Trong hành trình cuộc sống, mỗi chúng ta không tránh khỏi những lần lơ làm mà tự gây ra những vết thương không muốn, do tai nạn, mụn,… Tùy vào mức độ vết thương mà cơ thể sẽ tự động phục hồi như thường hay để lại những vết sẹo.
Nếu bạn đang tự ti, ngại giao tiếp vì bị sẹo lồi, sẹo lõm trên mặt hoặc các vùng da dễ thấy. Đừng lo, áp dụng một số biện pháp gợi ý dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn nhanh chóng làm mờ sẹo, lấy lại sự tự tin, diện mạo đẹp hơn mà bạn có thể tham khảo.
- Sẹo là gì?
- Có những loại sẹo nào thường gặp?
- Các cách điều trị sẹo hiệu quả bạn nên áp dụng?
- Kem trị sẹo Scar Esthetique 10ml
- Kem giảm sẹo lồi Rejuvasil 10ml
- Kem trị sẹo Klirvin (25g)
- Kem trị sẹo Mederma Advanced Scar Gel 20g
- Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trị sẹo
- Làm thế nào để phòng tránh sẹo?
- Lời kết
Sẹo là gì?
Theo Wikipedia thì Sẹo là kết quả của quá trình tự chữa lành vết thương. Sau khi bị thương (do ngã, mổ, đứt tay…), da sẽ trải qua 3 giai đoạn chính bao gồm sưng viêm, tăng sinh, tái tạo. Tùy từng vết thương cũng như các đặc điểm như độ tuổi, giới tính hay gen mà các vết sẹo sẽ có độ nông sâu, hình dáng, kích cỡ khác nhau. Nhìn chung sẹo tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó gây mất thẩm mỹ.
Có những loại sẹo nào thường gặp?
Có rất nhiều loại sẹo, mỗi loại sẽ có hình dáng sẹo khác nhau, cụ thể:
1. Sẹo lồi
Đây là một trong những loại sẹo xấu xí và cũng hay thường gặp, nhất ở phụ nữ. Nguyên nhân xuất hiện sẹo lồi là do sự phát triển quá mức của tổ chức xơ sau vết thương trên da, cũng là kết quả của quá trình tăng sinh collagen khiến vùng da bị tổn thương trước đó nổi cao lên so với bề mặt da, rất mất thẩm mỹ.
Tùy vào tổn thương da lúc đầu mà kích thước sẹo lồi của mỗi người sẽ có sự khác nhau. Khi bị sẹo lồi, thời gian ban đầu mọi người hầu hết đều cảm thấy khá căng cứng, hơi đau và ngứa, lâu dần triệu chứng này sẽ khỏi.
2. Sẹo lõm
Đối lập với sẹo lồi, sẹo lõm là loại sẹo khiến vùng da bị hõm xuống, thường xảy ra sau khi bị thủy đậu hoặc mụn trứng cá. Nguyên nhân gây sẹo lõm là do collagen và sợi elastin ở cấu trúc da bị tổn thương, đứt gãy, không còn khả năng hồi phục. Sẹo lõm cũng được chia thành vài loại nhỏ hơn:
- Sẹo lõm chân đá nhọn: Là sẹo do mụn nang bọc hoặc mụn kích cỡ lớn để lại. Loại sẹo này hẹp, nhỏ và lõm sâu, cảm giác như có vật sắc nhọn nào đó đâm vào da.
- Sẹo lõm đáy vuông: Nguyên nhân gây ra do nặn mụn trứng cá sai cách. Đặc điểm của loại sẹo này là chân sẹo hình bầu dục hoặc tròn, sẹo nông và miệng sẹo khá rộng.
- Sẹo lõm hình lượn sóng: Thường xuất hiện sau do mụn cóc, mụn mủ. Loại sẹo này kích thước tương đối lớn (4 – 5mm), sẹo nhấp nhô như gợn sóng trên da khiến da lồi lõm xấu xí.
3. Sẹo co rút
Nguyên nhân gây sẹo co rút thường là do bị tai nạn hoặc bị bỏng, các vùng tổn thương da tương đối lớn. Sau khi vết thương lành, sẹo khá mỏng và gây kéo rút da, khiến người bị cảm thấy đau, từ đó khả năng vận động bị cản trở. Nếu là vận động viên hoặc người phải làm các công việc chân tay nặng nhọc thì gần như là không thể tiếp tục. Đôi khi nguy hiểm hơn, sẹo co rút ăn sâu bên trong da khiến dây thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các cách điều trị sẹo hiệu quả bạn nên áp dụng?
