Thực tế, việc khởi kiện vụ án hành chính là việc mà các tổ chức, cơ quan, cá nhân tuân thủ theo quy định của luật pháp tố tụng hành chính. Yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc hành chính nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình.
Trong đó, thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính bao lâu, được quy định như thế nào là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vậy nên hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết sau đây để từ đó có được quyết định đúng đắn nhất khi khởi kiện hành chính.
Tìm hiểu thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là gì?
Theo quy định Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 và được bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi năm 2019. Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện và yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính. Mục đích nhằm bảo vệ quyền cùng lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, khi thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được quy định ra sao?
Tại Điều 116, Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định, thời hiệu khởi kiện hành chính với vụ án hành chính như sau:
– Trong vòng 1 năm từ thời điểm nhận được/biết được các quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật buộc nghỉ việc.
– 30 ngày kể từ ngày nhận quyết định giải quyết khiếu nại về việc quyết định xử lý những vấn đề cạnh tranh.
Từ lúc nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của các cơ quan lập danh sách cử tri hay kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại. Nhưng vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo kết quả giải quyết nào từ cơ quan chức năng tới trước ngày bầu cử khoảng 5 ngày.
Với trường hợp đương sự khiếu nại đúng với quy định của pháp luật tới cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết. Thì lúc đó thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính sẽ được quy định dưới đây:
– 1 năm kể từ khi nhận được/biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hay quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo.
– 1 năm từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại tính theo quy định của nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết hay không có công văn trả lời tới người khiếu nại.
Thời hiệu khiếu nại trong tố tụng hành chính kéo dài bao lâu?
Quy định tại Điều 330 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, thời hiệu khiếu nại trong tố tụng hành chính sẽ là 10 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận/biết được quyết định hành vi tố tụng cho rằng có vi phạm pháp luật. Với trường hợp có sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thể thực hiện theo quyền khiếu nại đúng thời hạn nêu trên. Vậy thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó sẽ không được tính vào thời hiệu khiếu nại.
Đối tượng nào có quyền khởi kiện vụ án hành chính?
Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định: Người có quyền khởi kiện vụ án hành chính bao gồm cá nhân, cơ quan và tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính/hành vi hành chính.
Theo đó người khởi kiện sẽ bao gồm: Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính với quyết định hành chính, hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc; quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; việc lập danh sách cử tri.
Người bị kiện sẽ là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính; quyết định giải quyết khiếu nại với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bị khởi kiện; quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Có thể thấy, thời hiệu khởi kiện vụ án án hành chính đặc biệt quan trọng. Do đó những hiểu biết cần biết về thời hiệu khởi kiện hành chính trên đây hy vọng sẽ là kiến thức hữu ích. Từ đó giúp bạn có được kinh nghiệm để áp dụng trong trường hợp xảy ra vụ tố tụng hành chính theo đúng quy định của pháp luật.