Mua máy trợ giảng nào tốt nhất giữa Takstar, Unizone, Shidu

5/5 - (3 bình chọn)

Sự tiến bộ trong công nghệ đã đem đến nhiều thiết bị tiên tiến hỗ trợ việc giảng dạy ở các trường học. Trong số đó, máy trợ giảng là dụng cụ chuyên dụng được sử dụng rộng rãi nhờ các tính năng hiệu quả trong nhiều hoàn cảnh. Bài viết sau sẽ đề xuất 5 mẫu máy trợ giảng hàng đầu hiện nay để các giáo viên hoặc những người hướng dẫn viên du lịch có thể tham khảo và lựa chọn một sản phẩm thích hợp.

Mua loa bluetooth di động nào tốt nhất giữa Anker, JPL, Sony
Mua loa bluetooth di động nào tốt nhất giữa Anker, JPL, Sony
Top sản phẩm bán chạy nhất

Tìm hiểu về máy trợ giảng

Máy trợ giảng là một thiết bị thường được sử dụng bởi các giao viên hoặc các hướng dẫn viên du lịch sử dụng để khuếch đại giọng nói của mình được lớn hơn từ đó giúp người nghe dễ dàng tiếp nhận được thông tin chuẩn, rõ ràng từ người nối.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thiết bị cùng với đó là sự đa dạng về mẫu mã, gọn nhẹ nên đã dần có thể thay thể được các máy cồng kềnh và “rối răm” ở thời gian trước kia.

Cấu tạo của máy trợ giảng

Máy trợ giảng được biết tới một công cụ hỗ trợ giọng nói hàng đầu với khả năng khuếch tán âm thanh. Cấu tạo của một bộ máy trợ giảng gồm 3 bộ phận chính là micro, bộ thu phát sóng và loa khuếch đại.

Quá trình truyền phát bắt đầu từ việc thu âm từ đầu micro, thông tin sẽ được xử lý và truyền tải đến loa. Âm thanh phát ra từ loa sẽ to hơn gấp nhiều lần, tạo âm vang lớn, phù hợp để sử dụng trong không gian lớp học, giảng đường.

may tro giang nao tot

Các loại máy trợ giảng thông dụng.

Máy trợ giảng được chia thành hai loại chính bao gồm: Máy có dâyMáy không dây.

  • Dòng máy có dây thiết kế dây micro được cài qua đầu của người đeo, một đầu dây nối với máy thông qua bộ phận kết nối để thực hiện thu và phát sóng. Máy có dây rất tiện lợi khi mang theo bên mình.
  • Dòng máy không dây không sử dụng dây nối mà kết nối với loa thông qua tần số FM hoặc công nghệ bắt sóng Wireless hiện đại. So với máy có dây, máy không dây có khả năng bắt được tần số micro xa hơn.

Ưu và nhược điểm nổi bật của máy trợ giảng

Ưu điểm:

  • Hầu hết các thiết bị trợ giảng hiện nay đều có thiết kế kiểu dáng cực kỳ nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ tương tự như một chiếc điện thoại di động, tiện lợi khi mang theo và sử dụng. Với vật liệu vỏ vô cùng bền bỉ, máy trợ giảng có độ bền cực cao, tuổi thọ lâu dài.
  • Thiết bị trợ giảng có khả năng hỗ trợ âm thanh tốt, phù hợp cho những người có thanh âm thấp, giọng nhỏ. Tiêu chí này thích hợp để các giáo viên, giảng viên hiện nay tin tưởng lựa chọn sản phẩm. Máy có pin sạc tiện lợi, chỉ với 1 lần sạc, bạn có thể dùng nhiều lần mà không lo hết pin đột ngột.
  • Hiện nay, giá thành của các sản phẩm này trên thị trường tương đối phải chăng, trung bình chỉ từ vài trăm nghìn đồng cho tới vài triệu đồng, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho các dòng sản phẩm khác nhau.

Nhược điểm:

  • Mặc dù vậy, do hiện đang có rất nhiều mẫu mã và thương hiệu khác nhau nên đôi khi người mua sẽ gặp chút khó khăn khi tìm mua sản phẩm này.

Những mẫu máy trợ giảng chất lượng tốt nhất hiện nay

Máy Trợ Giảng Có Dây Bluetooth Takstar E128

may tro giang nao tot

Máy trợ giảng có dây Takstar

Nhắc tới các dòng máy trợ giảng có dây hiện đại thì mẫu máy của Takstar chính là lựa chọn tốt nhất dành cho công tác giảng dạy tại trường học. Vỏ máy được sản xuất từ vật liệu nhựa ABS cao cấp, đảm bảo chống nước, chống bụi tốt. Không chỉ có kích thước nhỏ, dây đeo hông thuận tiện mà máy còn sở hữu tính năng khuếch đại tuyệt vời.

Công suất của loa Takstar lên đến 12w, trở kháng khoảng 0hm, mang tới chất lượng âm thanh rõ ràng, hấp dẫn người nghe, phù hợp với không gian giảng đường rộng.

Thời lượng pin của máy lớn, có khả năng sạc nhanh chỉ trong 4 giờ. Máy trợ giảng Takstar có thể tích hợp thêm thẻ nhớ TF với bộ lưu trữ 64GB cùng nhiều định dạng âm thanh đa dạng. Giá của sản phẩm hiện đang dao động khoảng 550.000 đồng.

Máy trợ giảng có dây Camac Unizone UZ-9088

may tro giang nao tot

Máy trợ giảng có dây Unizone

Thương hiệu Hàn Quốc Unizone với sản phẩm máy trợ giảng có dây là một lựa chọn hấp dẫn đối với công tác giảng dạy. Sản phẩm được nâng cấp với kiểu dáng mới lạ, nhỏ gọn cùng ưu điểm về công suất loa cao hơn gấp đôi đạt 20w.

Micro rời cầm tay mang lại hiệu quả sử dụng cao, bộ điều khiển cũng được thiết kế chuyên sâu nhằm đảm bảo tính năng vận hành tốt hơn. Máy có phạm vi thu phát âm thanh lên đến 17kHz.

Pin của máy có thể dùng liên tiếp trong khoảng 20 giờ mà vẫn rõ ràng, không xuất hiện các âm thanh nhiễu sóng. Ngoài các phụ kiện đi kèm, máy cũng có thể kết nối cùng các loại USB khác. Hiện nay, mức giá trung bình của sản phẩm máy trợ giảng của Unizone chỉ khoảng 500.000 đồng trở lên.

Máy Trợ Giảng Có Dây Shidu SD-S358

may tro giang nao tot

Máy trợ giảng có dây Shidu SD

Shidu là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Đài Loan chuyên sản xuất các thiết bị loa trợ giảng hiện đại. Thiết bị trợ giảng Shidu có kiểu dáng vô cùng nhỏ gọn, micro đeo tai tiện lợi và sang trọng.

Với công nghệ sản xuất và kết nối hoàn toàn mới, bộ phận truyền phát âm thanh có đường truyền cực nhanh và chuẩn xác. Chất lượng âm thanh truyền đi từ loa Shidu luôn đảm bảo rõ nét, trung thực, các tạp âm được lọc một cách hiệu quả nhất.

Công suất loa Shidu trung bình 5w, đảm bảo phát vi khuếch đại rộng lên đến 60m2. Dung lượng pin lớn 1000mAh cho máy hoạt động bền bỉ. Ngoài ra, thiết bị cũng có thể dễ dàng kết nối với thẻ nhớ SD, cổng USB và có kèm jack cắm tai nghe. Với mức giá chỉ từ 450.000 đồng, bạn có thể trang bị máy trợ giảng có dây Shidu với chất lượng tốt nhất.

Ngoài dòng máy có dây, Shidu còn nghiên cứu và phát triển dòng máy trợ giảng không dây cao cấp với kiểu dáng loa tinh tế và chất liệu vỏ chắc chắn. Bộ phận xử lý âm thanh và truyền phát có khả năng lọc tạp âm vô cùng hiệu quả, cho âm thanh to và chuẩn xác nhất.

Bộ loa không dây đạt công suất khoảng 10w, pin sạc có thể dùng liền trong khoảng 15 giờ. Ngoài cổng cắm USB, máy trợ giảng còn dùng được thẻ nhớ lên đến 64GB. Đặc biệt, máy có trang bị thêm màn hình hiển thị thông số và đèn led tiện lợi. Như vậy, giá thành của loa không dây sẽ khoảng từ 900.000 đồng trở lên.

Máy trợ giảng không dây MeGa A1 UHF 2019

may tro giang nao tot

Máy trợ giảng không dây Mega

Mega là dòng máy trợ giảng đang nhận được sự tín nhiệm của đông đảo các giáo viên hiện nay. Với trọng lượng cực nhẹ, bạn có thể dễ dàng gài micro trên cổ áo hoặc đeo trên tai để sử dụng mọi lúc mọi nơi.

Âm thanh phát ra từ máy Mega hoàn toàn không có hiện tượng méo tiếng hay nhiễu tiếng, loa cũng hạn chế được tiếng rít và tiếng vang gây ồn áo, nhức đầu. Khoảng cách bắt sóng xa nhất của máy lên đến 30m.

Công suất của máy trợ giảng Mega không dây là 15w, pin sạc cũng dùng được từ 12 đến 15 giờ. Máy dùng sóng Bluetooth để thực hiện truyền phát âm thanh, ngoài ra, người dùng cũng có thể kết nối với USB và thẻ nhớ. Với mức giá từ 1.200.000, bạn có thể sở hữu một thiết bị trợ giảng Mega chất lượng hoàn hảo.

Câu hỏi thường gặp khi mua và sử dụng máy trợ giảng

1. Có mấy loại micro được dùng cho máy trợ giảng?

Máy trợ giảng có 3 loại micro chính là micro cầm tay, micro cài áo và kiểu micro cài vòng qua đầu. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn loại micro đi kèm phù hợp với bộ thu phát âm thanh.

2. Làm thế nào để kết nối loa với micro của bộ máy trợ giảng không dây?

Có rất nhiều cách thức khác nhau để kết nối loa với micro và thực hiện quá trình thu phát âm thanh, dựa vào cấu tạo từng loại máy, người dùng có thể sử dụng tần số FM, sóng wireless, bluetooth hoặc công nghệ UHF mới.

3. Khi sạc pin cho máy trợ giảng cần lưu ý những gì?

Trung bình thời gian sạc pin cho máy trợ giảng khoảng từ 4 đến 6 tiếng, trong đó, người dùng không nên vừa sạc vừa chạy, máy nên dùng đến khi pin yếu mới cắm thẻ sạc để tránh làm chai và nhanh hỏng pin.

4. Tại sao trong quá trình sử dụng đôi khi máy trợ giảng phát ra âm thanh rít lên?

Nguyên nhân có thể là do khoảng cách giữa micro và loa phát âm thanh, bạn có thể điều chỉnh bằng cách di chuyển loa ra xa hoặc giảm âm lượng.

5. Máy trợ giảng có thể sử dụng cho cả tập tin âm thanh từ USB và thẻ nhớ được không?

Máy trợ giảng có các khe cắm khác nhau, người dùng cần kiểm tra định dạng file trong thẻ nhớ trước khi cắm và lưu ý cắm các đầu USB và thẻ nhớ vào đúng khe trên máy.

6. Nguyên nhân nào làm cho máy trợ giảng không phát ra âm thanh?

Nguyên nhân chính có thể là do thiết bị không bắt được tín hiệu từ micro hoặc là micro chưa được cắm đúng vào vị trí cổng nối trên máy.

Lời kết

Các thiết bị máy trợ giảng đang ngày càng đa dạng với nhiều dòng sản phẩm, người dùng nên đặt ra các tiêu chí cụ thể về kiểu dáng, tính năng, phạm vi sử dụng loa, tuổi thọ của pin cũng như giá thành tương ứng để lựa chọn được các sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm được một sản phẩm máy trợ giảng phù hợp với nhu cầu sử dụng cho công việc hiện tại. Nếu như có thắc mắc hoặc góp ý nào khác liên quan đến bài viết, đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây.

Dương Nhung
Dương Nhung

Xin chào các bạn, mình là Nhung! Bạn bè thân thiết thường gọi mình là Nhun Nhun. Sở thích của mình là đọc sách và du lịch, khám phá kiến thức bổ ích, những miền đất mới thông qua các trang sách và trải nghiệm thực tế trên từng chuyến đi. Tốt nghiệp Học viện Báo Chí, đến nay mình đã có gần 3 năm theo nghề viết lách. Đối với mình điều quan trọng nhất đối với nghề content đó là sự trung thực, cung cấp thông tin chính xác nhất đến người đọc để giúp ích cho mọi người, cho xã hội. Cũng chính vì lẽ đó, tất cả những bài viết của mình đều tuân theo nguyên tắc lấy thông tin từ những nguồn uy tín, những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, hoặc từ chính những trải nghiệm từ bản thân. Mình hy vọng qua những bài viết mình dành nhiều tâm sức, các bạn sẽ có thêm nhiều tri thức, hiểu biết về các vấn đề đang vướng mắc, cần được giải đáp. Hãy luôn ủng hộ các bài viết của mình để mình có thể động lực tiếp tục sáng tạo ra các bài viết chất lượng tốt hơn trong tương lai nhé!

Theo dõi
Thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Thủ thuật máy tính - Tin học dành cho bạn
Logo