1. Điều trị bằng tia laser
Điều trị bằng tia laser là phương pháp trị sẹo mang đến hiệu quả cao nhất, thời gian ngắn nhất. Phương pháp này làm mờ, lành sẹo nhanh nhờ cơ chế sử dụng ánh sáng làm tiêu hao mô sẹo, kích thích sản sinh ra elastin và collagen. Hiện dạng tia laser màu vàng được sử dụng nhiều nhất, điều trị cho những vết sẹo lớn hoẵ sẹo lồi cứng đầu.
2. Phẫu thuật xóa sẹo
Phương pháp này khá tốn kém, thường chỉ áp dụng với những sẹo lớn ở mặt hay những vùng da hở nhiều người nhìn thấy. Tùy từng loại sẹo mà sau khi phẫu thuật sẹo có thể thu nhỏ hoặc mờ đi. Nhiều trường hợp bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng biện pháp cấy ghép da, có nghĩa là lấy các vùng da khác trên cơ thể (nằm ở vị trí kín như lưng…) để ghép vào các vùng da dễ thấy hn.
3. Tiêm thuốc
Đối với những ai bị sẹo lồi, sẹo lõm thì tiêm thuốc là biện pháp đáng để cân nhắc. Đối với những vết sẹo lõm thì bác sĩ sẽ tiêm collagen cùng với chất làm đầy để hồi phục da. Còn đối với vết sẹo lồi, nhô hẳn lên so với da xung quanh thì bác sĩ sẽ tiêm steroid có tác dụng làm phẳng vết sẹo. Phương pháp này có thể tiến hành độc lập hoặc kết hợp cùng với nhiều biện pháp điều trị khác để mang đến hiệu quả cao nhất.
Sử dụng kem trị sẹo nào tốt hiện nay
Đây là phương pháp dễ thực hiện, đơn giản nhưng đòi hỏi bạn cần kiên trì thoa thuốc trong vòng ít nhất 3 – 4 tháng trở lên mới cho tác dụng hiệu quả. Một số loại kem trị sẹo tốt dưới đây bạn có thể tham khảo:
Kem trị sẹo Scar Esthetique 10ml
Loại kem này xuất xứ từ Mỹ, được làm từ 23 thành phần, đặc biệt trong số đó có tới 10 chất có tác dụng chống oxy hóa cùng với silicone lỏng, 2 polypeptide, vitamin A, Coenzyme Q-10 có tác dụng cải thiện, làm mờ sẹo. Sản phẩm dùng để trị các vết sẹo do phẫu thuật, sẹo do ngã, bỏng, tai nạn… Những sẹo dưới 6 tháng khi sử dụng Scar Esthetique sẽ mang lại hiệu quả liền sẹo nhanh, chỉ sau 2 – 3 tháng sử dụng sản phẩm, hạn chế được tính trạng ngứa khi da non mọc lên.
Kem giảm sẹo lồi Rejuvasil 10ml
Rejuvasil cũng là một trong những dòng kem trị sẹo được nhiều người dùng đánh giá cao. Sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ, với các thành phần chính bao gồm: Vitamin A, Squalane, Emu Oil, Dimethicone Crosspolymer. Tác dụng của kem này đó là trị sẹo lâu năm, sẹo lồi, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da, làm mờ sẹo, giúp bạn tự tin hơn với hình thể của mình.
Kem trị sẹo Klirvin (25g)
Kem trị sẹo Kjinpbnh xuất xứ từ Nga, thành phần tạo nên kem này bao gồm: vitamin A, B, E, dầu hạnh nhân, sáp ong, nghệ, glycerin, lanolin… Ưu điểm của loại kem này là giá thành tương đối rẻ, dao động từ 100 – 150 nghìn đồng, phù hợp với hầu hết túi tiền của người Việt. Sử dụng kem có tác dụng sung nhiều dưỡng chất cho da, làm lạnh, tái tạo da hiệu quả, giúp liền sẹo nhanh, xóa bỏ sẹo thâm.
Kem trị sẹo Mederma Advanced Scar Gel 20g
Loại kem trị sẹo này có nguồn gốc từ Đức, được chiết xuất từ các thành phần như Xanthan gum, PEG 200, Nước ép Aloe Barbadensis, Lecithin, Sodium Hyaluronate… Thường xuyên thoa kem này lên các vết sẹo có tác dụng giúp vết sẹo mềm hơn, làm bong tróc các tế bào chết trên sẹo, mau lành và mờ sẹo hiệu quả. Giá thành loại kem trị sẹo này dao động khoảng 400 – 500 nghìn đồng/ tuýp.
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trị sẹo
Thay vì sử dụng thuốc, các biện pháp phẫu thuật tốn kém thì cũng có một vài cách đơn giản hơn để trị sẹo, đó là sử dụng các nguyên liệu tự nhiên. Gần như phương pháp này chỉ dùng để áp dụng với những sẹo nhỏ và nông, sẹo do mụn hoặc ngã, đứt tay để lại. Dưới đây là một số nguyên liệu trị sẹo hữu hiệu bạn có thể tham khảo:
1. Nghệ tươi
Đây là nguyên liệu trị sẹo, làm mờ vết sẹo gần như ai cũng biết. Trong nghệ có chứa thành phần curcumin có tác dụng làm mờ thâm và vết sẹo trên da tốt, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da mới.
Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị 1 củ nghệ tươi nhỏ, bóc vỏ, xay nhuyễn hoặc giã thật nhỏ. Lấy khăn mỏng lọc bỏ phần bã, lấy nước nghệ tươi. Lấy tăm bông chấm nước nghệ tươi rồi chấm đều lên vác vết sẹo, để tầm 20 – 30 phút rồi rửa đi bằng nước sạch. Cách này áp dụng với các vết thương mới hình thành. Khi sử dụng nghệ tươi thoa lên sẹo, tránh để vết sẹo tiếp xúc ánh nắng mặt trời, sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
2. Dầu dừa
Nếu mới bị thương hoặc bị thương chưa lâu thì bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa để làm mờ vết sẹo. Trong dầu dừa có chứa những chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng da cũng như bị sẹo sau chấn thương. Axit béo trong dầu dừa có tác dụng làm nhanh lành vết thương, làm mờ sẹo lồi, lõm.
Cách làm: Lau vùng da bị tổn thương, có sẹo bằng nước ấm thật sạch, sau đó lấy 1 lượng dầu dừa nhỏ thoa lên vết sẹo và vùng da lân cận, massage trong 5 – 10 phút để tinh chất dầu dừa thẩm thấu sâu bên trong da, ngày thực hiện 1 – 2 lần.
3. Mật ong
Có thể bạn không biết, mật ong cũng là một nguyên liệu có tác dụng làm lành vết sẹo, hỗ trợ làm mờ sẹo giảm thâm nhanh. Ở trong mật ong có nhiều thành phần như vitamin, khoáng chất, chất oxy hóa…
Cách làm: Bạn làm sạch vùng da bị thương, có vết sẹo, tiếp đến thoa ít mật ong nguyên chất lên vết sẹo, massage 5 – 10 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Lưu ý: Mật ong có tính nóng nên bạn chỉ nên áp dụng 2 ngày/lần, không nên sử dụng thường xuyên.
Ngoài những nguyên liệu trên thì còn rất nhiều nguyên liệu khác giúp làm mờ sẹo, thâm tại nhà đơn giản dễ thực hiện như nha đam, chanh, giấm táo, gừng, trà xanh… Biện pháp này cũng phải thực hiện trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả tốt nên bạn cấn cố gắng kiên trì áp dụng.
Làm thế nào để phòng tránh sẹo?
Đương nhiên trong cuộc sống những va chạm nhưthể xuất hiện các vết thương hở là điều khó tránh khỏi. Vết thương này nếu không được xử lý đúng cách thì rất dễ để lại vết sẹo xấu xí, đặc biệt trong trường hợp chúng xuất hiện ở mặt. Để phòng ngừa sẹo, hoặc chí ít hạn chế tối đa mức độ nặng của sẹo thì bạn cần chú ý:
Vùng da bị tổn thương, bạn nên rửa sạch, lấy khăn khô lau xung quanh, dùng oxy già để sát khuẩn, tránh nhiễm trùng.
Tiếp đến băng kín vết thương lại, việc này sẽ giúp các vi khuẩn, bụi bẩn không xâm nhập vào bên trong vết thương.
Trong quá trình lành vết thương, vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện lớp vảy nâu. Lớp vảy này khiến chúng ta cảm thấy rất ngứa và hay có hành động gãi, bóc. Bạn nên tránh điều này, vì làm như vậy vết thương sẽ lâu lành, hơn nữa nó cũng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập.
Ngay khi lớp da non hình thành, lớp vảy tự bong ra thì bạn nên sử dụng kem trị sẹo luôn. Sử dụng càng sớm càng tốt, hiệu quả trị sẹo sẽ nhanh hơn so với bạn để quá lâu.
Lời kết
Sẹo ảnh hưởng xấu tới ngoại hình và tâm lý của chúng ta, bởi vậy ngay từ khi mới xuất hiện vết thương, bạn nên có ý thức áp dụng ngay các biện pháp trị sẹo bài viết gợi ý trên đây để có làn da mịn màng, khỏe mạnh, không có sẹo thâm.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về sẹo là gì cũng như những giải pháp có thể giúp trị sẹo hiệu quả từ các phương pháp khác nhau. Tuy nhiều trường hợp mà bạn chọn một cách phù hợp và cũng đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng bạn nhé! Nếu như có câu hỏi hoặc góp ý nào khác liên quan đến bài viết thì đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây.