ảnh cơ bản: Khẩu độ là gì và những điều cần biết về Aperture

5/5 - (3 bình chọn)

Chào mừng các bạn đến với series học nhiếp ảnh căn bản cùng mình! Đây là bài đầu tiên trong series này chúng ta cùng tìm hiều về Aperture – khẩu độ của máy ảnh. Có thể nói trong nhiếp ảnh thì chế độ M thì chế độ chụp ảnh ưu tiên khẩu độ là một trong các chế độ được sử dụng nhiều nhất – ký hiệu là A hoặc Av.

Người ta thường sẽ điều chỉnh khẩu độ đầu tiên trong các thông số tạo nên sự cân bằng sáng của máy ảnh là khẩu độ, tốc độ chụp và ISO. (Riêng bài này mình chỉ nói về khẩu độ). Hôm nay hãy bắt đầu cùng mình đi vào bài đầu tiên, trước khi đọc bài này bạn nên đọc qua bài 2 bài viết viết nhập môn nhiếp ảnh của mình ở bài viết gần đây.

Khẩu độ là gì?

ATL="Các lá khẩu"

Khẩu độ là một lỗ nhỏ bên trong chiếc lens được tạo bởi các lá khẩu xếp với nhau tạo thành một chiếc lỗ có thể điều chỉnh được kích thước.

Như bạn thấy chiếc lỗ này như là một trạm kiểm soát ánh sáng đầu tiên khi ánh sáng truyền từ môi trường bên ngoài vào ống kính, và đương nhiên khi lỗ mở to (tức khẩu độ mở lớn) thì ảnh sáng đi vào nhiều hơn và ngược lại khẩu độ mở nhỏ thì ánh sáng đi vào ít hơn.

Người ta ký hiệu giá trị khẩu độ bằng giá trị f/[number], số number này càng lớn thì khẩu độ mở càng nhỏ và ngược lại number càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn. Khẩu độ ống kính ngày nay từ f/0.95 – f/22.

Một số khẩu độ mở thông dụng.

ATL="Một số khẩu độ mở thông dụng"

Một số khẩu độ tham khảo

Mình sẽ nói lại kiến một kiến thức trong bài nhập môn nhiếp ảnh của mình đó là:

Nếu khẩu mở to thì ánh sáng đi vào lens nhiều hơn và độ xóa phông của lens sẽ lớn và nếu khẩu khép lại nhỏ thì ánh sáng sẽ đi vào lens ít hơn và độ xóa phông của lens sẽ ít đồng nghĩa khoảng nét của lens sẽ nhiều hơn.

Chúng ta sẽ vận dụng đặc điểm này để áp dụng vào các trường hợp với các mục đích chụp khác nhau.

Một vấn đề nửa là người ta thường dùng khẩu độ để kiểm soát độ sâu trường ảnh, nếu bạn chưa nắm được độ sâu trường ảnh là gì thì bạn có thể xem lại ở bài viết trước của mình. Nếu nghiên cứu kỹ thì mất khá nhiều thời gian để hiểu hết về, mình sẽ có bài viết riêng về độ sâu trường ảnh.

Hãy nhớ 2 điều sau về khẩu độ:

Thứ nhất:

Giá trị number càng nhỏ >> Khẩu mở càng to >> Độ nét trường ảnh mỏng >> Hậu cảnh càng bị nhòe (xóa phông)

Như hình dưới đây

Khẩu 1.8 lens 50mm

và…

f/11 lens 50mm

Thứ hai:

Giá trị number càng lớn – khẩu mở càng bé – độ nét trường ảnh càng dày – hậu cảnh càng nét.

Như ảnh dưới đây

f/8 lens 50mm

và…

f/1.8 lens 50mm

Sử dụng giá trị khẩu độ nào trong trường hợp nào?

Bây giờ coi như chúng ta đã biết được cách kiểm soát được độ nét của trường ảnh bằng khẩu độ, chỉ cần nhớ đơn giản là khẩu mở càng to thì độ sâu trường ảnh sẽ cạn (nông hơn).

Khẩu độ cho ảnh chân dung

Với nhiếp ảnh cổ điển, người ta sẽ cố tách chủ thể ra khỏi hậu cảnh bằng cách xóa phông. Khi đó cần mở khẩu ra thật to, sao cho trường ảnh thật mỏng – trường ảnh chỉ chứa chủ thể hoặc 1 mặt cắt của chủ thể, thường là khoảng f/2.8. Lúc này khoảng nét sẽ tập trung vào chủ thể và sẽ thu hút được sự chú ý của người xem.

ATL="Chân dung xóa phông"

Trong một số trường hợp người ta cũng sẽ áp dụng khẩu độ này để chụp các sự vật thể khác đó là hoa là, hay các con vật tùy theo ý đồ của người chụp …

ATL="Trường ảnh nông với chụp các vật thể khác"

Tuy nhiên trong một số trường hợp, người ta cũng cần lấy nét cả hậu cảnh (như cảnh du lịch chẳng hạn). Người ta sẽ áp dụng cách sau đây.

Khẩu độ cho ảnh phong cảnh

Khi chọn một chiếc ống kính với mục đích chụp phong cảnh thì chúng ta thường quan tâm đến việc bức ảnh sẽ nét được bao nhiêu kể từ tiền cảnh đến hậu cảnh, chúng ta sẽ làm sao cho độ sâu trường ảnh thật dày bằng cách khép khẩu lại thật nhỏ khẩu độ thường dùng để chụp phong cảnh từ f/8 – f/11.

Lưu ý là nên khép sao cho bức ảnh vẫn đủ sáng nếu khép quá nhỏ thì bức ảnh của bạn có thể bị thiếu sáng.

Trường ảnh dày cho ảnh phong cảnh

Khẩu độ cho độ nét “trung bình” thường cho chụp ảnh đường phố

Ở hai trường hợp trên người ta sẽ cố điều chỉnh độ sâu trường ảnh thật mỏng hoặc thật dày. Với mục đích chụp ảnh sinh hoạt hoặc đường phố, người ta thường dùng khẩu độ trung bình để kể được nhiều câu chuyện hơn trong bức ảnh của mình.

Ảnh đường phố

Nhưng trung bình bao nhiêu là đủ, mình thường dùng f/5.6 nhưng không có con số cố định nào, bạn hãy thử điều chỉnh khẩu độ trong khoảng f/3.5 – f/8 và chụp thử sau đó xem lại ảnh của mình đến khi thấy vừa ý là được.

You didn’t provide any text to paraphrase. Can you please provide the necessary information in Vietnamese so that I can assist you better?

Trên cũng chỉ là những quy tắc trong một số trường hợp nhất định, tuy nhiên đừng gò bó mình trong khuôn khổ, nếu bạn có ý tưởng nào đó, đừng ngại hãy thỏa sức sáng tạo của mình.

Một số điều thú vị về khẩu độ

Cuối cùng trong phần nội dung này mình xin cung cấp cho các bạn một số thông tin thú vị liên quan đến bài viết của chúng ta ngày hôm nay:

Hiện nay một số điện thoại có thể thay đổi được khẩu độ nhưng nó thuộc phân khúc cao cấp – flaship, thường chỉ thay đổi được 1 hoặc 2 khẩu độ, để khắc phục nhược điểm này các nhà sản xuất đã có giải pháp là trang bị cho điện thoại nhiều camera để giải quyết bài toán về thay đổi khẩu độ và tiêu cự cho điện thoại do đó các bạn có thể thấy ngày nay các hãng điện thoại đua nhau lắp thêm ống kính cho chiếc điện thoại của mình.

Ngày nay thậm chí còn có những chiếc điện thoại có tới 5 – 6 ống kính (không biết tương lai còn có thể lên đến bao nhiêu nửa !). Nhưng dù gì thì sẽ còn rất, rất lâu nửa để những chiếc ống kính bé tí trên chiếc điện thoại có thể vượt mặt được những ống kính kỹ thuật số với các chức năng và những bức ảnh chụp với chất lượng vượt trội.

Điện thoại nhiều camera - nokia pureview

Điện thoại với 7 ống kính

Dù không tuyệt đối nhưng hầu hết các lens có độ mở khẩu độ càng lớn – đồng nghĩa với việc thu ánh sáng tốt hơn, thì giá tiền càng cao. Đương nhiên đây chỉ là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng của một chiếc lens chứ không phải tất cả.

Theo như mình tìm hiểu thì chiếc lens Noctilux của nhà sản xuất lens hàng đầu thế giới Leica đang là chiếc lens máy ảnh có khẩu độ mở lớn nhất thế giới với f/0.95 và đương nhiên giá của nó không hề dễ chịu một chút nào (hơn 200 triệu).

Nếu bạn cần một chiếc lens có độ mở lớn nhưng giá cả chấp nhận được thì bạn nên xem xét đến những chiếc lens fix (ống kính một tiêu cự, không zoom được). Bạn sẽ thấy được giá trị của một chiếc lens có khẩu độ lớn khi chụp đêm, đó cũng là một điểm khác biệt mà những chiếc điện thoại ngày nay không thể sánh được với máy ảnh kỹ thuật số.

Leica Noctilux f/0.95

Leica Noctilux f/0.95

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của mình về khẩu độ, một yếu tố bắt buộc phải nắm vững trong nhiếp ảnh, đây là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất để tiếp tục các yếu tố khác trong nhiếp ảnh căn bản, vì sự thay đổi khẩu độ sẽ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác trong một bức ảnh.

Nhớ hãy nắm thật kỹ yếu tố này trước khi đi vào bài viết về Shutter Speed (tốc độ chụp) của mình nhé và nếu như có câu hỏi hoặc góp ý nào về bài viết này của mình, đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây.

Phạm Khang
Phạm Khang

Chào mọi người, mình là Khang, là dân IT, sở thích của mình là Street Workout, Du lịch, và Nhiếp ảnh. Phương châm viết bài của mình là cung cấp thông tin đến với tất cả mọi người một cách dễ hiểu nhất. Hy vọng những bài viết của mình có thể giúp ích được cho mọi người !

Theo dõi
Thông báo
guest

4 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Đánh giá
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo